Trắc nghiệm Bài 19. Hoạt động của tim - Sinh 11Đề bài
Câu 1 :
Tính tự động của tim
Câu 2 :
Tính tự động của tim là do khả năng điều khiển tự động của:
Câu 3 :
Hệ dẫn truyền tim gồm:
Câu 4 :
Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào?
Câu 5 :
Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” có nghĩa là:
Câu 6 :
Ý nào không phải là sai khác về hoạt động của cơ tim so với hoạt động của cơ vân?
Câu 7 :
Nhịp tim trung bình khoảng:
Câu 8 :
Nhịp tim sẽ tăng lên trong trường hợp nào sau đây ?
Câu 9 :
Ở người trưởng thành, mỗi chu kỳ tim kéo dài khoảng
Câu 10 :
Ở người, mỗi chu kỳ hoạt động của tim bao gồm:
Câu 11 :
Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng là do:
Câu 12 :
Loại mạch máu nào dưới đây có chức năng nuôi dưỡng tim ?
Câu 13 :
Tim chịu sự điều khiển của trung ương giao cảm và đối giao cảm như thế nào?
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Tính tự động của tim
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Tính tự động của tim là khả năng co giãn tự động theo chu kì của tim.
Câu 2 :
Tính tự động của tim là do khả năng điều khiển tự động của:
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Tim có khả năng co giãn tự động là do hoạt động tự động của hệ dẫn truyền tim.
Câu 3 :
Hệ dẫn truyền tim gồm:
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Hệ dẫn truyền tim gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin.
Câu 4 :
Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Hoạt động của hệ dẫn truyền tim: Nút xoang nhĩ tự phát xung điện → Lan ra khắp cơ tâm nhĩ → Tâm nhĩ co → Lan truyền đến nút nhĩ thất → Bó His → Mạng lưới Puockin → Lan khắp cơ tâm thất → Tâm thất co
Câu 5 :
Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” có nghĩa là:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Cơ tim hoạt động theo kiểu: hoặc không có bóp hoặc co bóp tối đa. Lời giải chi tiết :
Tim hoạt động theo quy loạt "tất cả hoặc không có gì": khi kích thích ở cường dộ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim đáp ứng = co tối đa và nếu kích thích ở cường độ trên ngưỡng cũng không làm cơ tim co mạnh hơn nữa.
Câu 6 :
Ý nào không phải là sai khác về hoạt động của cơ tim so với hoạt động của cơ vân?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Cơ vân hoạt động theo ý thức, cơ tim hoạt động theo chu kỳ. Lời giải chi tiết :
Cả hoạt động của cơ tim và cơ vân đều cần đến năng lượng
Câu 7 :
Nhịp tim trung bình khoảng:
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Nhịp tim trung bình là: 60-100 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 120 →160 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.
Câu 8 :
Nhịp tim sẽ tăng lên trong trường hợp nào sau đây ?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Tất cả các trường hợp ở A, B, C đều có thể làm nhịp tim tăng lên
Câu 9 :
Ở người trưởng thành, mỗi chu kỳ tim kéo dài khoảng
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Mỗi chu kỳ tim ở người dài 0,8s trong đó tâm nhĩ co: 0,1s; tâm thất co : 0,3s; pha giãn chung: 0,4s
Câu 10 :
Ở người, mỗi chu kỳ hoạt động của tim bao gồm:
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Mỗi chu kỳ hoạt động của tim bao gồm 3 pha: tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây
Câu 11 :
Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng là do:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Trong điều kiện được nuôi dưỡng đầy đủ, tim có khả năng tự co dãn theo chu kỳ Lời giải chi tiết :
Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng là do: khi tim được nuôi dưỡng đầy đủ: được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxy và nhiệt độ thích hợp, nó có khả năng tự động vận hành nhờ cơ chế tự phát nhịp của mình
Câu 12 :
Loại mạch máu nào dưới đây có chức năng nuôi dưỡng tim ?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Tim được nuôi dưỡng bởi một động mạch riêng, độc lập, không có sự tiếp nối các bộ phận hay cơ quan khác trong cơ thể. Lời giải chi tiết :
Động mạch vành mang máu đi nuôi tim
Câu 13 :
Tim chịu sự điều khiển của trung ương giao cảm và đối giao cảm như thế nào?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Giao cảm và phó giao cảm có tác dụng đối lập Lời giải chi tiết :
Dây giao cảm có tác dụng làm tăng nhịp và tăng sức co tim. Dây đối giao cảm làm giảm nhịp và sức co tim.
|