Trắc nghiệm Bài 18. Tuần hoàn máu - Sinh 11

Đề bài

Câu 1 :

Hệ tuần hoàn bao gồm

  • A

    Tim     

  • B

    Hệ thống mạch máu

  • C

    Dịch tuần hoàn

  • D

    Cả ba ý trên

Câu 2 :

Hệ tuần hoàn có chức năng

  • A

    Vận chuyển các chất vào cơ thể

  • B

    Vận chuyển các chất từ ra khỏi cơ thể

  • C

    Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể     

  • D

    Dẫn máu từ tim đến các mao mạch

Câu 3 :

Nhóm động vật nào chưa có hệ tuần hoàn?

  • A

    Chim  

  • B

    Động vật đa bào cơ thể nhỏ dẹp

  • C

    Động vật đơn bào

  • D

    Cả B và C

Câu 4 :

Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm

  • A

    Máu chảy hoàn toàn trong hệ mạch     

  • B

    Tim có nhiều ngăn

  • C

    Máu có một đoạn chảy ra khỏi hệ mạch đi vào xoang cơ thể

  • D

    Có hai vòng tuần hoàn lớn và nhỏ

Câu 5 :

Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn có:

  • A

    Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch, và về tim)

  • B

    Tốc độ máu chảy chậm, máu không đi được xa.

  • C

    Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp.

  • D

    Máu đến các cơ quan chậm.

Câu 6 :

Đường đi của hệ tuần hoàn hở diễn ra như thế nào?

  • A

    Tim → Động mạch → Khoang máu → trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô – máu → Tĩnh mạch → Tim.

  • B

    Tim → Động mạch → Trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô – máu → Khoang máu → Tĩnh mạch → Tim.

  • C

    Tim → Động mạch → Hỗn hợp dịch mô – máu → Khoang máu → Trao đổi chất với tế bào → Tĩnh mạch → Tim.

  • D

    Tim → Động mạch → Khoang máu → Hỗn hợp dịch mô – máu → Tĩnh mạch →Tim.

Câu 7 :

Diễn biến của hệ tuần hoàn kín diễn ra như thế nào?

  • A

    Tim -> Động Mạch ->Tĩnh mạch -> Mao mạch -> Tim.

  • B

    Tim -> Động Mạch -> Mao mạch -> Tĩnh mạch -> Tim.

  • C

    Tim -> Mao mạch ->Động Mạch -> Tĩnh mạch -> Tim.

  • D

    Tim ->Tĩnh mạch -> Mao mạch -> Động Mạch -> Tim.

Câu 8 :

Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?

  • A

    Máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn, tốc độ máu chảy cao

  • B

    Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

  • C

    Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh

  • D

    Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.

Câu 9 :

Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín như thế nào?

  • A

    Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.

  • B

    Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

  • C

    Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.

  • D

    Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.

Câu 10 :

Hệ tuần hoàn hở có ở động vật nào?

  • A

    Đa số động vật thân mềm và chân khớp.

  • B

    Các loài cá sụn và cá xương.

  • C

    Động vật đa bào cơ thể nhỏ và dẹp.

  • D

    Động vật đơn bào.

Câu 11 :

Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở chỉ thực hiện chức năng nào?

  • A

    Vận chuyển dinh dưỡng.

  • B

    Vận chuyển các sản phẩm bài tiết.

  • C

    Tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp.

  • D

    Vận chuyển dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết.

Câu 12 :

Hệ tuần hoàn kín có ở động vật nào?

  • A

    Chỉ có ở động vật có xương sống.

  • B

    Mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.

  • C

    Chỉ có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp.

  • D

    Chỉ có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu

Câu 13 :

Mao mạch không xuất hiện ở :

  • A

    Hệ tuần hoàn hở

  • B

    Hệ tuần hoàn kép

  • C

    Hệ tuần hoàn đơn

  • D

    Hệ tuần hoàn kín

Câu 14 :

Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?

  • A

    Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng.

  • B

    Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.

  • C

    Máu đến các cơ quan nhanh nên Đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.

  • D

    Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.

Câu 15 :

Vì sao ở lưỡng cư và bò sát (trừ cá sấu) có sự pha máu?

  • A

    Vì chúng là động vật biến nhiệt.

  • B

    Vì không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất.

  • C

    Vì tim chỉ có 2 ngăn.

  • D

    Vì tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn.

Câu 16 :

Hệ tuần hoàn kép có ở động vật nào?

  • A

    Chỉ có ở cá, lưỡng cư và bò sát.

  • B

    Chỉ có ở lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

  • C

    Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu.

  • D

    Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu và cá.

Câu 17 :

Hệ tuần hoàn kín đơn có ở những động vật nào?

  • A

    Chỉ có ở mực ống, bạch tuột, giun đốt, chân đầu và cá.

  • B

    Chỉ có ở cá, lưỡng cư và bò sát.        

  • C

    Chỉ có ở cá, lưỡng cư.

  • D

    Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu.

Câu 18 :

Diễn biến của vòng tuần hoàn nhỏ diễn ra theo thứ tự nào?

  • A

    Tim -> Tĩnh mạch giàu CO2 -> Mao mạch -> Động mạch giàu O2 ->Tim.

  • B

    Tim -> Động mạch giàu CO2 -> Mao mạch -> Tĩnh mạch giàu O2 -> Tim.

  • C

    Tim -> Tĩnh mạch ít O2 -> Mao mạch -> Động mạch giàu CO2 -> Tim.

  • D

    Tim -> Động mạch giàu O2 -> Mao mạch -> Tĩnh mạch có ít  CO2 -> Tim

Câu 19 :

Diễn biến của hệ tuần hoàn đơn ở cá diễn ra theo trật tự nào?

  • A

    Tâm thất -> Động mạch mang ->Mao mạch mang -> Động mạch lưng -> mao mạch các cơ quan -> Tĩnh mạch -> Tâm nhĩ.

  • B

    Tâm nhĩ -> Động mạch mang -> Mao mạch mang -> Động mạch lưng -> mao mạch các cơ quan -> Tĩnh mạch ->Tâm thất.

  • C

    Tâm thất -> Động mạch lưng -> Động mạch mang -> Mao mạch mang -> Mao mạch các cơ quan -> Tĩnh mạch -> Tâm nhĩ.

  • D

    Tâm thất -> Động mạch mang ->Mao mạch các cơ quan-> Động mạch lưng -> Mao mạch mang ->Tĩnh mạch -> Tâm nhĩ.

Câu 20 :

Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kép so với tuần hoàn đơn?

  • A

    Máu đến các cơ quan nhanh nên dáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.

  • B

    Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng

  • C

    Máu giàu O2 được tim bơm đi tạo áp lực đẩy máu đi rất lớn.

  • D

    Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa hơn.

Câu 21 :

Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín?

  • A
    Cá rô.
  • B
    Dế mèn.
  • C
    Gián.
  • D
    Ốc sên.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hệ tuần hoàn bao gồm

  • A

    Tim     

  • B

    Hệ thống mạch máu

  • C

    Dịch tuần hoàn

  • D

    Cả ba ý trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hệ tuần hoàn bào gồm: Dịch tuần hoàn, Tim và hệ thống mạch máu

Câu 2 :

Hệ tuần hoàn có chức năng

  • A

    Vận chuyển các chất vào cơ thể

  • B

    Vận chuyển các chất từ ra khỏi cơ thể

  • C

    Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể     

  • D

    Dẫn máu từ tim đến các mao mạch

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.

Câu 3 :

Nhóm động vật nào chưa có hệ tuần hoàn?

  • A

    Chim  

  • B

    Động vật đa bào cơ thể nhỏ dẹp

  • C

    Động vật đơn bào

  • D

    Cả B và C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Động vật đa bào có cơ thể nhỏ dẹp và động vật đơn bào không có hệ tuần hoàn và các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể.

Câu 4 :

Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm

  • A

    Máu chảy hoàn toàn trong hệ mạch     

  • B

    Tim có nhiều ngăn

  • C

    Máu có một đoạn chảy ra khỏi hệ mạch đi vào xoang cơ thể

  • D

    Có hai vòng tuần hoàn lớn và nhỏ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hệ tuần hoàn hở: Máu có một đoạn chảy ra khỏi hệ mạch đi vào xoang cơ thể

Câu 5 :

Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn có:

  • A

    Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch, và về tim)

  • B

    Tốc độ máu chảy chậm, máu không đi được xa.

  • C

    Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp.

  • D

    Máu đến các cơ quan chậm.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hệ tuần hoàn kín: Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch, và về tim)

Câu 6 :

Đường đi của hệ tuần hoàn hở diễn ra như thế nào?

  • A

    Tim → Động mạch → Khoang máu → trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô – máu → Tĩnh mạch → Tim.

  • B

    Tim → Động mạch → Trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô – máu → Khoang máu → Tĩnh mạch → Tim.

  • C

    Tim → Động mạch → Hỗn hợp dịch mô – máu → Khoang máu → Trao đổi chất với tế bào → Tĩnh mạch → Tim.

  • D

    Tim → Động mạch → Khoang máu → Hỗn hợp dịch mô – máu → Tĩnh mạch →Tim.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hệ tuần hoàn hở: Tim → Động mạch → Khoang máu → Hỗn hợp dịch mô – máu → Tĩnh mạch → Tim.

Trao đổi chất với tế bào thì không được xét là đường đi của máu.

Câu 7 :

Diễn biến của hệ tuần hoàn kín diễn ra như thế nào?

  • A

    Tim -> Động Mạch ->Tĩnh mạch -> Mao mạch -> Tim.

  • B

    Tim -> Động Mạch -> Mao mạch -> Tĩnh mạch -> Tim.

  • C

    Tim -> Mao mạch ->Động Mạch -> Tĩnh mạch -> Tim.

  • D

    Tim ->Tĩnh mạch -> Mao mạch -> Động Mạch -> Tim.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hệ tuần hoàn kín: Tim → Động Mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch → Tim

Câu 8 :

Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?

  • A

    Máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn, tốc độ máu chảy cao

  • B

    Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

  • C

    Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh

  • D

    Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hệ tuần hoàn hở: Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm

Câu 9 :

Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín như thế nào?

  • A

    Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.

  • B

    Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

  • C

    Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.

  • D

    Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hệ tuần hoàn kín: Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh

Câu 10 :

Hệ tuần hoàn hở có ở động vật nào?

  • A

    Đa số động vật thân mềm và chân khớp.

  • B

    Các loài cá sụn và cá xương.

  • C

    Động vật đa bào cơ thể nhỏ và dẹp.

  • D

    Động vật đơn bào.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hệ tuần hoàn hở có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp

Câu 11 :

Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở chỉ thực hiện chức năng nào?

  • A

    Vận chuyển dinh dưỡng.

  • B

    Vận chuyển các sản phẩm bài tiết.

  • C

    Tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp.

  • D

    Vận chuyển dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hệ tuần hoàn hở chỉ vận chuyển dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết

Câu 12 :

Hệ tuần hoàn kín có ở động vật nào?

  • A

    Chỉ có ở động vật có xương sống.

  • B

    Mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.

  • C

    Chỉ có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp.

  • D

    Chỉ có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hệ tuần hoàn kín có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống

Câu 13 :

Mao mạch không xuất hiện ở :

  • A

    Hệ tuần hoàn hở

  • B

    Hệ tuần hoàn kép

  • C

    Hệ tuần hoàn đơn

  • D

    Hệ tuần hoàn kín

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Mao mạch là các mạch máu nhỏ nhất của một cơ thể, đó là nơi xảy ra sự trao đổi nước, O2, CO2, chất dinh dưỡng và các chất thải giữa máu và các mô xung quanh chúng.

Lời giải chi tiết :

Mao mạch không xuất hiện ở hệ tuần hoàn hở, sự trao đổi khí và các chất ở hệ tuần toàn hở là trao đổi trực tiếp giữa máu và dịch mô.

Câu 14 :

Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?

  • A

    Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng.

  • B

    Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.

  • C

    Máu đến các cơ quan nhanh nên Đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.

  • D

    Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

B, C, D đều là ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở

Câu 15 :

Vì sao ở lưỡng cư và bò sát (trừ cá sấu) có sự pha máu?

  • A

    Vì chúng là động vật biến nhiệt.

  • B

    Vì không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất.

  • C

    Vì tim chỉ có 2 ngăn.

  • D

    Vì tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Máu pha là do sự pha trộn giữa máu giàu ôxy và máu nghèo ôxy

Lời giải chi tiết :

Vì tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn, do vậy máu vẫn bị pha giữa máu nghèo oxi và máu giàu oxi.

Riêng ở cá sấu, mặc dù tim cá sấu là tim 4 ngăn hoàn chỉnh nhưng máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha (pha ít hơn) do chúng có ống panitza nối giữa hai cung chủ động mạch trước khi hai cung này chập làm một nên máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha.

Câu 16 :

Hệ tuần hoàn kép có ở động vật nào?

  • A

    Chỉ có ở cá, lưỡng cư và bò sát.

  • B

    Chỉ có ở lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

  • C

    Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu.

  • D

    Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu và cá.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hệ tuần hoàn kép chỉ có ở lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

Câu 17 :

Hệ tuần hoàn kín đơn có ở những động vật nào?

  • A

    Chỉ có ở mực ống, bạch tuột, giun đốt, chân đầu và cá.

  • B

    Chỉ có ở cá, lưỡng cư và bò sát.        

  • C

    Chỉ có ở cá, lưỡng cư.

  • D

    Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hệ tuần hoàn kín, đơn chỉ có ở mực ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu và cá

Câu 18 :

Diễn biến của vòng tuần hoàn nhỏ diễn ra theo thứ tự nào?

  • A

    Tim -> Tĩnh mạch giàu CO2 -> Mao mạch -> Động mạch giàu O2 ->Tim.

  • B

    Tim -> Động mạch giàu CO2 -> Mao mạch -> Tĩnh mạch giàu O2 -> Tim.

  • C

    Tim -> Tĩnh mạch ít O2 -> Mao mạch -> Động mạch giàu CO2 -> Tim.

  • D

    Tim -> Động mạch giàu O2 -> Mao mạch -> Tĩnh mạch có ít  CO2 -> Tim

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vòng tuần hoàn nhỏ là vòng tuần hoàn phổi.

Lời giải chi tiết :

Diễn biến của vòng tuần hoàn nhỏ: Tim -> Động mạch giàu CO2 -> Mao mạch -> Tĩnh mạch giàu O2 -> Tim.

Câu 19 :

Diễn biến của hệ tuần hoàn đơn ở cá diễn ra theo trật tự nào?

  • A

    Tâm thất -> Động mạch mang ->Mao mạch mang -> Động mạch lưng -> mao mạch các cơ quan -> Tĩnh mạch -> Tâm nhĩ.

  • B

    Tâm nhĩ -> Động mạch mang -> Mao mạch mang -> Động mạch lưng -> mao mạch các cơ quan -> Tĩnh mạch ->Tâm thất.

  • C

    Tâm thất -> Động mạch lưng -> Động mạch mang -> Mao mạch mang -> Mao mạch các cơ quan -> Tĩnh mạch -> Tâm nhĩ.

  • D

    Tâm thất -> Động mạch mang ->Mao mạch các cơ quan-> Động mạch lưng -> Mao mạch mang ->Tĩnh mạch -> Tâm nhĩ.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hệ tuần hoàn đơn ở cá diễn ra theo trật tự: Tâm thất → Động mạch mang → Mao mạch mang → Động mạch lưng → mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ

Câu 20 :

Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kép so với tuần hoàn đơn?

  • A

    Máu đến các cơ quan nhanh nên dáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.

  • B

    Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng

  • C

    Máu giàu O2 được tim bơm đi tạo áp lực đẩy máu đi rất lớn.

  • D

    Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa hơn.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

B sai vì ở hệ tuần hoàn kép tim hoạt động mạnh và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn so với hệ tuần hoàn đơn

Câu 21 :

Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín?

  • A
    Cá rô.
  • B
    Dế mèn.
  • C
    Gián.
  • D
    Ốc sên.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cá rô có hệ tuần hoàn kín – đơn.

Các loài còn lại có hệ tuần hoàn hở.

close