Trắc nghiệm Bài 7. Đo thời gian - Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thứcĐề bài
Câu 1 :
Một người bắt đầu lên xe buýt lúc 13 giờ 48 phút và kết thúc hành trình lúc 15 giờ 15 phút. Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là:
Câu 2 :
Hãy ghép tên các loại đồng hồ (ở cột bên trái) tương ứng với công dụng của các loại đồng hồ đó (ở cột bên phải).
Câu 3 :
Sắp xếp các thao tác sau theo đúng thứ tự khi thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ bấm giây: a) Nhấn nút Start (bắt đầu) để bắt đầu tính thời gian. b) Nhấn nút Stop (dừng) đúng thời điểm kết thúc sự kiện. c) Nhấn nút Reset (thiết lập) để đưa đồng hồ bấm giây về số 0 trước khi tiến hành đo.
Câu 4 :
Thao tác nào dưới đây là cần thiết khi dùng đồng hồ bấm giây để đo thời gian?
Câu 5 :
Để xác định thành tích của vận động viên chạy 100m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây:
Câu 6 :
Điền vào chỗ trống: "….là dụng cụ đo thời gian".
Câu 7 :
Điền vào chỗ trống: 1 ngày 3 giờ 45 phút = …phút = …giây
Câu 8 :
Chọn đáp án sai: 1 ngày bằng:
Câu 9 :
Cách biến đổi đơn vị nào sau đây là đúng:
Câu 10 :
1 canh (đơn vị đo thời gian cổ ở Việt Nam) bằng bao nhiêu giờ?
Câu 11 :
Trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là?
Câu 12 :
Trước khi đo thời gian của một hoạt động ta thường ước lượng khoảng thời gian của hoạt động đó để:
Câu 13 :
Để thực hiện đo thời gian khi đi bộ từ cổng trường vào lớp học, ta nên dùng loại đồng hồ nào?
Câu 14 :
Tại sao khi đo thời gian trong các cuộc thi đấu thể thao người ta thường sử dụng đồng hồ bấm giây?
Câu 15 :
Mô tả sau đây nói về loại đồng hồ nào? “Dụng cụ đo thời gian có giới hạn đo nhỏ, dùng để làm quà tặng hoặc đồ trang trí”.
Câu 16 :
Tại một nhà máy sản xuất bánh kẹo, An có thể đóng gói 1410 viên kẹo mỗi giờ. Bình có thể đóng 408 hộp trong 8 giờ làm việc mỗi ngày. Nếu mỗi hộp chứa 30 viên kẹo, thì ai là người đóng gói nhanh hơn?
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Một người bắt đầu lên xe buýt lúc 13 giờ 48 phút và kết thúc hành trình lúc 15 giờ 15 phút. Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Đổi thời gian về cùng một đơn vị. Khoảng thời gian = Thời gian sau – Thời gian trước. Lời giải chi tiết :
Ta có: 13 giờ 48 phút = 13.60 + 48 = 828 phút 15 giờ 15 phút = 15.60 + 15 = 915 phút Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là: \(t = 915 - 828 = 87\) phút = (60 + 27) phút = 1 giờ 27 phút.
Câu 2 :
Hãy ghép tên các loại đồng hồ (ở cột bên trái) tương ứng với công dụng của các loại đồng hồ đó (ở cột bên phải).
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
- Đồng hồ treo tường: dùng để đo thời gian hằng ngày - Đồng hồ cát: dùng đo thời gian một sự kiện không cần mức chính xác cao - Đồng hồ bấm giây dùng để đo thời gian trong thi đấu thể thao, trong thí nghiệm
Câu 3 :
Sắp xếp các thao tác sau theo đúng thứ tự khi thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ bấm giây: a) Nhấn nút Start (bắt đầu) để bắt đầu tính thời gian. b) Nhấn nút Stop (dừng) đúng thời điểm kết thúc sự kiện. c) Nhấn nút Reset (thiết lập) để đưa đồng hồ bấm giây về số 0 trước khi tiến hành đo.
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Thứ tự các bước: Bước 1: Nhấn nút Reset (thiết lập) để đưa đồng hồ bấm giây về số 0 trước khi tiến hành đo. Bước 2: Nhấn nút Start (bắt đầu) để bắt đầu tính thời gian. Bước 3: Nhấn nút Stop (dừng) đúng thời điểm kết thúc sự kiện.
Câu 4 :
Thao tác nào dưới đây là cần thiết khi dùng đồng hồ bấm giây để đo thời gian?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Sử dụng lý thuyết dụng cụ đo thời gian. Lời giải chi tiết :
Muốn đo thời gian bằng đồng hồ bấm giây, cần thực hiện các bước: Bước 1: Bấm nút RESET để kim về số 0 Bước 2: Bấm START để bắt đầu tính thời gian Bước 3: Bấm STOP để kim dừng và đọc kết quả
Câu 5 :
Để xác định thành tích của vận động viên chạy 100m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây:
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Do việc xác định thành tích của vận động viên đòi hỏi cần độ chính xác cao nên ta sử dụng đồng hồ bấm giây là phù hợp nhất.
Câu 6 :
Điền vào chỗ trống: "….là dụng cụ đo thời gian".
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Đồng hồ là dụng cụ đo thời gian.
Câu 7 :
Điền vào chỗ trống: 1 ngày 3 giờ 45 phút = …phút = …giây
Đáp án : C Phương pháp giải :
1 ngày = 24 giờ 1 giờ = 60 phút Lời giải chi tiết :
Ta có: + 1 ngày = 24 giờ = 24.60 = 1440 phút = 86400 giây + 3 giờ = 3.60 = 180 phút = 10800 giây + 45 phút = 45.60 = 2700 giây => 1 ngày 3 giờ 45 phút = 1440 + 180 + 45 = 1665 phút 1 ngày 3 giờ 45 phút = 86400 + 10800 + 2700 = 99900 giây
Câu 8 :
Chọn đáp án sai: 1 ngày bằng:
Đáp án : D Phương pháp giải :
1 giờ = 60 phút 1 phút = 60 giây Lời giải chi tiết :
Ta có: 1 ngày = 24 giờ = 24.60 = 1440 phút (min) = 1440.60 = 86400 giây.
Câu 9 :
Cách biến đổi đơn vị nào sau đây là đúng:
Đáp án : B Phương pháp giải :
1 giờ = 60 phút 1 phút = 60 giây Lời giải chi tiết :
1 giờ 20 phút = 60.60 + 20.60 = 4800 giây => A sai 45 phút = 45.60 = 2700 giây => B đúng 24 giờ = 24.60.60 = 86400 giây => C sai 1 giờ = 60.60 = 3600 giây => D sai
Câu 10 :
1 canh (đơn vị đo thời gian cổ ở Việt Nam) bằng bao nhiêu giờ?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
1 canh = 2 giờ.
Câu 11 :
Trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Sử dụng lý thuyết đơn vị đo thời gian. Lời giải chi tiết :
Trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là giây, khí hiệu là: s.
Câu 12 :
Trước khi đo thời gian của một hoạt động ta thường ước lượng khoảng thời gian của hoạt động đó để:
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Trước khi đo thời gian của một hoạt động ta thường ước lượng khoảng thời gian của hoạt động đó để lựa chọn đồng hồ đo phù hợp.
Câu 13 :
Để thực hiện đo thời gian khi đi bộ từ cổng trường vào lớp học, ta nên dùng loại đồng hồ nào?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Ước lượng thời gian. Lời giải chi tiết :
Khoảng thời gian đi bộ từ cổng trường vào lớp học khá ngắn, ta ước lượng khoảng thời gian đó là 2 – 3 phút. Do đó, để chính xác ta nên sử dụng đồng hồ bấm giây.
Câu 14 :
Tại sao khi đo thời gian trong các cuộc thi đấu thể thao người ta thường sử dụng đồng hồ bấm giây?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Khi đo thời gian trong các cuộc thi đấu thể thao người ta thường sử dụng đồng hồ bấm giây vì nó cho độ chính xác cao.
Câu 15 :
Mô tả sau đây nói về loại đồng hồ nào? “Dụng cụ đo thời gian có giới hạn đo nhỏ, dùng để làm quà tặng hoặc đồ trang trí”.
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
“Dụng cụ đo thời gian có giới hạn đo nhỏ, dùng để làm quà tặng hoặc đồ trang trí”. => Đồng hồ cát. Mỗi đồng hồ cát đo một khoảng thời gian rất ngắn bằng khoảng thời gian khi cát từ bình này chảy hết vào bình kia.
Câu 16 :
Tại một nhà máy sản xuất bánh kẹo, An có thể đóng gói 1410 viên kẹo mỗi giờ. Bình có thể đóng 408 hộp trong 8 giờ làm việc mỗi ngày. Nếu mỗi hộp chứa 30 viên kẹo, thì ai là người đóng gói nhanh hơn?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Tính số hộp kẹo An và Bình đóng gói được trong 1 giờ. Lời giải chi tiết :
Số hộp kẹo An đóng gói được trong 1 giờ là: 1410 : 30 = 47 (hộp) Số hộp kẹo Bình đóng gói được trong 1 giờ là: 408 : 8 = 51 (hộp) Vậy Bình đóng gói nhanh hơn An.
|