Trắc nghiệm Bài 10. Sự chuyển thể của chất - Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Sự nóng chảy là:

  • A

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí.

  • B

    Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng.

  • C

    Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

  • D

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Câu 2 :

Sự sôi là:

  • A

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí diễn ra trong lòng và trên bề mặt chất lỏng.

  • B

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí.

  • C

    Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng.

  • D

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Câu 3 :

Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?

  • A

    Ngưng tụ.

  • B

    Sự bay hơi và sự sôi.

  • C

    Sự sôi.

  • D

    Bay hơi.

Câu 4 :

Sự chuyển thể nào sau đây không xảy ra tại nhiệt độ xác định?

  • A

    Nóng chảy.

  • B

    Hoá hơi.        

  • C

    Sự sôi.

  • D

    Bay hơi.

Câu 5 :

Hiện tượng tự nhiên do hơi nước đông đặc là:

  • A

    Băng tan

  • B

    Sương mù

  • C

    Tạo thành mây

  • D

    Mưa tuyết

Câu 6 :

Hiện tượng tự nhiên nào sau không phải do hơi nước ngưng tụ?

  • A

    Sương đọng trên lá vào buối sáng sớm.

  • B

    Tạo thành mây.

  • C

    Hạt mưa rơi xuống.

  • D

    Giọt nước bám ở thành cốc nước lạnh.

Câu 7 :

Hãy cho biết các hình ảnh dưới đây tương ứng với các quá trình chuyển thể nào của chất:




Câu 8 :

Hãy cho biết các hình ảnh dưới đây tương ứng với các quá trình chuyển thể nào của chất:

Sự sôi

Sự nóng chảy

Sự bay hơi

Sự đông đặc

Câu 9 :

Cho các cụm từ sau: cây thốt nốt, nước, củ cải đường, từ cây mía, sulfur dioxide. Em hãy bấm chọn từ/ cụm từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn dưới đây:

cây thốt nốt
nước
củ cải đường
từ cây mía
sulfur dioxide
Người ta có thể sản xuất đường saccharose ..... , cây ..... hoặc ..... Nếu sản xuất từ cây mía, khi mía đến ngày thu hoạch, người ta thu hoạch mía rồi đưa về nhà máy ép lấy nước mía, sau đó cô cạn để làm bay hơi ..... sẽ thu được đường có màu nâu đỏ. Tiếp theo, người ta tẩy trắng đường bằng khí ..... để thu được đường trắng.
Câu 10 :

Người ta tạo ra nước cất bằng cách đun cho nước bốc hơi, sau đó dẫn hơi nước qua ống làm lạnh sẽ thu được nước cất. Quá trình này ứng với khái niệm nào dưới đây:

  • A

    Sự đông đặc.

  • B

    Sự bay hơi và sự ngưng tụ.

  • C

    Sự nóng chảy và sự đông đặc.

  • D

    Sự sôi.

Câu 11 :

Đun nóng nước muối trong một xoong nhỏ. Đậy vung. Khi nước sôi, nhanh chóng mở vung ra, em sẽ thấy nhiều giọt nước trên nắp vung. Hiện tượng đó được gọi là gì?

  • A

    Sự ngưng tụ

  • B

    Sự bay hơi

  • C

    Sự đông đặc

  • D

    Sự nóng chảy

Câu 12 :

Điểm khác nhau giữa sự hóa hơi và sự bay hơi là:

  • A

    sự hóa hơi xảy ra trong lòng chất lỏng; sự bay hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng.

  • B

    sự hóa hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng; sự bay hơi xảy ra trong lòng chất lỏng.

  • C

    sự hóa hơi xảy ra ở nhiệt độ sôi của chất lỏng; sự bay hơi xảy ra ở mọi nhiệt độ.

  • D

    Đáp án A và C đúng.

Câu 13 :

Điểm giống nhau giữa sự hóa hơi và sự bay hơi là:

  • A

    đều là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

  • B

    đều xảy ra ở mọi nhiệt độ.

  • C

    đều xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sôi của chất lỏng.

  • D

    đều là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể hơi.

Câu 14 :

Để một cục nến nóng chảy, ta cần đun nóng. Em hãy so sánh nhiệt độ nóng chảy của nến với nhiệt độ phòng.

  • A

    Nhiệt độ nóng chảy của nến thấp hơn nhiệt độ phòng.

  • B

    Nhiệt độ nóng chảy của nến cao hơn nhiệt độ phòng.

  • C

    Nhiệt độ nóng chảy của nến bằng nhiệt độ phòng.

  • D

    Không so sánh được nhiệt độ của nến với nhiệt độ phòng.

Câu 15 :

Điểm khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi là:

  • A

    sự bay hơi là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể hơi; sự sôi là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

  • B

    sự bay hơi là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể hơi, còn sự sôi xảy ra quá trình ngược lại.

  • C

    sự bay hơi là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi, còn sự sôi xảy ra quá trình ngược lại.

  • D

    sự sôi xảy ra tại nhiệt độ xác định, còn sự bay hơi xảy ra tại mọi nhiệt độ.

Câu 16 :

Điểm giống nhau giữa sự bay hơi và sự sôi là:

  • A

    xảy ra ở một nhiệt độ xác định.

  • B

    đều xảy ra quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể hơi.

  • C

    đều xảy ra sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi.

  • D

    Tất cả các đáp án đều sai.

Câu 17 :

Điểm khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ là:

  • A

    sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ bay hơi, sự ngưng tụ xảy ra ở nhiệt độ ngưng tụ.

  • B

    sự bay hơi là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi, còn sự ngưng tụ xảy ra quá trình ngược lại.

  • C

    sự bay hơi là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi, còn sự ngưng tụ là quá trình chất chuyển từ thể hơi sang thể rắn.

  • D

    sự bay hơi là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể hơi, còn sự ngưng tụ xảy ra quá trình ngược lại.

Câu 18 :

Hiện tượng nào sau đây không phải sự nóng chảy?

  • A

    Mỡ lợn tan ra khi đun nóng.

  • B

    Thiếc hàn tan ra khi đưa máy hàn có nhiệt độ cao vào.

  • C

    Cho viên đá vôi (calcium carbonate) vào dung dịch hydrochloric acid thì nó bị tan dần.

  • D

    Cho nhựa thông vào bát sứ nung nóng, nó tan ra thành chất lỏng màu cánh gián.

Câu 19 :

Trường hợp nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?

  • A

    Nước đọng trên lá cây vào buổi sáng sớm.

  • B

    Nước bám bên ngoài tủ lạnh khi độ ẩm cao.

  • C

    Nước đọng từng giọt trên lá cây sau khi tưới cây.

  • D

    Nước bám dưới nắp nồi khi nấu canh.

Câu 20 :

Điểm giống nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ là:

  • A

    xảy ra ở mọi nhiệt độ.         

  • B

    đều là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể hơi.

  • C

    đều là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

  • D

    sự bay hơi xảy ra ở mọi nhiệt độ, sự ngưng tụ xảy ra ở nhiệt độ ngưng tụ.

Câu 21 :

Với cùng một chất, nhiệt độ nóng chảy cũng chính là:

  • A

    nhiệt độ sôi

  • B

    nhiệt độ đông đặc    

  • C

    nhiệt độ hóa hơi       

  • D

    nhiệt độ ngưng tụ

Câu 22 :

Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là -39°C. Làm lạnh thuỷ ngân lỏng đến nhiệt độ nào thì thuỷ ngân đông đặc?

  • A

    -39°C

  • B

    . 39°C

  • C

    -50°C

  • D

    45°C

Câu 23 :

Hình dưới được chụp tại một con đường ở Ấn Độ vào mùa hè với nhiệt độ ngoài trời có lúc lên trên 50°C.

Theo em, hiện tượng nhựa đường như trên có thể gọi là hiện tượng gì?

  • A

    Sự nóng chảy.

  • B

    Sự ngưng tụ.

  • C

    Sự đông đặc.

  • D

    Sự bay hơi.

Câu 24 :

Hiện tượng tự nhiên nào say đây là do hơi nước ngưng tụ?

  • A

    Tạo thành mây

  • B

    Lốc xoáy       

  • C

    Gió thổi

  • D

    Mưa rơi

Câu 25 :

Bạn An lấy một viên đá lạnh nhỏ ở trong tú lạnh sồi bỏ lên chiếc đĩa. Khoảng một giờ sau, bạn An không thấy viên đá lạnh đâu nữa mà thấy nước trải đều trên mặt đĩa. Bạn An để luôn vậy và ra làm rau cùng mẹ. Đến trưa, bạn đến lấy chiếc đĩa ra để rửa thì không còn thấy nước. Theo em, nước đã biến đâu mất?

  • A

    Nước bốc hơi mất.

  • B

    Nước tràn ra ngoài.

  • C

    Chiếc đĩa đã hút nước.

  • D

    Tất cả các đáp án đều đúng.

Câu 26 :

Cho các từ sau: ở cùng một nhiệt độ, ở nhiệt độ khác nhau, sự đông đặc, sự nóng chảy, nhiệt độ đông đặc, nhiệt độ nóng chảy. Em hãy bấm chọn từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống trong các câu dưới đây:

ở cùng một nhiệt độ
ở nhiệt độ khác nhau
sự đông đặc
sự nóng chảy
nhiệt độ đông đặc
nhiệt độ nóng chảy
- Quá trình chất ở thể rắn chuyển sang thể lỏng gọi là .....
Quá trình này xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là .....
- Quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là .....
Quá trình này xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là .....
- Mỗi chất nóng chảy và đông đặc .....
Câu 27 :

Ghép hai cột sau để được câu hoàn chỉnh:

Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng là

Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn là

Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi là

Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng là

Sự ngưng tự

Sự đông đặc

Sự nóng chảy

Sự bay hơi

Câu 28 :

Ghép các hiện tượng với quá trình chuyển thể tương ứng?

Sương tan khi nắng lên

Nước trong hồ đóng băng khi trời lạnh

Nến chảy ra khi bị đốt cháy

Sự nóng chảy

Sự đông đặc

Sự bay hơi

Bạn Minh nghiên cứu sự thay đổi thể của nước theo nhiệt độ và bạn ghi lại số liệu bằng đồ thị dưới đây, dựa vào đồ thị em hãy trả lời các câu hỏi sau:

Nguồn: Sưu tầm

Câu 29

Ở điểm nào nước bắt đầu nóng chảy:

  • A.

    Điểm A

  • B.

    Điểm B          

  • C.

    Điểm D

  • D.

    Điểm G

Câu 30

Ở điểm nào nước bắt đầu sôi:

  • A.

    Điểm A

  • B.

    Điểm B          

  • C.

    Điểm D

  • D.

    Điểm G

Câu 31

Đoạn BC xảy ra qua trình biến đổi nào của nước?

  • A.

    Nóng chảy

  • B.

    Bay hơi

  • C.

    Ngưng tụ       

  • D.

    Sôi

Câu 32

Nêu các thể tồn tại của nước trong đoạn CG?

  • A.

    Thể lỏng        

  • B.

    Thể hơi

  • C.

    Thể rắn

  • D.

    Thể lỏng và thể hơi.

Câu 33

Tại điểm H nước tồn tại ở thể nào?

  • A.

    Rắn

  • B.

    Lỏng

  • C.

    Khí (hơi)

  • D.

    Đáp án A và B đúng.

Câu 34 :

Cho các từ sau: rắn, lỏng, khí, 232°C, -232°C.

Em hãy bấm chọn từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống trong các câu sau:

rắn
lỏng
khí
232°C
-232°C
- Nhiệt độ nóng chảy của thiếc là ..... Ở nhiệt độ phòng, thiếc ở thể .....
Nhiệt độ sôi của helium là -268°C. Ở nhiệt độ phòng, helium ở thể ..... .

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Sự nóng chảy là:

  • A

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí.

  • B

    Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng.

  • C

    Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

  • D

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sự nóng chảy là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

Câu 2 :

Sự sôi là:

  • A

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí diễn ra trong lòng và trên bề mặt chất lỏng.

  • B

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí.

  • C

    Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng.

  • D

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sự sôi là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể khí/ hơi, diễn ra trong lòng và trên bề mặt chất lỏng.

Câu 3 :

Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?

  • A

    Ngưng tụ.

  • B

    Sự bay hơi và sự sôi.

  • C

    Sự sôi.

  • D

    Bay hơi.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sự sôi xảy ra ở nhiệt độ xác định.

Câu 4 :

Sự chuyển thể nào sau đây không xảy ra tại nhiệt độ xác định?

  • A

    Nóng chảy.

  • B

    Hoá hơi.        

  • C

    Sự sôi.

  • D

    Bay hơi.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ không xác định.

Câu 5 :

Hiện tượng tự nhiên do hơi nước đông đặc là:

  • A

    Băng tan

  • B

    Sương mù

  • C

    Tạo thành mây

  • D

    Mưa tuyết

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sư đông đặc là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. Do đó, mưa tuyết là hiện tượng hơi nước đông đặc tạo thành.

Câu 6 :

Hiện tượng tự nhiên nào sau không phải do hơi nước ngưng tụ?

  • A

    Sương đọng trên lá vào buối sáng sớm.

  • B

    Tạo thành mây.

  • C

    Hạt mưa rơi xuống.

  • D

    Giọt nước bám ở thành cốc nước lạnh.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sự ngưng tụ là quá trình chất chuyển từ thể hơi sang thể lỏng. Do đó, Hạt mưa rơi xuống không phải hiện tượng hơi nước ngưng tụ tạo thành.

Câu 7 :

Hãy cho biết các hình ảnh dưới đây tương ứng với các quá trình chuyển thể nào của chất:




Đáp án



Lời giải chi tiết :
  1. Sự nóng chảy
  2. Sự bay hơi            
  3. Sự ngưng tụ
  4. Sự đông đặc
Câu 8 :

Hãy cho biết các hình ảnh dưới đây tương ứng với các quá trình chuyển thể nào của chất:

Sự sôi

Sự nóng chảy

Sự bay hơi

Sự đông đặc

Đáp án

Sự bay hơi

Sự sôi

Sự nóng chảy

Sự đông đặc

Lời giải chi tiết :

1. Sự bay hơi

2. Sự sôi

3. Sự nóng chảy

4. Sự đông đặc

Câu 9 :

Cho các cụm từ sau: cây thốt nốt, nước, củ cải đường, từ cây mía, sulfur dioxide. Em hãy bấm chọn từ/ cụm từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn dưới đây:

cây thốt nốt
nước
củ cải đường
từ cây mía
sulfur dioxide
Người ta có thể sản xuất đường saccharose ..... , cây ..... hoặc ..... Nếu sản xuất từ cây mía, khi mía đến ngày thu hoạch, người ta thu hoạch mía rồi đưa về nhà máy ép lấy nước mía, sau đó cô cạn để làm bay hơi ..... sẽ thu được đường có màu nâu đỏ. Tiếp theo, người ta tẩy trắng đường bằng khí ..... để thu được đường trắng.
Đáp án
cây thốt nốt
nước
củ cải đường
từ cây mía
sulfur dioxide
Người ta có thể sản xuất đường saccharose
từ cây mía
, cây
củ cải đường
hoặc
cây thốt nốt
Nếu sản xuất từ cây mía, khi mía đến ngày thu hoạch, người ta thu hoạch mía rồi đưa về nhà máy ép lấy nước mía, sau đó cô cạn để làm bay hơi
nước
sẽ thu được đường có màu nâu đỏ. Tiếp theo, người ta tẩy trắng đường bằng khí
sulfur dioxide
để thu được đường trắng.
Phương pháp giải :

Dựa vào hiểu biết của bản thân, tìm hiểu qua sách, báo, mạng internet.

Lời giải chi tiết :

Người ta có thể sản xuất đường saccharose từ cây mía, cây củ cải đường hoặc cây thốt nốt. Nếu sản xuất từ cây mía, khi mía đến ngày thu hoạch, người ta thu hoạch mía rồi đưa về nhà máy ép lấy nước mía, sau đó cô cạn để làm bay hơi nước sẽ thu được đường có màu nâu đỏ. Tiếp theo, người ta tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide để thu được đường trắng.

 

Câu 10 :

Người ta tạo ra nước cất bằng cách đun cho nước bốc hơi, sau đó dẫn hơi nước qua ống làm lạnh sẽ thu được nước cất. Quá trình này ứng với khái niệm nào dưới đây:

  • A

    Sự đông đặc.

  • B

    Sự bay hơi và sự ngưng tụ.

  • C

    Sự nóng chảy và sự đông đặc.

  • D

    Sự sôi.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Đun cho nước bốc hơi à nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi à sự bay hơi.

- Dẫn hơi nước qua ống làm lạnh thu được nước cất à nước chuyển từ thể hơi sang thể lỏng à sự ngưng tụ.

Câu 11 :

Đun nóng nước muối trong một xoong nhỏ. Đậy vung. Khi nước sôi, nhanh chóng mở vung ra, em sẽ thấy nhiều giọt nước trên nắp vung. Hiện tượng đó được gọi là gì?

  • A

    Sự ngưng tụ

  • B

    Sự bay hơi

  • C

    Sự đông đặc

  • D

    Sự nóng chảy

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi đun nóng, nước bay hơi. Hơi nước gặp nắp vung lạnh sẽ ngưng tụ lại => Sự ngưng tụ.

Câu 12 :

Điểm khác nhau giữa sự hóa hơi và sự bay hơi là:

  • A

    sự hóa hơi xảy ra trong lòng chất lỏng; sự bay hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng.

  • B

    sự hóa hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng; sự bay hơi xảy ra trong lòng chất lỏng.

  • C

    sự hóa hơi xảy ra ở nhiệt độ sôi của chất lỏng; sự bay hơi xảy ra ở mọi nhiệt độ.

  • D

    Đáp án A và C đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :
Câu 13 :

Điểm giống nhau giữa sự hóa hơi và sự bay hơi là:

  • A

    đều là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

  • B

    đều xảy ra ở mọi nhiệt độ.

  • C

    đều xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sôi của chất lỏng.

  • D

    đều là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể hơi.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Điểm giống nhau giữa sự hóa hơi và sự bay hơi là: đều là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

Câu 14 :

Để một cục nến nóng chảy, ta cần đun nóng. Em hãy so sánh nhiệt độ nóng chảy của nến với nhiệt độ phòng.

  • A

    Nhiệt độ nóng chảy của nến thấp hơn nhiệt độ phòng.

  • B

    Nhiệt độ nóng chảy của nến cao hơn nhiệt độ phòng.

  • C

    Nhiệt độ nóng chảy của nến bằng nhiệt độ phòng.

  • D

    Không so sánh được nhiệt độ của nến với nhiệt độ phòng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ta thấy, ở nhiệt độ phòng, nến ở thể rắn. Muốn nến chuyển sang thể lỏng thì cần đun nóng (tăng nhiệt độ) => Từ đó, em hãy so sánh nhiệt độ nóng chảy của nến với nhiệt độ phòng.

Lời giải chi tiết :

Nến có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ phòng, do đó ở nhiệt độ phòng nến ở thể rắn. Ta cần đun nóng thì nến mới chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

Câu 15 :

Điểm khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi là:

  • A

    sự bay hơi là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể hơi; sự sôi là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

  • B

    sự bay hơi là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể hơi, còn sự sôi xảy ra quá trình ngược lại.

  • C

    sự bay hơi là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi, còn sự sôi xảy ra quá trình ngược lại.

  • D

    sự sôi xảy ra tại nhiệt độ xác định, còn sự bay hơi xảy ra tại mọi nhiệt độ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Điểm khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi là: sự sôi xảy ra tại nhiệt độ xác định, còn sự bay hơi xảy ra tại mọi nhiệt độ.

Câu 16 :

Điểm giống nhau giữa sự bay hơi và sự sôi là:

  • A

    xảy ra ở một nhiệt độ xác định.

  • B

    đều xảy ra quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể hơi.

  • C

    đều xảy ra sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi.

  • D

    Tất cả các đáp án đều sai.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Điểm giống nhau giữa sự bay hơi và sự sôi là: đều xảy ra sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi.

Câu 17 :

Điểm khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ là:

  • A

    sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ bay hơi, sự ngưng tụ xảy ra ở nhiệt độ ngưng tụ.

  • B

    sự bay hơi là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi, còn sự ngưng tụ xảy ra quá trình ngược lại.

  • C

    sự bay hơi là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi, còn sự ngưng tụ là quá trình chất chuyển từ thể hơi sang thể rắn.

  • D

    sự bay hơi là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể hơi, còn sự ngưng tụ xảy ra quá trình ngược lại.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Điểm khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ là: sự bay hơi là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi, còn sự ngưng tụ xảy ra quá trình ngược lại.

Câu 18 :

Hiện tượng nào sau đây không phải sự nóng chảy?

  • A

    Mỡ lợn tan ra khi đun nóng.

  • B

    Thiếc hàn tan ra khi đưa máy hàn có nhiệt độ cao vào.

  • C

    Cho viên đá vôi (calcium carbonate) vào dung dịch hydrochloric acid thì nó bị tan dần.

  • D

    Cho nhựa thông vào bát sứ nung nóng, nó tan ra thành chất lỏng màu cánh gián.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đá vôi tan ra do tác dụng với hydrochloric acid chứ không phải do nung nóng.

Câu 19 :

Trường hợp nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?

  • A

    Nước đọng trên lá cây vào buổi sáng sớm.

  • B

    Nước bám bên ngoài tủ lạnh khi độ ẩm cao.

  • C

    Nước đọng từng giọt trên lá cây sau khi tưới cây.

  • D

    Nước bám dưới nắp nồi khi nấu canh.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nước đọng từng giọt trên lá cây sau khi tưới cây không phải là sự ngưng tụ, trường hợp này là do ta tưới cây nên có nước đong trên lá cây.

Câu 20 :

Điểm giống nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ là:

  • A

    xảy ra ở mọi nhiệt độ.         

  • B

    đều là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể hơi.

  • C

    đều là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

  • D

    sự bay hơi xảy ra ở mọi nhiệt độ, sự ngưng tụ xảy ra ở nhiệt độ ngưng tụ.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Điểm giống nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ là: xảy ra ở mọi nhiệt độ.

Câu 21 :

Với cùng một chất, nhiệt độ nóng chảy cũng chính là:

  • A

    nhiệt độ sôi

  • B

    nhiệt độ đông đặc    

  • C

    nhiệt độ hóa hơi       

  • D

    nhiệt độ ngưng tụ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ => Nhiệt độ nóng chảy cũng chính là nhiệt độ đông đặc.

Câu 22 :

Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là -39°C. Làm lạnh thuỷ ngân lỏng đến nhiệt độ nào thì thuỷ ngân đông đặc?

  • A

    -39°C

  • B

    . 39°C

  • C

    -50°C

  • D

    45°C

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ => Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là -39°C thì nhiệt độ đông đặc cũng là -39°C.

Câu 23 :

Hình dưới được chụp tại một con đường ở Ấn Độ vào mùa hè với nhiệt độ ngoài trời có lúc lên trên 50°C.

Theo em, hiện tượng nhựa đường như trên có thể gọi là hiện tượng gì?

  • A

    Sự nóng chảy.

  • B

    Sự ngưng tụ.

  • C

    Sự đông đặc.

  • D

    Sự bay hơi.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nhựa đường từ thể rắn chuyển sang thể lỏng => Sự nóng chảy.

Câu 24 :

Hiện tượng tự nhiên nào say đây là do hơi nước ngưng tụ?

  • A

    Tạo thành mây

  • B

    Lốc xoáy       

  • C

    Gió thổi

  • D

    Mưa rơi

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong các hiện tượng trên thì hơi nước ngưng tụ tạo thành mây.

Câu 25 :

Bạn An lấy một viên đá lạnh nhỏ ở trong tú lạnh sồi bỏ lên chiếc đĩa. Khoảng một giờ sau, bạn An không thấy viên đá lạnh đâu nữa mà thấy nước trải đều trên mặt đĩa. Bạn An để luôn vậy và ra làm rau cùng mẹ. Đến trưa, bạn đến lấy chiếc đĩa ra để rửa thì không còn thấy nước. Theo em, nước đã biến đâu mất?

  • A

    Nước bốc hơi mất.

  • B

    Nước tràn ra ngoài.

  • C

    Chiếc đĩa đã hút nước.

  • D

    Tất cả các đáp án đều đúng.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nước ở thể lỏng, bốc hơi nên biến mất.

Câu 26 :

Cho các từ sau: ở cùng một nhiệt độ, ở nhiệt độ khác nhau, sự đông đặc, sự nóng chảy, nhiệt độ đông đặc, nhiệt độ nóng chảy. Em hãy bấm chọn từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống trong các câu dưới đây:

ở cùng một nhiệt độ
ở nhiệt độ khác nhau
sự đông đặc
sự nóng chảy
nhiệt độ đông đặc
nhiệt độ nóng chảy
- Quá trình chất ở thể rắn chuyển sang thể lỏng gọi là .....
Quá trình này xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là .....
- Quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là .....
Quá trình này xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là .....
- Mỗi chất nóng chảy và đông đặc .....
Đáp án
ở cùng một nhiệt độ
ở nhiệt độ khác nhau
sự đông đặc
sự nóng chảy
nhiệt độ đông đặc
nhiệt độ nóng chảy
- Quá trình chất ở thể rắn chuyển sang thể lỏng gọi là
sự nóng chảy

Quá trình này xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là
nhiệt độ nóng chảy

- Quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là
sự đông đặc

Quá trình này xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là
nhiệt độ đông đặc

- Mỗi chất nóng chảy và đông đặc
ở cùng một nhiệt độ
Lời giải chi tiết :

- Quá trình chất ở thể rắn chuyển sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Quá trình này xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ nóng chảy.

- Quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. Quá trình này xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ đông đặc.

- Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ.

Câu 27 :

Ghép hai cột sau để được câu hoàn chỉnh:

Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng là

Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn là

Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi là

Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng là

Sự ngưng tự

Sự đông đặc

Sự nóng chảy

Sự bay hơi

Đáp án

Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng là

Sự nóng chảy

Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn là

Sự đông đặc

Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi là

Sự bay hơi

Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng là

Sự ngưng tự

Lời giải chi tiết :
Câu 28 :

Ghép các hiện tượng với quá trình chuyển thể tương ứng?

Sương tan khi nắng lên

Nước trong hồ đóng băng khi trời lạnh

Nến chảy ra khi bị đốt cháy

Sự nóng chảy

Sự đông đặc

Sự bay hơi

Đáp án

Sương tan khi nắng lên

Sự bay hơi

Nước trong hồ đóng băng khi trời lạnh

Sự đông đặc

Nến chảy ra khi bị đốt cháy

Sự nóng chảy

Lời giải chi tiết :

Bạn Minh nghiên cứu sự thay đổi thể của nước theo nhiệt độ và bạn ghi lại số liệu bằng đồ thị dưới đây, dựa vào đồ thị em hãy trả lời các câu hỏi sau:

Nguồn: Sưu tầm

Câu 29

Ở điểm nào nước bắt đầu nóng chảy:

  • A.

    Điểm A

  • B.

    Điểm B          

  • C.

    Điểm D

  • D.

    Điểm G

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ta có:

- Dưới 0°C, nước ở thể rắn.

- Bắt đầu 0°C, nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng.

Lời giải chi tiết :

Quan sát đồ thị, ta thấy ở điểm B, nhiệt độ của nước là 0°C, nước chuyển từ thể rắn sang thể lỏng => Sự nóng chảy.

Câu 30

Ở điểm nào nước bắt đầu sôi:

  • A.

    Điểm A

  • B.

    Điểm B          

  • C.

    Điểm D

  • D.

    Điểm G

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ta có, nước sôi ở nhiệt độ ≈ 100°C.

Lời giải chi tiết :

Quan sát đồ thị, ta thấy ở điểm G, nhiệt độ của nước là 100°C => Nước bắt đầu sôi.

Câu 31

Đoạn BC xảy ra qua trình biến đổi nào của nước?

  • A.

    Nóng chảy

  • B.

    Bay hơi

  • C.

    Ngưng tụ       

  • D.

    Sôi

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Quan sát đồ thị, ta thấy:

- Dưới 0°C, nước ở thể rắn.

- Bắt đầu 0°C, nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng.

Lời giải chi tiết :

Quan sát đồ thị, ta thấy ở điểm B và điểm C, nhiệt độ của nước là 0°C, nước chuyển từ thể rắn sang thể lỏng => Đoạn BC xảy ra quá trình nóng chảy.

Câu 32

Nêu các thể tồn tại của nước trong đoạn CG?

  • A.

    Thể lỏng        

  • B.

    Thể hơi

  • C.

    Thể rắn

  • D.

    Thể lỏng và thể hơi.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ta có:

- Dưới 0°C, nước ở thể rắn.

- Bắt đầu 0°C, nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng.

- Bắt đầu 100°C, nước sôi, nước bắt chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

Lời giải chi tiết :

Quan sát đồ thị, ta thấy trong đoạn CG, nhiệt độ của nước từ 0°C đến 100°C => Đoạn CG, nước ở thể lỏng.

Câu 33

Tại điểm H nước tồn tại ở thể nào?

  • A.

    Rắn

  • B.

    Lỏng

  • C.

    Khí (hơi)

  • D.

    Đáp án A và B đúng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ta có:

- Dưới 0°C, nước ở thể rắn.

- Bắt đầu 0°C, nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng.

- Bắt đầu 100°C, nước sôi, nước bắt chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

Lời giải chi tiết :

Quan sát đồ thị, ở điểm H, nước ở nhiệt độ 100°C => Nước ở thể khí (hơi).

Câu 34 :

Cho các từ sau: rắn, lỏng, khí, 232°C, -232°C.

Em hãy bấm chọn từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống trong các câu sau:

rắn
lỏng
khí
232°C
-232°C
- Nhiệt độ nóng chảy của thiếc là ..... Ở nhiệt độ phòng, thiếc ở thể .....
Nhiệt độ sôi của helium là -268°C. Ở nhiệt độ phòng, helium ở thể ..... .
Đáp án
rắn
lỏng
khí
232°C
-232°C
- Nhiệt độ nóng chảy của thiếc là
232°C
Ở nhiệt độ phòng, thiếc ở thể
rắn

Nhiệt độ sôi của helium là -268°C. Ở nhiệt độ phòng, helium ở thể
lỏng
.
Lời giải chi tiết :

- Nhiệt độ nóng chảy của thiếc là 232°C. Khi làm nguội thiếc đến 232°C, thiếc sẽ đông đặc. Ở nhiệt độ phòng, thiếc ở thể rắn.

- Nhiệt độ sôi của helium là -268°C. Ở nhiệt độ phòng, helium ở thể khí.

close