Trắc nghiệm Bài 40. Lực - Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thứcĐề bài
Câu 1 :
Chọn câu trả lời đúng? Lực của tay đập vào quả bóng bay là lực gì? Có tác dụng gì?
Câu 2 :
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Cầu thủ đá vào bóng đang đứng yên làm bóng ….
Câu 3 :
Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?
Câu 4 :
Chọn đáp án sai? Trong các lực sau, lực nào là lực tiếp xúc?
Câu 5 :
Lực xuất hiện khi lấy một chiếc thước nhựa khô và sạch cọ xát vào mảnh vải dạ hoặc len khô rồi đưa lại gần các vụn giấy mỏng là:
Câu 6 :
Chọn câu trả lời em cho là đúng nhất: Khi đang chuyển động, nếu không còn lực tác dụng nữa thì vật:
Câu 7 :
Lực xuất hiện trong hiện tượng nào sau đây làm thay đổi hình dạng của vật?
Câu 8 :
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Khi vật A đẩy hoặc kéo vật B ta nói vật A … lên vật B.”
Câu 9 :
Một cầu thủ đá vào trái banh, tức là cầu thủ đã tác dụng vào trái banh một lực:
Câu 10 :
Có hai thanh nam châm giống hệt nhau được lần lượt sắp xếp như hình vẽ. Trong những trường hợp nào có lực đẩy?
Câu 11 :
Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây:
Câu 12 :
Trường hợp nào sau đây, lực chỉ làm biến đổi chuyển động hoặc chỉ bị biến dạng:
Câu 13 :
Trong lần sút phạt của Quang Hải tại trận chung kết U23 Châu Á 2018 giữa hai đội Việt Nam – Uzbekistan, lực đá của Quang Hải vào quả bóng làm quả bóng:
Câu 14 :
Những trường hợp nào dưới đây được xem như chuyển động bị biến đổi:
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Chọn câu trả lời đúng? Lực của tay đập vào quả bóng bay là lực gì? Có tác dụng gì?
Đáp án : D Phương pháp giải :
- Sử dụng lý thuyết tác dụng của lực. - Sử dụng lý thuyết lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. Lời giải chi tiết :
Lực của tay đập vào quả bóng bay là lực tiếp xúc và lực này có tác dụng làm cho quả bóng bay bị biến dạng.
Câu 2 :
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Cầu thủ đá vào bóng đang đứng yên làm bóng ….
Đáp án : A Phương pháp giải :
Lực tác dụng lên vật có thể làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động, biến dạng vật. Lời giải chi tiết :
Cầu thủ đá vào bóng đang đứng yên làm bóng bắt đầu chuyển động.
Câu 3 :
Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?
Đáp án : D Phương pháp giải :
+ Lực xuất hiện khi vật gây ra lực tiếp xúc với vật chịu tác dụng lực gọi là lực tiếp xúc. + Lực xuất hiện khi vật gây ra lực không tiếp xúc với vật chịu tác dụng lực gọi là lực không tiếp xúc. Lời giải chi tiết :
Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo là lực tiếp xúc.
Câu 4 :
Chọn đáp án sai? Trong các lực sau, lực nào là lực tiếp xúc?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Lực hút của thanh nam châm khi đặt gần mẩu sắt vụn là lực không tiếp xúc vì nam châm có khả năng hút các mẩu sắt vụn cạnh nó mà không cần tiếp xúc. B, C, D là lực tiếp xúc.
Câu 5 :
Lực xuất hiện khi lấy một chiếc thước nhựa khô và sạch cọ xát vào mảnh vải dạ hoặc len khô rồi đưa lại gần các vụn giấy mỏng là:
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Thước sau khi cọ xát sẽ hút các mẩu giấy, lực này là không tiếp xúc.
Câu 6 :
Chọn câu trả lời em cho là đúng nhất: Khi đang chuyển động, nếu không còn lực tác dụng nữa thì vật:
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Khi không có lực tác dụng, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Câu 7 :
Lực xuất hiện trong hiện tượng nào sau đây làm thay đổi hình dạng của vật?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Sử dụng lý thuyết tác dụng của lực. Lời giải chi tiết :
Dùng tay ép chặt quả bóng cao su khiến cho quả bóng bị biến dạng (lõm xuống).
Câu 8 :
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Khi vật A đẩy hoặc kéo vật B ta nói vật A … lên vật B.”
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Khi vật A đẩy hoặc kéo vật B ta nói vật A tác dụng lực lên vật B.
Câu 9 :
Một cầu thủ đá vào trái banh, tức là cầu thủ đã tác dụng vào trái banh một lực:
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Một cầu thủ đá vào trái banh tức là cầu thủ đã tác dụng vào trái banh một lực đẩy. vì sau khi quả bóng được tác dụng lực thì quả bóng sẽ bay đi.
Câu 10 :
Có hai thanh nam châm giống hệt nhau được lần lượt sắp xếp như hình vẽ. Trong những trường hợp nào có lực đẩy?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Hai đầu cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau. Lời giải chi tiết :
Ta thấy: + Ở hình a: đầu S của hai nam châm cạnh nhau => Đẩy nhau + Ở hình c: đầu N của hai nam châm cạnh nhau => Đẩy nhau
Câu 11 :
Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây:
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
A – Sai. Lực tác dụng lên một vật sẽ là biến đổi chuyển động của vật B – Sai. Lực sẽ làm một vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động C – Đúng. Lực tác dụng lên một vật sẽ làm vật đó biến dạng hoặc biến đổi chuyển động. D – Sai. lưới vợt đã tác dụng lên quả bóng một lực làm quả bóng bị biến dạng và cả biến đổi chuyển động của quả bóng làm cho quả bóng bay đi
Câu 12 :
Trường hợp nào sau đây, lực chỉ làm biến đổi chuyển động hoặc chỉ bị biến dạng:
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
A – Vừa biến đổi chuyển động và biến dạng (quả bóng sẽ bị méo và bị đổi hướng chuyển động bay ngược lại) B – Vừa biến đổi chuyển động và biến dạng ( quả bóng sẽ bị méo và bay đi chuyển động sẽ nhanh lên so với ban đầu) C – chỉ làm biến dạng ( ấn hoặc kéo lò xo ta chỉ là lò xo biến dạng chứ không là lò xo chuyển động) D – Vừa biến đổi chuyển động và biến dạng (Ấn mạnh hai quả bóng cao su ban đầu sẽ làm hai quả bóng méo sau đó ta buông tay hai quả bóng sẽ bật ra và chuyển động ngược chiều nhau)
Câu 13 :
Trong lần sút phạt của Quang Hải tại trận chung kết U23 Châu Á 2018 giữa hai đội Việt Nam – Uzbekistan, lực đá của Quang Hải vào quả bóng làm quả bóng:
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Lực do Quang Hải tác dụng vào trái bóng sẽ là quả bóng bị méo đi 1 chút và bay đi Vậy lực đá sẽ làm quả bóng vừa biến đổi chuyển động vừa bị biến dạng
Câu 14 :
Những trường hợp nào dưới đây được xem như chuyển động bị biến đổi:
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
A – có biến đổi vì xe giảm tốc chuyển động chậm lại B – có biến đổi vì xe lên dốc nên chuyển động sẽ chậm lại C – có biển đổi vì tài xế tăng tốc chuyển động sẽ nhanh lên Vậy cả A, B, C đều làm biến đổi chuyển động
|