Trắc nghiệm Bài 46. Năng lượng và sự truyền năng lượng - Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thứcĐề bài
Câu 1 :
Chọn đáp án sai?
Câu 2 :
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Khi năng lượng … thì lực tác dụng có thể …”.
Câu 3 :
Đơn vị của năng lượng là:
Câu 4 :
Chọn đáp án đúng:
Câu 5 :
Hoàn thành câu sau: “Năng lượng _____ của Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất được các loài thực vật hấp thụ để _____ và _____”.
Câu 6 :
Một học sinh lớp 6 cần trung bình 2000 kcal mỗi ngày. Tính theo đơn vị Jun thì năng lượng này bằng bao nhiêu? Biết \(1cal \approx 4,2J\) và \(1kcal = 1000cal\).
Câu 7 :
Bảng năng lượng trung bình cần cho các hoạt động hằng ngày:
Câu 7.1
Tại sao trong lúc ngồi yên, cơ thể vẫn cần năng lượng?
Câu 7.2
Để chơi bóng đá trong một hiệp 45 phút, cầu thủ cần một năng lượng bao nhiêu?
Câu 7.3
Tại sao bơi lội lại tốn nhiều năng lượng hơn đá bóng?
Câu 8 :
Một học sinh xách một chiếc cặp nặng 100 N đi từ tầng 1 lên tầng 3 của trường học. Biết mỗi tầng của trường học cao 3,5m và 1 J là năng lượng cần để nâng một vật nặng 1 N lên độ cao 1 m. Hỏi năng lượng mà học sinh này cần sử dụng là bao nhiêu (J)?
Câu 9 :
Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác thông qua:
Câu 10 :
Trong xây dựng, người ta dùng búa máy để đóng các cọc bê tông. Một búa máy có khối lượng M được thả rơi từ độ cao H xuống và đóng vào một cọc bê tông có khối lượng m trên mặt đất làm cọc lún sâu vào trong đất một đoạn h. Hãy nêu sự phụ thuộc của h vào H để thấy được năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Chọn đáp án sai?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
- Mọi quá trình biến đổi trong tự nhiên đều cần tới năng lượng => A sai. - Đơn vị của năng lượng là jun (J) => đúng - Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực. => đúng - Năng lượng từ gió truyền lực lên diều, nâng diều bay cao. Gió càng mạnh, lực nâng diều lên càng cao. => đúng
Câu 2 :
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Khi năng lượng … thì lực tác dụng có thể …”.
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Khi năng lượng càng nhiều thì lực tác dụng có thể càng mạnh”.
Câu 3 :
Đơn vị của năng lượng là:
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Đơn vị năng lượng là jun, kí hiệu là J (lấy theo tên của nhà bác học người Anh James Prescott Joule, 1818 – 1889).
Câu 4 :
Chọn đáp án đúng:
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}1kJ = 1000J\\1cal \approx 4,2J\end{array} \right.\)
Câu 5 :
Hoàn thành câu sau: “Năng lượng _____ của Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất được các loài thực vật hấp thụ để _____ và _____”.
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Năng lượng ánh sáng của Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất được các loài thực vật hấp thụ để sống và phát triển.
Câu 6 :
Một học sinh lớp 6 cần trung bình 2000 kcal mỗi ngày. Tính theo đơn vị Jun thì năng lượng này bằng bao nhiêu? Biết \(1cal \approx 4,2J\) và \(1kcal = 1000cal\).
Đáp án : D Phương pháp giải :
\(1cal \approx 4,2J\) và \(1kcal = 1000cal\). Lời giải chi tiết :
Ta có: \(2000kcal = 2000.1000 = 2000000cal\) Lại có: \(1cal \approx 4,2J\) Suy ra: \(2000000cal \approx 2000000.4,2 = 8400000J\) Vậy \(2000kcal \approx 8400000J\)
Câu 7 :
Bảng năng lượng trung bình cần cho các hoạt động hằng ngày:
Câu 7.1
Tại sao trong lúc ngồi yên, cơ thể vẫn cần năng lượng?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Trong lúc ngồi yên cơ thể vẫn cần năng lượng vì lúc ngồi cơ thể vẫn hoạt động và trao đổi chất: hít, thở, tỏa nhiệt,… Câu 7.2
Để chơi bóng đá trong một hiệp 45 phút, cầu thủ cần một năng lượng bao nhiêu?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Từ bảng trên ta thấy, năng lượng dành cho hoạt động chơi bóng đá trong 1 phút là 60kJ. Vậy để chơi bóng đá trong một hiệp 45 phút, cầu thủ cần một năng lượng là: \(45.60 = 2700kJ\) Câu 7.3
Tại sao bơi lội lại tốn nhiều năng lượng hơn đá bóng?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Bơi lội tốn nhiều năng lượng hơn đá bóng vì khi bơi lội ta dùng cả hai tay, trong khi đá bóng ta dùng chân. Mặt khác, khi bơi lội trong môi trường nước lạnh hơn nên cơ thể tốn nhiều nhiệt năng hơn. Hơn nữa, lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
Câu 8 :
Một học sinh xách một chiếc cặp nặng 100 N đi từ tầng 1 lên tầng 3 của trường học. Biết mỗi tầng của trường học cao 3,5m và 1 J là năng lượng cần để nâng một vật nặng 1 N lên độ cao 1 m. Hỏi năng lượng mà học sinh này cần sử dụng là bao nhiêu (J)?
Đáp án : B Phương pháp giải :
- Tính độ cao học sinh ấy đã nâng chiếc cặp xách từ tầng 1 lên tầng 3. - Tính năng lượng cần sử dụng. Lời giải chi tiết :
Khi xách chiếc cặp từ tầng 1 lên tầng 3, học sinh ấy đã nâng chiếc cặp lên độ cao là: \(h = 2{\rm{x}}3,5 = 7\left( m \right)\) Năng lượng cần để nâng chiếc cặp 100 N từ tầng 1 lên tầng 3 là: \(A = 100.7 = 700\left( J \right)\)
Câu 9 :
Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác thông qua:
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác thông qua tác dụng lực và truyền nhiệt.
Câu 10 :
Trong xây dựng, người ta dùng búa máy để đóng các cọc bê tông. Một búa máy có khối lượng M được thả rơi từ độ cao H xuống và đóng vào một cọc bê tông có khối lượng m trên mặt đất làm cọc lún sâu vào trong đất một đoạn h. Hãy nêu sự phụ thuộc của h vào H để thấy được năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
H càng lớn thì h càng lớn. Khi tăng H thì năng lượng của búa máy tăng lên dẫn đến khi đóng cọc thì nó tác dụng lực lên cọc lớn hơn làm cho cọc lún sâu hơn vào trong đất.
|