Bài 5.2, 5.3, 5.4 trang 8 SBT hóa học 11

Giải bài 5.2, 5.3, 5.4 trang 8 sách bài tập hóa học 11. Dung dịch axit mạnh một nấc X nồng độ 0,01 mol/l có pH = 2 và...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 5.2.

Dung dịch axit mạnh một nấc X nồng độ 0,01 mol/l có pH = 2 và dung dịch bazơ mạnh một nấc Y nồng độ 0,01 mol/l có pH = 12. Vậy :

A. X và Y là các chất điện li mạnh.

B. X và Y là các chất điện li yếu.

C. X là chất điện li mạnh, Y là chất điện li yếu.

D. X là chất điện li yếu, Y là chất điện li mạnh.

Phương pháp giải:

Tính pH của từng chất theo nồng độ

So sánh pH đã tính với pH đã cho của đề bài.

+) Nếu pH đã tính bằng pH đề bài => chất đã cho là chất điện li mạnh

+) Nếu pH(axit đã tính) > pH (axit đề bài) => axit là chất điện li yếu. Tương tự với pH của bazơ

Lời giải chi tiết:

Axit mạnh một nấc X có nồng độ 0,01 mol/l  => pH = –log[H+] = –log(0,01)=  2

=> Chứng tỏ axit mạnh

Tương tự bazơ mạnh có nồng độ 0,01 mol/l có  => pOH = –log[OH-] = –log(0,01)=  2=> pH = 14 – 2 = 12

=> Chứng tỏ bazơ mạnh

=> Chọn A

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025

Câu 5.3.

Dung dịch axit mạnh \({H_2}S{O_4}\) 0,1M có :

A. pH = 1        B. pH < 1.

C. pH > 1.       D. [H+] > 0,2M.

Phương pháp giải:

Áp dung công thức tính  pH = –log[H+]

Chú ý: \({H_2}S{O_4}\)  điện li hoàn toàn cho 2H+

Lời giải chi tiết:

pH = –log[H+] = –log (0,1. 2) ≈ 0,69

=> Chọn B

Câu 5.4.

Dung dịch chất A có pH = 3. Cần thêm V2 ml vào V1 ml dung dịch A để pha loãng thành dung dịch có pH = 4. Biểu thức liên hệ giữa V1 và V2 là:

A. V2= 9V1  B. V2 = 100V1   C. V1= 9V2   D. \({V_2} = \dfrac{1}{{10}}{V_1}\)

Phương pháp giải:

+) Tính [H+]

Lời giải chi tiết:

\(pH{\rm{ }} = {\rm{ }}3{\rm{ }} =  > {\rm{ }}\left[ {{H^ + }} \right]{\rm{ }} = {\rm{ }}{10^{ - 3}} =  > {\rm{ }}{n_{^{H + }}} = {10^{ - 3}}{V_1}\)

Khi thêm nước số mol H+ vẫn giữ nguyên, thể tích dung dịch = V1+V2. Ta có

\(\left[ {{H^ + }} \right] = \dfrac{{{{10}^{ - 3}}{V_1}}}{{{V_1} + {V_2}}}\)  

Mặt khác sau khi thêm nước pH = 4 => [H+]= 10-4

Giải phương trình \(\left[ {{H^ + }} \right] = \dfrac{{{{10}^{ - 3}}{V_1}}}{{{V_1} + {V_2}}} = {10^{ - 4}}\)

=> V= 9V1

=> Chọn A

Loigiaihay.com

  • Bài 5.5 trang 8 SBT hóa học 11

    Giải bài 5.5 trang 8 sách bài tập hóa học 11. Nồng độ H+ trong rượu vang là 3,2.10-4M. Sau khi mở nút chai để hở...

  • Bài 5.6 trang 8 SBT hóa học 11

    Giải bài 5.6 trang 8 sách bài tập hóa học 11. Viết phương trình dạng phân tử ứng với phương trình ion rút gọn sau : 1. Ba2+ + ...

  • Bài 5.7 trang 8 SBT hóa học 11

    Giải bài 5.7 trang 8 sách bài tập hóa học 11. Viết phương trình dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng trong dung dịch theo sơ đồ sau : 1. Pb(N03)2 + ...

  • Bài 5.8 trang 9 SBT hóa học 11

    Giải bài 5.8 trang 9 sách bài tập hóa học 11. Hoà tan hoàn toàn 0,12 g Mg trong 100 ml dung dịch HCl 0,2M...

  • Bài 5.9 trang 9 SBT hóa học 11

    Giải bài 5.9 trang 9 sách bài tập hóa học 11. Trong nước biển, magie là kim loại có hàm lượng lớn thứ hai sau natri. Mỗi kilogam ...

Quảng cáo

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

close