Trắc nghiệm Vài nét về tác giả Nguyễn Tuân Văn 11 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Địa danh nào dưới đây là quê của Nguyễn Tuân?

  • A
    Làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
  • B
    Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định
  • C
    Làng Hảo, huyện Mĩ Hào, Hưng Yên
  • D
    Làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm, Hà Nội
Câu 2 :

Nguyễn Tuân xuất thân trong gia đình như thế nào?

  • A
    Gia đình công chức
  • B
    Gia đình có truyền thống yêu nước
  • C
    Gia đình nông dân
  • D
    Gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn
Câu 3 :

Vì sao Nguyễn Tuân bị bắt đi tù?

  • A
    Sang biên giới Thái Lan nhưng không có giấy phép
  • B
    Có tư tưởng chống lại triều đình
  • C
    Tham gia phong trào cách mạng
  • D
    Tất cả các đáp án trên
Câu 4 :

Nguyễn Tuân được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm bao nhiêu?

  • A
    1995
  • B
    1996
  • C
    1997
  • D
    1998
Câu 5 :

Năm 1948 – 1957, Nguyễn Tuân giữ chức vụ nào sau đây?

  • A
    Thư kí hội nhà văn Việt Nam
  • B
    Tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam
  • C
    Chủ tịch hội nhà văn Việt Nam
  • D
    Bí thư Trung ương Đảng
Câu 6 :

Nguyễn Tuân bắt đầu sự nghiệp văn chương khi nào?

  • A
    Khi đang học thành chung
  • B
    Trong tù ở Thái Lan
  • C
    Sau khi ra tù
  • D
    Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 7 :

Tác phẩm nào sau đây KHÔNG PHẢI là tác phẩm của Nguyễn Tuân

  • A
    Vang bóng một thời
  • B
    Cảnh sắc và hương vị đất nước
  • C
    Tùy bút sông Đà
  • D
    Nắng trong vườn
Câu 8 :

Nhận định nào sau đây đúng về con người Nguyễn Tuân?

  • A
    Ông là con người có cốt cách thanh cao, tài năng, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp
  • B
    Ông là người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, từ văn hóa, kinh tế đến quân sự
  • C
    Ông là người tài hoa uyên bác, có hiểu biết phong phú về nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Phong cách nghệ thuật thâu tóm trong một chữ “ngông”
  • D
    Ông là một tấm gương trong sáng, cao đẹp về nhân cách, nghị lực và ý chí, về lòng yêu nước, thương dân và thái độ kiên trung, bất khuất trước kẻ thù
Câu 9 :

Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám là?

  • A
    Mọi sự vật được miêu tả ở phương diện thẩm mĩ. Ông tìm cái đẹp của quá khứ còn vương sót lại, vẻ đẹp “vang bóng một thời”
  • B
    Theo Nguyễn Tuân, cái đẹp có cả ở quá khứ, hiện tại và tương lai
  • C
    Phong cách giản dị, bình dân
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Địa danh nào dưới đây là quê của Nguyễn Tuân?

  • A
    Làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
  • B
    Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định
  • C
    Làng Hảo, huyện Mĩ Hào, Hưng Yên
  • D
    Làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm, Hà Nội

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức về tác giả Nguyễn Tuân

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Tuân quê ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Câu 2 :

Nguyễn Tuân xuất thân trong gia đình như thế nào?

  • A
    Gia đình công chức
  • B
    Gia đình có truyền thống yêu nước
  • C
    Gia đình nông dân
  • D
    Gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức về tác giả Nguyễn Tuân

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Tuân xuất thân trong gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn

Câu 3 :

Vì sao Nguyễn Tuân bị bắt đi tù?

  • A
    Sang biên giới Thái Lan nhưng không có giấy phép
  • B
    Có tư tưởng chống lại triều đình
  • C
    Tham gia phong trào cách mạng
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức về tác giả Nguyễn Tuân

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Tuân bị bắt đi tù vì sang biên giới Thái Lan không có giấy phép

Câu 4 :

Nguyễn Tuân được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm bao nhiêu?

  • A
    1995
  • B
    1996
  • C
    1997
  • D
    1998

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức về tác giả Nguyễn Tuân

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Tuân được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996

Câu 5 :

Năm 1948 – 1957, Nguyễn Tuân giữ chức vụ nào sau đây?

  • A
    Thư kí hội nhà văn Việt Nam
  • B
    Tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam
  • C
    Chủ tịch hội nhà văn Việt Nam
  • D
    Bí thư Trung ương Đảng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức về tác giả Nguyễn Tuân

Lời giải chi tiết :

Năm 1948 – 1957, Nguyễn Tuân là Tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam

Câu 6 :

Nguyễn Tuân bắt đầu sự nghiệp văn chương khi nào?

  • A
    Khi đang học thành chung
  • B
    Trong tù ở Thái Lan
  • C
    Sau khi ra tù
  • D
    Tất cả các đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức về tác giả Nguyễn Tuân

Lời giải chi tiết :

Sau khi ra tù, Nguyễn Tuân bắt đầu sự nghiệp văn chương

Câu 7 :

Tác phẩm nào sau đây KHÔNG PHẢI là tác phẩm của Nguyễn Tuân

  • A
    Vang bóng một thời
  • B
    Cảnh sắc và hương vị đất nước
  • C
    Tùy bút sông Đà
  • D
    Nắng trong vườn

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại các tác phẩm của Nguyễn Tuân

Phương pháp loại trừ

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm Nắng trong vườn của tác giả Thạch Lam

Câu 8 :

Nhận định nào sau đây đúng về con người Nguyễn Tuân?

  • A
    Ông là con người có cốt cách thanh cao, tài năng, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp
  • B
    Ông là người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, từ văn hóa, kinh tế đến quân sự
  • C
    Ông là người tài hoa uyên bác, có hiểu biết phong phú về nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Phong cách nghệ thuật thâu tóm trong một chữ “ngông”
  • D
    Ông là một tấm gương trong sáng, cao đẹp về nhân cách, nghị lực và ý chí, về lòng yêu nước, thương dân và thái độ kiên trung, bất khuất trước kẻ thù

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại nhận định về tác giả Nguyễn Tuân

Phương pháp loại trừ

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Tuân là một người tài hoa, uyên bác, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện

Câu 9 :

Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám là?

  • A
    Mọi sự vật được miêu tả ở phương diện thẩm mĩ. Ông tìm cái đẹp của quá khứ còn vương sót lại, vẻ đẹp “vang bóng một thời”
  • B
    Theo Nguyễn Tuân, cái đẹp có cả ở quá khứ, hiện tại và tương lai
  • C
    Phong cách giản dị, bình dân
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân

Lời giải chi tiết :

Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”: mỗi trang viết của ông đều muốn chứng tỏ tài hoa, uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả ở phương diện thẩm mĩ. Ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại, vẻ đẹp “vang bóng một thời”

close