Trắc nghiệm Chữ người tử tù - Phân tích Văn 11 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Tác giả của Chữ người tử tù là?

  • A
    Nguyễn Tuân
  • B
    Nam Cao
  • C
    Vũ Trọng Phụng
  • D
    Ngô Tất Tố
Câu 2 :

Ban đầu, tác phẩm Chữ người tử tù có tên là?

  • A
    Dòng chữ cuối cùng
  • B
    Dòng chữ cuối
  • C
    Người tử tù
  • D
    Đêm cuối
Câu 3 :

Xuất xứ của tác phẩm là gì?

  • A
    Một chuyến đi
  • B
    Vang bóng một thời
  • C
    Tao đàn
  • D
    Đường vui
Câu 4 :

Nhân vật chính trong Vang bóng một thời phần lớn là:

  • A
    Những nho sĩ cuối mùa – những con người tài hoa, bất đắc chí
  • B
    Những người lao động tài hoa, nghệ sĩ
  • C
    Thành phần trí thức
  • D
    Tất cả các đáp án trên
Câu 5 :

Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù là:

  • A
    Huấn Cao đứng đầu một cuộc tạo phản chống lại triều đình
  • B
    Cuộc gặp gỡ tình cờ, éo le và trở thành tri âm, tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt giữa Huấn Cao và quản ngục
  • C
    Cảnh cho chữ, một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”
  • D
    Tất cả các đáp án trên
Câu 6 :

Việc xây dựng tình huống truyện đặc biệt có tác dụng:

  • A
    Làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao
  • B
    Thể hiện chủ đề tác phẩm: cả ngợi cái đẹp, cái thiện có thể chiến thắng cái xấu, cái ác ở ngay nơi bóng tối bao trùm, nơi cái ác ngự trị
  • C
    Làm sáng tỏ lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục
  • D
    Tất cả các đáp án trên
Câu 7 :

Đáp án nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG về vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao?

  • A
    Tài hoa nghệ sĩ
  • B
    Khí phách hiên ngang
  • C
    Thiên lương trong sáng
  • D
    Biệt nhỡn liên tài
Câu 8 :

Hình tượng nhân vật Huấn Cao được tác giả Nguyễn Tuân lấy nguyên mẫu từ nhân vật lịch sử nào sau đây:

  • A
    Cao Bá Quát
  • B
    Trương Hán Siêu
  • C
    Phạm Ngũ Lão
  • D
    Lý Thường Kiệt
Câu 9 :

Vẻ đẹp khí phách hiên ngang của Huấn Cao được thể hiện qua những chi tiết nào sau đây?

  • A
    “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”
  • B
    “Ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm”
  • C
    “Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh
  • D
    Tất cả các đáp án trên
Câu 10 :

Những chi tiết nào dưới đây thể hiện tài viết chữ đẹp của Huấn Cao?

  • A
    “Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen là có cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó phải không?”
  • B
    “Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm”
  • C
    “Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”
  • D
    Tất cả các đáp án trên
Câu 11 :

Lời khuyên của Huấn Cao: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với nét chữ vuông tươi tắn, nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”. Ý nghĩa của lời khuyên là:

  • A
    Cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái xấu cái ác
  • B
    Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương
  • C
    Nên bỏ nghề để đi viết chữ thuê
  • D
    A và B đúng
Câu 12 :

Giá trị nội dung của tác phẩm Chữ người tử tù là:

  • A
    Khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất
  • B
    Thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp
  • C
    Bộc lộ tấm lòng yêu nước thầm kín của nhà văn Nguyễn Tuân
  • D
    Tất cả các đáp án trên
Câu 13 :

Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Chữ người tử tù là gì?

  • A
    Tạo dựng tình huống truyện độc đáo
  • B
    Nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng
  • C
    Sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tác giả của Chữ người tử tù là?

  • A
    Nguyễn Tuân
  • B
    Nam Cao
  • C
    Vũ Trọng Phụng
  • D
    Ngô Tất Tố

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại tác giả của tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Tác giả của Chữ người tử tù là Nguyễn Tuân

Câu 2 :

Ban đầu, tác phẩm Chữ người tử tù có tên là?

  • A
    Dòng chữ cuối cùng
  • B
    Dòng chữ cuối
  • C
    Người tử tù
  • D
    Đêm cuối

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức về tác phẩm Chữ người tử tù

Lời giải chi tiết :

Ban đầu, tác phẩm có tên là “Dòng chữ cuối cùng”

Câu 3 :

Xuất xứ của tác phẩm là gì?

  • A
    Một chuyến đi
  • B
    Vang bóng một thời
  • C
    Tao đàn
  • D
    Đường vui

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức về tác phẩm Chữ người tử tù

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời

Câu 4 :

Nhân vật chính trong Vang bóng một thời phần lớn là:

  • A
    Những nho sĩ cuối mùa – những con người tài hoa, bất đắc chí
  • B
    Những người lao động tài hoa, nghệ sĩ
  • C
    Thành phần trí thức
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức về tác phẩm Vang bóng một thời

Lời giải chi tiết :

Vang bóng một thời là tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước Cách mạng. Nhân vật chính trong Vang bóng một thời phần lớn là những nho sĩ cuối mùa – những con người tài hoa bất đắc chí

Câu 5 :

Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù là:

  • A
    Huấn Cao đứng đầu một cuộc tạo phản chống lại triều đình
  • B
    Cuộc gặp gỡ tình cờ, éo le và trở thành tri âm, tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt giữa Huấn Cao và quản ngục
  • C
    Cảnh cho chữ, một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản và tìm ra tình huống truyện

Lời giải chi tiết :

Tình huống truyện: Huấn Cao – một tử tù và viên quản ngục tình cờ gặp nhau và trở thành tri âm, tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt: nhà lao.

Câu 6 :

Việc xây dựng tình huống truyện đặc biệt có tác dụng:

  • A
    Làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao
  • B
    Thể hiện chủ đề tác phẩm: cả ngợi cái đẹp, cái thiện có thể chiến thắng cái xấu, cái ác ở ngay nơi bóng tối bao trùm, nơi cái ác ngự trị
  • C
    Làm sáng tỏ lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản, rút ra tình huống truyện

Lời giải chi tiết :

Tình huống truyện độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục. Đồng thời thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm: ca ngợi cái đẹp, cái thiện có thể chiến thắng cái ác, cái xấu ngay ở nơi bóng tối bao trùm, nơi cái ác ngự trị

Câu 7 :

Đáp án nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG về vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao?

  • A
    Tài hoa nghệ sĩ
  • B
    Khí phách hiên ngang
  • C
    Thiên lương trong sáng
  • D
    Biệt nhỡn liên tài

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản

Chú ý những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao

Lời giải chi tiết :

Nhân vật Huấn Cao mang vẻ đẹp:

- Tài hoa nghệ sĩ

- Khí phách hiên ngang

- Thiên lương trong sáng

Câu 8 :

Hình tượng nhân vật Huấn Cao được tác giả Nguyễn Tuân lấy nguyên mẫu từ nhân vật lịch sử nào sau đây:

  • A
    Cao Bá Quát
  • B
    Trương Hán Siêu
  • C
    Phạm Ngũ Lão
  • D
    Lý Thường Kiệt

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức về tác phẩm Chữ người tử tù

Lời giải chi tiết :

Nguyên mẫu: Cao Bá Quát, con người lỗi lạc thời trung đại

Điểm tương đồng:

- Huấn Cao đứng đầu một cuộc tạo phản chống lại triều đình. Cao Bá Quát là thủ lĩnh của nhân dân Mỹ Lương (Hà Tây) chống lại triều đình

- Huấn Cao và Cao Bá Quát đều có tài viết chữ rất đẹp

Câu 9 :

Vẻ đẹp khí phách hiên ngang của Huấn Cao được thể hiện qua những chi tiết nào sau đây?

  • A
    “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”
  • B
    “Ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm”
  • C
    “Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản

Chỉ ra những chi tiết thể hiện khí phách hiên ngang của Huấn Cao

Lời giải chi tiết :

Huấn Cao là người anh hùng có khí phách hiên ngang:

- Qua chi tiết dỗ gông. Tên lính giải áp tù đe dọa, Huấn Cao không để tâm, vẫn lạnh lùng thúc mạnh mũi gông xuống nền đá. Trong mắt Huấn Cao, hắn chỉ là tên tiểu lại giữ tù, tỏ ý coi thường

- Huấn Cao thản nhiên nhận rượu thịt, không sợ hãi những âm mưu nào đó sau hành động biệt nhỡn của quản ngục

Câu 10 :

Những chi tiết nào dưới đây thể hiện tài viết chữ đẹp của Huấn Cao?

  • A
    “Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen là có cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó phải không?”
  • B
    “Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm”
  • C
    “Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản

Chú ý những chi tiết thể hiện tài viết chữ đẹp của Huấn Cao

Lời giải chi tiết :

Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa:

- Là người có “tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp”. Hơn thế mỗi con chữ của Huấn Cao còn chứa đựng khát vọng, hoài bão tung hoành cả một đời người

- “Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm”

- “Có được chữ ông Huấn là có được vật báu ở trên đời”

Câu 11 :

Lời khuyên của Huấn Cao: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với nét chữ vuông tươi tắn, nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”. Ý nghĩa của lời khuyên là:

  • A
    Cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái xấu cái ác
  • B
    Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương
  • C
    Nên bỏ nghề để đi viết chữ thuê
  • D
    A và B đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ lời khuyên ở cuối tác phẩm và phân tích ý nghĩa

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao:

- Cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái xấu cái ác. Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương

→ Cái đẹp có tác dụng cảm hóa con người

Câu 12 :

Giá trị nội dung của tác phẩm Chữ người tử tù là:

  • A
    Khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất
  • B
    Thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp
  • C
    Bộc lộ tấm lòng yêu nước thầm kín của nhà văn Nguyễn Tuân
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ tác phẩm và rút ra giá trị nội dung của tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung:

- Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất

- Qua đó, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ tấm lòng yêu nước thầm kín

Câu 13 :

Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Chữ người tử tù là gì?

  • A
    Tạo dựng tình huống truyện độc đáo
  • B
    Nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng
  • C
    Sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ tác phẩm và rút ra giá trị nghệ thuật của tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Giá trị nghệ thuật:

- Tạo dựng tình huống truyện độc đáo

- Nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng

- Sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình

close