Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 82 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thứcĐọc thuộc lòng đoạn thơ (khoảng 100 chữ) trong một bài thơ đã học dưới đây và trả lời câu hỏi. Tuổi Ngựa: Bài thơ muốn nói gì và nói về ai qua hình ảnh chú ngựa con? Trước cổng trời: Em yêu thích những hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao? Tiếng hạt nảy mầm: Tác giả muốn nói điều gì qua bài thơ và nhan đề của bài thơ? Mầm non: Sự kì thú của thiên nhiên được thể hiện ở những chi tiết nào? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 82 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Đọc thuộc lòng đoạn thơ (khoảng 100 chữ) trong một bài thơ đã học dưới đây và trả lời câu hỏi. Tuổi Ngựa: Bài thơ muốn nói gì và nói về ai qua hình ảnh chú ngựa con? Trước cổng trời: Em yêu thích những hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao? Tiếng hạt nảy mầm: Tác giả muốn nói điều gì qua bài thơ và nhan đề của bài thơ? Mầm non: Sự kì thú của thiên nhiên được thể hiện ở những chi tiết nào? Phương pháp giải: Em tiến hành đọc thuộc lòng đoạn thơ (khoảng 100 chữ) trong một bài thơ và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Tuổi ngựa: - Bài thơ muốn nói nói về sự trưởng thành và cuộc hành trình của một đứa trẻ qua hình ảnh chú ngựa con. Qua đó bạn nhỏ muốn nói với mẹ rằng dù con có đi đến bất cứ nơi nào, dù là núi, rừng, sông hay biển thì người mẹ cũng đừng buồn và lo lắng bởi bạn nhỏ luôn nhớ, biết ơn với mẹ và trở về hiếu thảo bên cạnh mẹ. Tiếng hạt nảy mầm - Tác giả muốn nói về lớp học của các bạn học sinh bị khiếm thị, ở đó các bạn được học tập với cô giáo có trái tim ấm áp, luôn quan tâm, mong muốn truyền đạt những kiến thức hay và bổ ích cho học sinh của mình. Trước cổng trời - Em yêu thích hình ảnh "Suốt triền rừng hoang dã". Vì nó khắc họa được hình ảnh những con suối nằm vắt vẻo, uốn lượn xen giữa khu rừng một cách nên thơ và có phần tinh nghịch, mới lạ. Mầm non - Sự kì thú của thiên nhiên thể hiện ở những chi tiết: mây bay hối hả, mưa lất phất, lá cây rào rào tuôn, rải vàng vàng đầy mặt đất, rừng cây thưa thớt, thỏ phóng nhanh, nấp vào bụi vắng, ngọn cỏ, làn rêu: im ắng Câu 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 82 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Từ ngọn và từ gốc trong mỗi câu dưới đây mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Phương pháp giải: Em đọc kĩ các câu để xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển. Lời giải chi tiết: a. - Nghĩa gốc: phần trên cùng của cây, là phần cao nhất và có hình nón, đối lập với gốc. - Nghĩa chuyển: từ dùng để chỉ từng đơn vị những vật chuyển động thành làn, luồng. - Nghĩa chuyển: từ dùng để chỉ từng đơn vị một số cây hay một số vật có đầu nhọn hoặc có hình nón. b. - Nghĩa chuyển: từ dùng để chỉ từng đơn vị cây trồng. - Nghĩa gốc: đoạn dưới của thân cây ở sát đất - Nghĩa chuyển: cái, nơi từ đó sinh ra, tạo ra những cái được nói đến nào đó. Câu 3 Trả lời câu hỏi 3 trang 82 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của mỗi từ dưới đây: Lá Nụ Phương pháp giải: Em suy nghĩ và đặt câu phù hợp. Lời giải chi tiết: - Lá: + Nghĩa gốc: Lá cây rất xanh tươi. + Nghĩa chuyển: Em gửi cho bạn một lá thư. - Nụ: + Nghĩa gốc: Nụ hoa sắp nở. + Nghĩa chuyển: Mẹ tặng cho em một nụ hôn. Câu 4 Trả lời câu hỏi 4 trang 82 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi. Đêm Trung thu, (1) bà tôi trải một chiếc chiếu ngoài hiên. Bố tôi bê ra một đĩa to, nào bưởi, hồng, kẹo,... lại còn cả bánh đa nữa. - Cháu ra đây với (2) bà nào! Tôi chạy ra, bốc mấy cái kẹo nhét vào túi. (3) Bà hỏi: – Sao chưa ăn đã để dành vậy cháu? – Cháu cất đi, đến mai đưa cho em Tâm. Ban nãy, cháu làm nó ngã. (4) Bà ôm tôi vào lòng, thơm lên tóc tôi, không nói. (Theo Kao Sơn) a. Từ bà ở vị trí nào được dùng để xưng hô? b. Trong đoạn văn, còn danh từ nào cũng được dùng để xưng hô? Phương pháp giải: Em đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: a. Từ bà trong vị trí (2) dùng để xưng hô. b. Trong đoạn văn, còn danh từ cháu cũng được cùng để xưng hô. Câu 5 Trả lời câu hỏi 5 trang 83 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tìm đại từ thay thế phù hợp thay cho mỗi bông hoa. Ngày xưa, trên cao nguyên có một đồng cỏ ở rất xa chỗ sinh sống của loài người. Nơi * có một dòng suối trong như pha lê và những tảng đá vân nằm giữa những đám hoa bướm bướm, hoa thạch thảo màu hồng, màu tím. Muốn tới * phải vượt qua những cánh rừng, những dãy núi, những dòng sông... Muông thú gọi * là làng Hươu. (Theo Vũ Hùng) Phương pháp giải: Em đọc kĩ đoạn văn để điền đại từ thay thế phù hợp. Lời giải chi tiết: Ngày xưa, trên cao nguyên có một đồng cỏ ở rất xa chỗ sinh sống của loài người. Nơi đó có một dòng suối trong như pha lê và những tảng đá vân nằm giữa những đám hoa bướm bướm, hoa thạch thảo màu hồng, màu tím. Muốn tới đó phải vượt qua những cánh rừng, những dãy núi, những dòng sông... Muông thú gọi nơi đó là làng Hươu.
Quảng cáo
|