Bài 1: Câu đơn và câu ghép trang 10 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thứcĐọc các câu sau và thực hiện yêu cầu. a. Trời không mưa. Ruộng đồng khô hạn, nứt nẻ. b. Trời không mưa nên ruộng đồng khô hạn, nứt nẻ. – Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu ở ví dụ a. – Câu ở ví dụ b có mấy cụm chủ ngữ – vị ngữ? Từ nên có tác dụng gì trong câu? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 10 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Đọc các câu sau và thực hiện yêu cầu. a. Trời không mưa. Ruộng đồng khô hạn, nứt nẻ. b. Trời không mưa nên ruộng đồng khô hạn, nứt nẻ. – Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu ở ví dụ a. – Câu ở ví dụ b có mấy cụm chủ ngữ – vị ngữ? Từ nên có tác dụng gì trong câu? Phương pháp giải: Em đọc kĩ các câu văn và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: - Trời/ không mưa. Ruộng đồng/ khô hạn, nứt nẻ. CN1 VN1 CN2 VN2 - Câu ở ví dụ b có 2 cụm chủ ngữ - vị ngữ. Từ nên có tác dụng nối hai cụm chủ ngữ - vị ngữ trong câu. Câu 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 10 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Xác định câu có hai cụm chủ ngữ – vị ngữ trong đoạn văn dưới đây. Từ nào có tác dụng nối các cụm chủ ngữ – vị ngữ đó?
Phương pháp giải: Em đọc kĩ đoạn văn để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: - Câu có hai cụm chủ ngữ - vị ngữ: Đến nay, con người đã có những con tàu to lớn vượt biển khơi, nhưng những cánh buồm vẫn sống mãi cùng sông nước và con người. - Từ nhưng có tác dụng nối các cụm chủ ngữ – vị ngữ đó.
Ghi nhớ – Câu đơn là câu có một cụm chủ ngữ – vị ngữ. – Câu ghép là câu gồm các cụm chủ ngữ – vị ngữ ghép lại. Mỗi cụm chủ ngữ – vị ngữ trong câu ghép được gọi là một vế câu. Các vế trong câu ghép có sự kết nối chặt chẽ với nhau. Câu 3 Trả lời câu hỏi 3 trang 10 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây và xác định các vế trong mỗi câu ghép. (1) Chúng tôi đi chăn trâu, ngày nào cũng qua suối. (2) Cỏ gần nước tươi tốt nên trâu ăn cỏ miền theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi. (3) Chiều về, đàn trâu no cỏ đằm mình dưới suối, chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình. (Theo Văn Thành Lê) Phương pháp giải: Em đọc kĩ đoạn văn để tìm câu ghép và xác định các vế trong câu. Lời giải chi tiết: (2) Cỏ gần nước tươi tốt nên trâu ăn cỏ miền theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi. Vế 1: Cỏ gần nước tươi tốt Vế 2: trâu ăn cỏ miền theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi. (3) Chiều về, đàn trâu no cỏ đằm mình dưới suối, chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình. Vế 1: đàn trâu no cỏ đằm mình dưới suối Vế 2: chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình. Câu 4 Trả lời câu hỏi 4 trang 10 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Đặt 1 – 2 câu ghép nói về nhân vật Nai Ngọc trong bài đọc Tiếng hát của người đá. Phương pháp giải: Em suy nghĩ và đặt câu phù hợp. Lời giải chi tiết: Nai Ngọc đã giúp đỡ dân làng nên cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp hơn.
Quảng cáo
|