Phần 1 - Ôn tập: Tiết 1 - 2 trang 148 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức

Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu. a. Nêu tên các chủ điểm đã học trong Tiếng Việt 5 (tập một và tập hai). b. Theo em, bức tranh muốn nói điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em. A. Con đường học tập rộng mở đang chờ đón em bước tiếp. B. Kiến thức là vô tận, hãy khám phá để thành công. C. Học tập là một hành trình để đi đến tương lai tốt đẹp.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 148 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu.

a. Nêu tên các chủ điểm đã học trong Tiếng Việt 5 (tập một và tập hai).

b. Theo em, bức tranh muốn nói điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

A. Con đường học tập rộng mở đang chờ đón em bước tiếp.

B. Kiến thức là vô tận, hãy khám phá để thành công.

C. Học tập là một hành trình để đi đến tương lai tốt đẹp.

Phương pháp giải:

a. Em dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

b. Em quan sát tranh để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a. Các chủ điểm đã học trong Tiếng Việt 5 (tập một và tập hai):

- Thế giới tuổi thơ

- Thiên nhiên kì thú

- Trên con đường học tập

- Nghệ thuật muôn màu

- Vẻ đẹp cuộc sống

- Hương sắc trăm miền

- Tiếp bước cha ông

- Thế giới của chúng ta

b. Theo em, bức tranh muốn nói: B. Kiến thức là vô tận, hãy khám phá để thành công.

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 149 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Tóm tắt nội dung 1 – 2 câu chuyện dưới đây. Nêu điều em tâm đắc nhất trong câu chuyện đó và giải thích vì sao.

- Danh y Tuệ Tĩnh

- Những con hạc giấy

- Người thầy của muôn đời

- Một người hùng thầm lặng

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

– Tóm tắt câu chuyện Người thầy của muôn đời: Thầy Chu Văn An là nhà giáo nổi tiếng, được nhiều học trò theo học. Năm ấy, đến ngày mừng thọ cụ tròn sáu mươi tuổi, học trò bốn phương tề tựu thăm cụ, dâng biếu cụ quà. Cụ hỏi thăm công việc từng người, bảo ban học trò rồi dẫn học trò tới nhà thầy của mình. Học trò hàng lối đi theo, tới sân, cụ và các trò vái lạy thầy giáo già. Các học trò khi ấy được học bài học thấm thía về nghĩa thầy trò.

Điều em tâm đắc nhất trong câu chuyện này là cụ giáo Chu dẫn tất cả trò của mình sang nhà thầy giáo cũ, vì em nghĩ cụ Chu không đi một mình, cùng rủ học trò có lẽ vì ý đồ tốt. Cụ muốn thầy học trò biết mình cũng trọng nghĩa thầy trò, không quên ơn người cũ; ý nhắc học trò cũng cần trọng nghĩa thầy trò đến suốt đời.

– Tóm tắt câu chuyện Những con hạc giấy: Sau khi nước Mỹ chế tạo hai quả bom nguyên tử đã quyết định đem ném xuống hai thành phố lớn của Nhật Bản. Hậu quả làm nửa triệu người chết và nhiễm phóng xạ, trong đó có câu chuyện của Xa-xa-ki Xa-đa-cô mới hai tuổi cũng bị nhiễm phóng xạ. Cô bé nghĩ và tin vào kì tích sau khi gấp một nghìn con hạc giấy để đổi lấy một điều ước. Nghe tin, nhiều bạn nhỏ khắp nước Nhật cũng gửi hạc giấy về cho bé. Song, cái chết vẫn đến với em. Học sinh toàn thành phố quyên góp tiền xây đài tưởng niệm những nạn nhân của cả nước, trong đó có mô phỏng hình ảnh Xa-đa-cô.

Điều em tâm đắc nhất trong câu chuyện này là trẻ em khắp cả nước Nhật đã gửi hàng nghìn con hạc giấy đến cho Xa-đa-cô. Vì điều ước khi gấp một nghìn con hạc giấy không có thật, nhưng vì Xa-đa-cô tin, trẻ em cũng muốn ủng hộ và an ủi nên cùng tin tưởng, chỉ tiếc điều ước ấy không có thực.

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 149 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Chọn từ thích hợp thay cho mỗi bông hoa.

Nhiều

Đông

Đầy

a. * như kiến

b. Năng mưa thì giếng năng *.

c. * sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

d. Con ơi nhớ lấy câu này

Sông sâu chở lội, đò * chớ qua.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu để điền từ phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a. Đông như kiến

b. Năng mưa thì giếng năng đầy.

c. Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

d. Con ơi nhớ lấy câu này

Sông sâu chở lội, đò đầy chớ qua.

Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 149 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Đặt câu để phân biệt nghĩa của ba từ: ít, thưa, vắng.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và đặt câu phù hợp.

Lời giải chi tiết:

- Em có ít đồ chơi.

- Hàng cây mọc thưa thớt.

- Mẹ em vắng nhà

Câu 5

Trả lời câu hỏi 5 trang 149 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Các câu trong mỗi đoạn văn dưới đây liên kết với nhau bằng cách nào? Từ ngữ nào cho em biết điều đó?

a. Cạnh nơi ở của loài nai, bên những dải đất ẩm ướt ven suối là nơi ở của loài hươu. Ban ngày, chúng ẩn náu trong những lùm cây hoặc những bờ lau sậy um tùm, chiều xuống mới ra đi ăn, hửng sáng lại trở về ổ nằm ngủ. Chúng không đẹp: mình dài, chân ngắn, lông màu vàng nhạt hoặc nâu đen. Thế nhưng chúng lại là những con vật dũng cảm nhất trong loài có gạc.

(Theo Vũ Hùng)

b. Mỗi mùa của Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực. Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he... Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ Hạ Long, Bãi Cháy hay Tuần Châu, Bản Sen hay Ngọc Vừng,... ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta.

(Thi Sảnh)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các đoạn văn để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a. Các câu liên kết với nhau bằng từ nối: ban ngày, thế nhưng.

Các câu liên kết với nhau bằng từ thay thế: chúng.

b. Các câu liên kết với nhau bằng cách lặp lại từ: mùa, Hạ Long, hè, gió

Các câu liên kết với nhau bằng từ nối: song.

Câu 6

Trả lời câu hỏi 6 trang 149 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Viết 2 – 3 câu tả cảnh nơi em ở vào một ngày mưa hoặc một ngày nắng, cho biết biện pháp liên kết câu em đã sử dụng trong đoạn văn.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và viết câu theo yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

Nơi em ở là một vùng giáp với nhiều đồi núi, nơi có những trận mưa khi nhẹ nhàng, khi xối xả dữ dội. Cơn mưa lên những triền đồi, nước từ khắp nơi bủa về khu đất bằng, nước xối nhau, đuổi nhau dồn về hạ lưu. Thật vậy, nước mưa dữ dội không tiếc thương, cuốn phăng mọi thứ chúng có thể đủ sức cuốn đi, là mưa nhưng mưa không đẹp đẽ, dịu dàng.

– Biện pháp liên kết câu em đã dùng là: lặp lại từ “mưa”, dùng từ ngữ nối “thật vậy”.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close