Bài 13: Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh trang 67 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức

Chọn 1 trong 2 đề dưới dây: Đề 1: Tả một cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em hoặc ở nơi gia đình em sinh sống. Đề 2: Tả một cảnh biển đảo em đã được thấy tận mắt hoặc xem trên phim ảnh.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Chọn 1 trong 2 đề dưới dây:

Đề 1: Tả một cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em hoặc ở nơi gia đình em sinh sống.

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 67 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Lập dàn ý.

Dựa vào kết quả quan sát trong hoạt động Viết ở Bài 12, lập dàn ý cho để bài đã chọn.

G:

Mở bài

Nêu những ý giới thiệu bao quát về phong cảnh theo cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.

Thân bài

Liệt kê nội dung miêu tả theo một trong các trình tự:

– Theo không gian: Tả lần lượt từng phần hoặc từng vẻ đẹp của phong cảnh theo trình tự từ gần tới xa, từ thấp lên cao, từ trái sang phải,..

– Theo thời gian: Tả sự biến đổi hoặc đặc điểm của phong cảnh trong những thời gian khác nhau (các buổi trong ngày, các mùa trong năm,...).

– Theo không gian kết hợp với thời gian: Tả sự đổi thay đổi của từng sự vật, hiện tượng... trong những thời điểm khác nhau.

Lưu ý:

– Đặc điểm của phong cảnh cần được cảm nhận bằng nhiều giác quan.

– Tập trung miêu tả những sự vật, hiện tượng,... nổi bật.

Kết bài

Nêu suy nghĩ, nhận xét hoặc tình cảm, cảm xúc đối với phong cảnh được miêu tả theo cách kết bài mở rộng hoặc không mở rộng.

Phương pháp giải:

Em tiến hành lập dàn ý dựa vào kết quả quan sát trong hoạt động Viết ở Bài 12 và gợi ý.

Lời giải chi tiết:

Đề 1: Tả một cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em hoặc ở nơi gia đình em sinh sống.

1. Mở bài: Giới thiệu con sông.

2. Thân bài:

a) Tả bao quát:

  • Dòng sông không biết bắt nguồn từ đâu khi nghé thăm ngôi làng của em nó chảy êm ả, dịu dàng như muốn cho mọi người có đủ thời gian để ngắm nhìn làng nước trong xanh của nó.

  • Dọc hai bên bờ sông là những bãi ngô, bãi khoai xanh biếc, tươi mát.

  • Xa xa, khuất sau rặng tre xanh đầu làng là những cánh đồng lúa vàng tươi, mênh mông, bát ngát thẳng cánh cò bay.

b) Tả chi tiết:

- Buổi sáng:

  • Bầu trời trong xanh, cao vời vợi.

  • Những đám mây trắng như bông trôi bồng bềnh, nhè nhẹ.

  • Con sông mới ấm áp và hiền hòa làm sao!

  • Nước sông trong vắt làm em có cảm giác như có thể nhìn xuống tận đáy sông.

  • Mặt sông phẳng lì như một chiếc gương soi.

  • Từng đoàn thuyền đánh cá bắt đầu giương buồm, thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Tiếng hò, tiếng hát vang lên làm xua tan mệt mỏi.

- Buổi trưa:

  • Những buổi trưa hè oi ả mặt sông nhuộm một vàng của nắng.

  • Nước sông ánh lên, lóe lên bóng nhẫy.

  • Một làn gió nhẹ thoáng qua, những rặng tre khẽ đu đưa như thì thầm với chị gió.

  • Các cô bé, cậu bé rủ nhau ra sông tắm. Chúng lặn hụp, vùng vẫy, đùa giỡn thỏa thích cùng nhau.

  • Dòng sông ôm chúng chúng vào lòng, vui cười, đùa nghịch với chúng.

  • Sông dịu hiền như người mẹ đang nâng niu, săn sóc đàn con thơ ngây yêu dấu của mình.

- Buổi chiều:

  • Khi ông mặt trời đã bắt đầu khuất sau lũy tre xanh đầu làng, dòng sông trở nên dịu mát.

  • Hai bên bờ rộn rã tiếng nói, cười vui vẻ của đám trẻ con vây quanh những thúng cá to đầy ắp.

- Buổi tối:

  • Khi ông trăng tròn vằng vặc treo lơ lửng trên ngọn tre soi bóng xuống mặt sông gợn nước lung linh phủ đầy một màu vàng óng ánh.

  • Dòng sông được ánh trăng chiếu xuống như khoác một chiếc áo dát bạc.

  • Trăng tỏa sáng đôi bờ sông, soi rõ từng khuôn mặt.

  • Một số người chèo thuyền ra giữa sông hóng gió, ngắm trăng.

3. Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho dòng sông mà mình vừa miêu tả

Đề 2: Tả một cảnh biển đảo em đã được thấy tận mắt hoặc xem trên phim ảnh.

a) Mở bài: Giới thiệu cảnh biển đảo mà em muốn miêu tả:

  • Biển đảo đó nằm ở tỉnh thành nào? Có nhiều người biết đến không?

  • Em đã được đến biển đảo đó vào thời gian nào? Ấn tượng đầu tiên của em về phong cảnh ở đó.

b) Thân bài: Miêu tả các đặc điểm nổi bật của phong cảnh ở biển đảo đó:

  • Không khí ở đó như thế nào? Có nhiều nắng vào gió không? Bầu trời có màu sắc ra sao? Em có cảm thấy thoải mái và yêu thích thời tiết ở đó không?

  • Bờ biển ở đó có dài, rộng và bằng phẳng không?

  • Bãi cát ở đó có màu sắc như thế nào? Có mềm mịn không? Có nhiều đá, sỏi, vỏ sò rải rác không?

  • Nước biển có màu sắc như thế nào? Khi lội xuống có cảm giác ra sao? Dưới nước có những sự vật gì?

  • Nước biển ven bờ có sâu không? Có phù hợp để bơi lội hay thực hiện các hoạt động lặn không?

  • Có nhiều sóng biển không? Đặc điểm của sóng biển ở đó như thế nào? Phù hợp với những hoạt động gì?

  • Cảnh quan trên bờ cát ở biển đảo đó như thế nào? Có nhiều cây xanh, hàng quán, nơi nghỉ dưỡng không?

  • Em cảm nhận như thế nào về cảnh thiên nhiên ở trên đảo đó? Vẻ đẹp thiên nhiên và các công trình kiến trúc do con người tạo ra có cân bằng với nhau không? Em có thích điều đó không?

  • Em đã có những hoạt động gì ở trên bờ biển và hòn đảo đó? Em thích hoạt động nào nhất?

c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho biển đảo mà mình vừa miêu tả

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 67 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Góp ý và chỉnh sửa dàn ý.

- Những cảnh vật được lựa chọn để miêu tả

- Cách sắp xếp trình tự miêu tả các cảnh vật

- *

Phương pháp giải:

Em tiến hành góp ý và chỉnh sửa dàn ý dựa vào gợi ý.

Lời giải chi tiết:

Em tiến hành góp ý và chỉnh sửa dàn ý dựa vào gợi ý.

Vận dụng

Trả lời câu hỏi vận dụng trang 67 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Tìm đọc sách báo viết về núi, hang động, đại dương, các hành tinh trong hệ Mặt Trời,... hoặc hiện tượng trong thế giới tự nhiên (núi lửa phun trào, lốc xoáy, mưa đá,...).

Phương pháp giải:

Em tiến hành tìm đọc sách báo viết về núi, hang động, đại dương, các hành tinh trong hệ Mặt Trời,... hoặc hiện tượng trong thế giới tự nhiên (núi lửa phun trào, lốc xoáy, mưa đá,...) qua sách báo, internet,…

Lời giải chi tiết:

- Sách về núi và hang động:

+ "Thế giới kỳ diệu của núi và hang động": Sách này có thể giới thiệu về các loại núi, sự hình thành và đặc điểm của chúng, cũng như khám phá về hang động và các hệ sinh thái độc đáo bên trong chúng.

+ "Những câu chuyện về núi và hang động": Sách này có thể kể lại những câu chuyện thú vị và hấp dẫn về những cuộc thám hiểm núi và hang động trên khắp thế giới.

- Sách về đại dương và hệ sinh thái biển:

+ "Hành trình khám phá đại dương": Sách này có thể trình bày về các loại đại dương, cuộc sống dưới biển, sự đa dạng sinh học trong đại dương, cũng như vấn đề bảo vệ môi trường biển.

+ "Kỳ quan của thế giới dưới biển": Sách này có thể giới thiệu về những điều kỳ diệu và bí ẩn dưới lòng đại dương, từ các loài sinh vật đến cấu trúc địa chất dưới biển.

- Sách về hành tinh trong hệ Mặt Trời:

+ "Khám phá hành tinh": Sách này có thể trình bày về các hành tinh trong hệ Mặt Trời, đặc điểm và sự đa dạng của chúng, cũng như các nghiên cứu và khám phá gần đây về hành tinh khác ngoài hệ Mặt Trời.

+ "Hành tinh và vũ trụ": Sách này có thể mô tả về vũ trụ lớn, các hành tinh, sao, thiên thể và các hiện tượng thiên văn khác.

- Sách về hiện tượng trong thế giới tự nhiên:

+ "Kỳ quan của thiên nhiên": Sách này có thể đề cập đến những hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như núi lửa phun trào, lốc xoáy, mưa đá, cũng như các hiện tượng khác như cơn bão, cơn lốc, vàng rơi từ trời,….

+ "Kỳ quan tự nhiên của thế giới": Sách này có thể khám phá về các kỳ quan tự nhiên trên thế giới, từ những địa hình độc đáo đến những hiện tượng thiên nhiên kỳ diệu.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close