Bài 10: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc trang 51 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thứcChọn một trong những đề dưới đây: Đề 1: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một lễ hội của quê hương. Đề 2: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một buổi hoạt động ngoại khoá của trường hoặc lớp em. Đề 3: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về hoạt động gói bánh chưng hoặc bánh tét ngày Tết. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Chọn một trong những đề dưới đây: Đề 1: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một lễ hội của quê hương. Đề 2: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một buổi hoạt động ngoại khoá của trường hoặc lớp em. Đề 3: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về hoạt động gói bánh chưng hoặc bánh tét ngày Tết. Câu 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 51 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Chuẩn bị. – Lựa chọn sự việc mà em muốn thể hiện tình cảm, cảm xúc. – Ghi chép lại những chi tiết nổi bật của sự việc, ghi ngắn gọn tình cảm, cảm xúc của em về những chi tiết đó. Phương pháp giải: Em tiến hành chuẩn bị theo yêu cầu. Lời giải chi tiết: - Lựa chọn sự việc: Hội vật ở Đan Phượng, Hà Nội. - Ghi ghép những chi tiết nổi bật: + Một trận đấu vật bao gồm hai người tham gia. Hai đô vật khỏe mạnh, lực lưỡng bước vào sân cúi chào khán giả. + Khi trọng tài tít còi và phất cờ ra hiệu trận đấu bắt đầu, hai đô vật đôi tay chắc khỏe ra múa khỏi động. + Đôi chân không ngừng giậm nhảy để tìm cách tiến lại gần đối thủ. + Một hồi, đô vật thắt khăn xanh một tay giữ được chân đô vật thắt khăn đỏ, một tay giữ bờ vai. + Thân hình hai đô vật dũng mãnh, gương mặt nhễ nhại dưới ánh nắng. + Hai đô vật đưa cánh tay vạm vỡ lau vội mồ hôi trên khuôn mặt rồi giơ tay chào kết thúc trận vật. - Tình cảm, cảm xúc của em: Hội vật thực sự đã trở thành nét đẹp văn hóa trong dịp đầu năm của người dân Đan Phượng. Câu 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 51 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tìm ý. G: Mở đầu: Sự việc mà em muốn thể hiện tình cảm, cảm xúc là gì? Sự việc đó diễn ra khi nào? Ở đâu? Triển khai: Em có tình cảm, cảm xúc gì về những chi tiết nổi bật của sự việc (khung cảnh, hoạt động, người tham gia,…) Kết thúc: Nêu ý nghĩa của sự việc, khẳng định lại tình cảm, cảm xúc đối với sự việc. Phương pháp giải: Em tiến hành tìm ý dựa vào gợi ý. Lời giải chi tiết: - Mở đầu: Trong dịp Tết vừa qua, em được bố mẹ đưa đi chơi các lễ hội ở vùng ngoại thành. Em rất ấn tượng với hội vật ở Đan Phượng. Hội diễn ra từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 9 tháng Giêng hằng năm để mừng Đảng, mừng Xuân và hun đúc tinh thần thượng võ của nhân dân. - Triển khai: + Không khí hội vật rất tưng bừng và náo nhiệt. + Một trận đấu vật bao gồm hai người tham gia. Hai đô vật khỏe mạnh, lực lưỡng bước vào sân cúi chào khán giả. + Khi trọng tài tít còi và phất cờ ra hiệu trận đấu bắt đầu, hai đô vật đôi tay chắc khỏe ra múa khỏi động. + Đôi chân không ngừng giậm nhảy để tìm cách tiến lại gần đối thủ. + Một hồi, đô vật thắt khăn xanh một tay giữ được chân đô vật thắt khăn đỏ, một tay giữ bờ vai. + Khán giả đánh trống, vẫy cờ và hò reo không ngừng cổ vũ trận vật làm không khí càng náo nhiệt. + Thân hình hai đô vật dũng mãnh, gương mặt nhễ nhại dưới ánh nắng. + Thoắt cái, một đô vật đã vật được đối thủ ngã xuống đất. + Khán giả vỗ tay, hò hét để chúc mừng chiến thắng này. + Hai đô vật đưa cánh tay vạm vỡ lau vội mồ hôi trên khuôn mặt rồi giơ tay chào kết thúc trận vật. - Kết thúc: Hội vật thực sự đã trở thành nét đẹp văn hóa trong dịp đầu năm của người dân Đan Phượng. Câu 3 Trả lời câu hỏi 3 trang 51 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Góp ý và chỉnh sửa. – Các ý có được sắp xếp hợp lí và phù hợp với bố cục của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc không? – Có thể hiện được tình cảm, cảm xúc về những chi tiết nổi bật của sự việc không? Phương pháp giải: Em tiến hành góp ý và chỉnh sửa dựa vào gợi ý. Lời giải chi tiết: Em tiến hành góp ý và chỉnh sửa dựa vào gợi ý.
Quảng cáo
|