Bài 3: Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo trang 21 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức

Chọn 1 trong 2 đề dưới đây: Đề 1: Viết bài văn kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa. Đề 2: Viết bài văn kể sáng tạo một câu chuyện có nhân vật chính là con vật hoặc đồ vật.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:

Đề 1: Viết bài văn kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa.

Đề 2: Viết bài văn kể sáng tạo một câu chuyện có nhân vật chính là con vật hoặc đồ vật.

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 21 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Chuẩn bị.

Phương pháp giải:

Em tiến hành chuẩn bị theo gợi ý.

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 21 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Lập dàn ý.

Gợi ý:

Mở bài: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả,... (Nếu đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện, em cần giới thiệu mình là nhân vật nào.)

Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự hợp lí, trong đó có chi tiết được kể sáng tạo theo 1 trong 3 cách:

– Sáng tạo thêm chi tiết (có thể lựa chọn sáng tạo một hoặc nhiều chi tiết).

– Thay đổi cách kết thúc theo tưởng tượng của em.

– Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện (chú ý cách xưng hộ, cách thể hiện lời nói, suy nghĩ, cảm xúc phù hợp với nhân vật).

Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc,... về câu chuyện hoặc nêu kết thúc của câu chuyện dưới góc nhìn của nhân vật (nếu đóng vai kể chuyện).

Phương pháp giải:

Em lập dàn ý dựa vào gợi ý.

Lời giải chi tiết:

- Mở bài: Hoá thân thành nhân vật Thỏ để giới thiệu bản thân:

Tôi là Thỏ, tôi sống ở trong rừng. Tôi muốn kể cho các bạn nghe một kỉ niệm đáng nhớ về tôi và Rùa.

- Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện:

+ Tôi chạy rất nhanh, gặp ai tôi cũng khoe khoang rằng mình chạy nhanh nhất khu rừng này.

+ Một hôm, tôi thấy Rùa lê bước chậm chạp tôi bèn chế giễu hắn. Rùa nghe vậy liền thách đấu với tôi. Tôi tin rằng mình sẽ giành chiến thắng nên nhận lời thách thức của Rùa

+ Cuộc thi bắt đầu, tôi chạy vụt đi rất nhanh, bỏ lại Rùa ở phía sau. Chạy được một đoạn tôi quyết định dừng lại nghỉ ngơi.

+ Đến khi nghe tiếng reo hò của các loài vật tôi mới giật mình tỉnh giấc. Tôi chợt nhận ra Rùa đã đến gần vạch đích từ lúc nào, giờ có dùng hết sức chạy thật nhanh tôi cũng không thể đuổi kịp Rùa nữa.

- Kết bài: Nêu kết thúc của câu chuyện dưới góc nhìn của nhân vật Thỏ:

Tôi nhận ra Rùa đã kiên trì chạy, không dừng lại trong lúc tôi đang ngủ. Quá xấu hổ, tôi không còn mặt mũi nào ra gặp mọi người. Từ đó tôi không còn khoe khoang về tài chạy nhanh của mình và xem thường người khác.

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 21 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Góp ý và chỉnh sửa.

- Nội dung câu chuyện

- Cách sáng tạo các chi tiết trong câu chuyện

Phương pháp giải:

Em tiến hành góp ý và chỉnh sửa.

Lời giải chi tiết:

Em tiến hành góp ý và chỉnh sửa.

Vận dụng

Trả lời câu hỏi trang 22 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Chia sẻ với người thân dàn ý bài viết của em và trao đổi về cách sáng tạo cho câu chuyện.

Phương pháp giải:

Em tiến hành chia sẻ với người thân dàn ý bài viết của em và trao đổi về cách sáng tạo cho câu chuyện.

Lời giải chi tiết:

Em tiến hành chia sẻ với người thân dàn ý bài viết của em và trao đổi về cách sáng tạo cho câu chuyện.

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close