Bài 26: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ trang 129 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thứcChọn 1 trong 2 đề dưới đây: Đề 1: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ. Đề 2: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây: Đề 1: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ. Đề 2: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên. Câu 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 130 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Chuẩn bị. a. Lựa chọn bài thơ theo yêu cầu của đề 1 hoặc đề 2. b. Đọc bài thơ, ghi ngắn gọn những điều em yêu thích ở bài thơ. G: - Bài Tuổi Ngựa: Hình ảnh chú ngựa con hiếu động, giàu tình cảm, có ước mơ bay bổng,. - Bài Tiếng hạt nảy mầm: Tình yêu thương của cô giáo dành cho các bạn học sinh khiếm thính và thế giới âm thanh được cô truyền tải qua hình ảnh,... - Bài Trước cổng trời: Bức tranh thiên nhiên đẹp như mơ ở vùng núi cao ngút ngàn qua lời thơ trong trẻo,... Phương pháp giải: Em tiến hành chuẩn bị dựa vào gợi ý. Lời giải chi tiết: a. Em lựa chọn đề 2. b. Những điều em yêu thích ở bài thơ: Nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh hài hòa màu sắc, cảnh vật của làng quê Việt Nam. Những hình ảnh quen thuộc của làng quê xưa đã đi vào lời thơ một cách thật sinh động. Hình ảnh cuối bài thơ - “tay người như có phép tiên” cho thấy sự khéo léo, tài năng của con người. Câu 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 130 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tìm ý. G: Mở đầu: Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả và nêu cảm nghĩ chung về bài thơ. Triển khai: – Nêu những điều em yêu thích ở bài thơ. Ví dụ: + Nhân vật trong bài thơ dáng yêu, cảnh vật trong bài thơ tươi đẹp,.... + Ý thơ hay, bài thơ có ý nghĩa,... + Cách sử dụng từ ngữ độc đáo, lời thơ truyền cảm,... – Nêu tình cảm, cảm xúc của em về bài thơ. + Yêu mến nhân vật, yêu thích cảnh vật,... + Xúc động trước những câu thơ hay, ý thơ sâu sắc,... Kết thúc: Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em với bài thơ. Phương pháp giải: Em tìm ý dựa vào gợi ý. Lời giải chi tiết: Đề 1: - Mở đầu: Bài thơ "Tuổi Ngựa" của Xuân Quỳnh là một bức tranh sinh động về tuổi thơ hồn nhiên, tươi sáng và khát vọng khám phá thế giới rộng lớn của một đứa trẻ. - Triển khai: Qua hình ảnh chú ngựa con, tác giả đã thể hiện niềm tự hào về tuổi thơ của mình và gửi gắm thông điệp về tình yêu thương mẹ tha thiết. Hình ảnh chú ngựa con tượng trưng cho tuổi thơ đầy sức sống, hăng hái, không ngừng khám phá thế giới xung quanh. Khát vọng này thể hiện sự tò mò, ham học hỏi và mong muốn được trải nghiệm những điều mới mẻ của tuổi thơ. Thế nhưng, dù đi đến đâu, ngựa con vẫn luôn nhớ về mẹ. - Kết thúc: Bài thơ "Tuổi Ngựa" đã khơi gợi trong lòng người đọc những cảm xúc đẹp đẽ về tuổi thơ và tình cảm gia đình. Tuổi thơ là khoảng thời gian quý giá mà mỗi người cần trân trọng. Dù đi đâu, về đâu, ta cũng luôn hướng về gia đình, quê hương và nhớ về những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. Đề 2: - Mở đầu: Bài thơ “Việt Nam quê hương ta” của tác giả Nguyễn Đình Thi đã để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc. - Triển khai: Nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh hài hòa màu sắc, cảnh vật của làng quê Việt Nam. Những hình ảnh quen thuộc của làng quê xưa đã đi vào lời thơ một cách thật sinh động. Cánh đồng lúa mênh mông, với những cánh cò trắng bay lả rập rờn. Cùng với đó là đỉnh núi Trường Sơn hùng vĩ hiện lên trong sương mờ. Cảnh vật thiên nhiên hiện lên mang vẻ thanh bình. Nhưng để có được điều đó, biết bao thế hệ đã phải chịu những đau thương, mất mát từ chiến tranh. Mảnh đất quê hương đã nuôi dưỡng những con người anh hùng dám quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Dù chìm trong máu lửa đau thương, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn kiên cường đứng lên đấu tranh để giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Không chỉ có vậy, con người Việt Nam trọn vẹn tình nghĩa thủy chung thật đáng ngưỡng mộ. Ngoài ra, con người Việt Nam cũng thật tài năng - “trăm nghề của trăm vùng”. Mỗi mảnh đất đều nổi tiếng với một nghề truyền thống được truyền từ đời ông cha để lại. Hình ảnh cuối bài thơ - “tay người như có phép tiên” cho thấy sự khéo léo, tài năng của con người. - Kết thúc: Như vậy, bài thơ đã gợi ra một đất nước Việt Nam luôn tươi đẹp, thơ mộng và tràn đầy sức sống. Câu 3 Trả lời câu hỏi 3 trang 130 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Góp ý và chỉnh sửa. - Những điều yêu thích ở bài thơ - Tình cảm, cảm xúc đối với bài thơ - Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với bài thơ Phương pháp giải: Em tiến hành góp ý và chỉnh sửa dựa vào gợi ý. Lời giải chi tiết: Em tiến hành góp ý và chỉnh sửa dựa vào gợi ý.
Quảng cáo
|