Bài 15: Luyện tập về liên kết câu trong đoạn văn trang 71 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thứcCác câu trong những đoạn văn dưới đây liên kết với nhau bằng cách nào? a. (1) Mới hôm qua, tôi chỉ thấy con đường đất đỏ quen thuộc và những đám cỏ xác xơ. (2) Thế mà hôm nay, đột nhiên những bông hoa mua đầu mùa đã bật nở, tím hồng như những ngọn đèn vui thấp thoáng trong làn sương ẩm. (Theo Vũ Tú Nam) Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 71 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Các câu trong những đoạn văn dưới đây liên kết với nhau bằng cách nào? a. (1) Mới hôm qua, tôi chỉ thấy con đường đất đỏ quen thuộc và những đám cỏ xác xơ. (2) Thế mà hôm nay, đột nhiên những bông hoa mua đầu mùa đã bật nở, tím hồng như những ngọn đèn vui thấp thoáng trong làn sương ẩm. (Theo Vũ Tú Nam) b. (1) Múa sư tử thực chất là một điệu múa võ. (2) Các miếng võ được biểu diễn rõ nhất trong màn sư tử đùa nghịch vờn nhau với đười ươi và khỉ. (3) Đười ươi và khỉ tìm đủ mọi cách để trêu chọc sư tử. (4) Bị trêu chọc, con thú dữ phát khùng nhe răng ra định ngoạm đầu đười ươi và khỉ, nhưng những con vật này dùng đủ miếng võ để né tránh một cách tài tình. (Theo Trần Quốc Vượng – Lê Văn Hảo – Dương Tất Từ) c. (l) Nhà rông là nơi thờ cúng chung, hội họp chung, tiếp khách chung, vui chơi chung của tất cả dân làng. (2) Kiến trúc bên trong nhà rông khá đặc biệt: nhà trống rỗng, chẳng vướng víu một cây cột nào, có nhiều bếp lửa luôn đượm khói, có nơi dành để chiêng trống, nông cụ,... (3) Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến. (4) Vì vậy, nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm. (Theo Ay Dun và Lê Tấn) Phương pháp giải: Em đọc kĩ các đoạn văn để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: a. Sử dụng từ ngữ nối: mới – thế mà b. Sử dụng cách lặp từ ngữ: + Từ câu (1) sang câu (2): võ + Từ câu (2) sang câu (3): đười ươi và khỉ + Từ câu (3) sang câu (4): trêu chọc c. Dùng cách lặp từ ngữ + Từ câu (1) sang câu (2): nhà rông + Từ câu (2) sang câu (3): nhà rông + Từ câu (3) sang câu (4): nhà rông Câu 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 72 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Chọn từ ngữ thay cho bông hoa để liên kết các câu trong đoạn văn. người anh, hai anh em, hai vợ chồng người em, nhưng (1) Ngày xửa ngày xưa ở một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm. (2) * chăm lo làm lụng nên trong nhà cũng đủ ăn. (3) * từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc đều trút cho vợ chồng người em. (4) * thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng. (5) Thấy thế, * sợ em tranh công, liền bàn với vợ cho hai vợ chồng người em ra ở riêng. (Truyện Cây khế) Phương pháp giải: Em đọc kĩ đoạn văn để điền từ ngữ thích hợp. Lời giải chi tiết: (1) Ngày xửa ngày xưa ở một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm. (2) Hai anh em chăm lo làm lụng nên trong nhà cũng đủ ăn. (3) Nhưng từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc đều trút cho vợ chồng người em. (4) Hai vợ chồng người em thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng. (5) Thấy thế, người anh sợ em tranh công, liền bàn với vợ cho hai vợ chồng người em ra ở riêng. Câu 3 Trả lời câu hỏi 3 trang 72 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Viết đoạn văn (4 – 5 câu) giới thiệu về một phương tiện đi lại của người dân ở vùng sông nước, trong đó có sử dụng từ ngữ nối để liên kết câu. Phương pháp giải: Em suy nghĩ và viết đoạn văn phù hợp. Gợi ý: - Đó là phương tiện gì? - Phương tiện đó có đặc điểm như thế nào? - Ý nghĩa của phương tiện. Lời giải chi tiết: Ở vùng sông nước, con thuyền là phương tiện đi lại quen thuộc của người dân. Thuyền không chỉ giúp họ di chuyển từ nơi này sang nơi khác mà còn là công cụ kiếm sống hàng ngày. Với chiếc thuyền, họ có thể ra đồng bắt cá, hái lúa hay chở hàng hóa. Bên cạnh đó, thuyền còn là nơi trú ẩn, nghỉ ngơi sau những giờ lao động mệt nhọc. Dù cuộc sống có khó khăn, gian lao nhưng với người dân vùng sông nước, chiếc thuyền vẫn luôn là biểu tượng của sự bình yên, giản dị và hạnh phúc.
Quảng cáo
|