Mục I, II, ghi nhớ trang 5,6 Vở bài tập Sinh học 7Giải mục I, II, đa dạng về loài, đa dạng về môi trường sống và phần ghi nhớ trang 5,6 VBT Sinh học 7: Kể tên các loài động vật mà em thấy khi: Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mục I I. Đa dạng về loài 1. Kể tên các loài động vật mà em thấy khi: 2. Kể tên các động vật tham gia vào “bản giao hưởng” thường cất lên suốt đêm hè trên cánh đồng quê nước ta: Lời giải chi tiết: 1. - Kéo một mẻ lưới trên biển: tôm, cua, cá chim, cá thu,… - Tát một ao cá: cá chuối, cá chép, cá trê, trai, tôm,… - Đơm đó qua một đêm ở đầm, hồ…: cá chép, cá rô, cá cờ, lươn, … 2. Ếch, nhái, dế mèn, cào cào,… Mục II II. Đa dạng về môi trường sống 1. Điền tên động vật sống trong ba môi trường lớn ở vùng nhiệt đới mà em biết: 2. Đặc điểm giúp chim cánh cụt thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực: 3. Nguyên nhân nào khiến động vật nhiệt đới đa dạng và phong phú? 4. Động vật nước ta đa dạng, phong phú không vì sao? Lời giải chi tiết: 1. - Dưới nước có: cá trắm, mực, bạch tuộc, cá đuối, lươn, nghêu, … - Trên cạn có: hổ, báo, thỏ, mèo, voi, gấu chó, gấu ngựa, … - Trên không có: cò, vạc, chim sẻ, chào mào, sáo nâu, … 2. Chim cánh cụt có một bộ lông không thấm nước và một lớp mỡ dày nên thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực. 3. Động vật nhiệt đới đa dạng và phong phú do vùng nhiệt đới có điều kiện tự nhiên thuận lợi như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nguồn nước, nguồn thức ăn phong phú, … 4. Động vật nước ta đa dạng, phong phú. Vì nước ta thuộc vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sinh vật phát triển, thời tiết thay đổi theo mùa, theo độ cao, theo vĩ tuyến làm số loài phong phú thêm. Ghi nhớ Lời giải chi tiết: Thế giới động vật xung quanh chúng ta vô cùng đa dạng, phong phú. Chúng đa dạng về số loài, kích thước cơ thể, lối sống và môi trường sống. Nhờ sự thích nghi cao với điều kiện sống, động vật phân bố ở khắp các môi trường như: nước mặn, nước ngọt, nước lợ, trên cạn, trên không và ở ngay vùng cực băng giá quanh năm. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|