Bài 4.1, 4.2, 4.3 phần bài tập bổ sung trang 86 SBT toán 6 tập 2Giải bài 4.1, 4.2, 4.3 phần bài tập bổ sung trang 86 sách bài tập toán 6 tập 2. Nhìn mỗi hình vẽ và điền đúng số đo góc vào ô còn trống trong bảng. ... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài 4.1 Nhìn mỗi hình vẽ và điền đúng số đo góc vào ô còn trống trong bảng sau Phương pháp giải: Áp dụng tính chất : Nếu tia Oy nằm giữa tia Ox và tia Oz thì ^xOy+^yOz=^xOz. Lời giải chi tiết: • Hình thứ nhất : Vì tia Oy nằm giữa tia Ox và tia Oz nên ^xOy+^yOz=^xOz ⇒^yOz=^xOz−^xOy=45o−30o=15o. • Hình thứ hai : Vì tia Oy nằm giữa tia Ox và tia Oz nên ^xOy+^yOz=^xOz ⇒^xOz=^xOy+^yOz=30o+45o=75o. • Hình thứ ba : Vì tia Oz nằm giữa tia Ox và tia Oy nên ^xOz+^zOy=^xOy ⇒^xOy=^xOz+^zOy=30o+45o=75o. Vậy ta có bảng kết quả như sau : Bài 4.2 Cho hình bs.5 a) Gọi tên các cặp góc kề nhau đỉnh O trong hình đó. b) Cho biết số đo của các góc đỉnh O trong hình đó. c) Cho biết những cặp góc phụ nhau đỉnh O. d) Cho biết những cặp góc bù nhau đỉnh O. e) Cho biết những cặp góc kề bù nhau đỉnh O. Phương pháp giải: - Áp dụng định nghĩa : +) Hai góc kề nhau là hai góc có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ chứa cạnh chung. +) Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo bằng 90o. +) Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 180o . +) Hai góc vừa kề nhau, vừa bù nhau là hai góc kề bù. - Áp dụng tính chất : Nếu tia Oy nằm giữa tia Ox và tia Oz thì ^xOy+^yOz=^xOz. Lời giải chi tiết: a) Các cặp góc kề nhau đỉnh O là: mOn và nOw ; mOn và nOz ; mOn và nOt ; mOw và zOw ; mOw và tOw ; mOz và zOt ; wOn và zOw ; wOn và tOw ; wOz và zOt. b) Quan sát hình vẽ ta thấy ^mOw và ^wOt là hai góc kề bù ⇒^mOw+^wOt=180∘ ⇒^mOw=180∘−^wOt ⇒^mOw=180∘−90∘=90∘ Lại có, trên cùng nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng mt có ^mOn<^mOw (do 300<900) nên tia On nằm giữa tia Om và tia Ow. Do đó, ^mOn+^nOw=^mOw ⇒^nOw=^mOw−^mOn=90∘−30∘=60∘ Trên cùng nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng mt có ^tOz<^tOw (do 450<900) nên tia Oz nằm giữa tia Ot và tia Ow. Do đó, ^tOz+^zOw=^tOw ⇒^zOw=^tOw−^tOz=90∘−45∘=45∘ Vậy : ^mOt=180∘;^mOw=90∘;^now=60∘;^wOz=45∘ c) Các cặp góc phụ nhau đỉnh O là : mOn và nOw ; wOz và zOt. d) Các cặp góc bù nhau đỉnh O là : mOn và nOt ; wOm và wOt ; mOz và zOt. e) Các cặp góc kề bù nhau đỉnh O là : mOn và nOt ; wOm và wOt ; mOz và zOt. Bài 4.3 Mỗi câu sau đây là đúng hay sai ? a) Ta luôn có ^mOt+^tOw=^mOw; b) Nếu ^mOt+^tOw=^mOw thì tia Ot nằm giữa hai tia Om và Ow; c) Hai góc có tổng bằng 180∘ là hai góc kề bù; d) Hai góc kề bù nếu tia đối của góc này là tia đối của góc kia; e) Hai góc nhọn là hai góc phụ nhau; f) Hai góc nhọn là hai góc bù nhau; g) Hai góc vuông là hai góc kề bù; h) Hai góc phụ nhau mà một góc là 45∘ thì góc kia là 135∘; i) Hai góc bù nhau mà một góc là 45∘ thì góc kia là 45. Phương pháp giải: - Áp dụng định nghĩa : +) Hai góc kề nhau là hai góc có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ chứa cạnh chung. +) Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo bằng 90o. +) Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 180o . +) Hai góc vừa kề nhau, vừa bù nhau là hai góc kề bù. - Áp dụng tính chất : Nếu tia Oy nằm giữa tia Ox và tia Oz thì ^xOy+^yOz=^xOz. Lời giải chi tiết: Trong bài này chỉ có câu b là đúng, các câu còn lại là sai. Giải thích: a) Sai vì ^mOt+^tOw=^mOw chỉ đúng khi Ot là tia nằm giữa hai tia Om và Ow . b) Đúng c) Sai vì hai góc có tổng bằng 180° là hai góc bù nhau. d) Sai vì hai góc kề bù là hai góc vừa kề nhau, vừa bù nhau. e) Sai vì tổng số đo của hai góc nhọn có thể khác 90°, ví dụ 300+400=700≠900 f) Sai vì tổng hai góc nhọn luôn nhỏ hơn 1800 g) Sai vì nếu hai góc vuông không có cạnh chung thì không phải là hai góc kề bù. h) Sai vì hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo bằng 90°. Suy ra, biết số đo của một góc bằng 45° thì số đo của góc còn lại cũng bằng 900−45°=450. i) Sai vì hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 180°. Suy ra, biết số đo của một góc bằng 45° thì số đo góc còn lại bằng 1800−450=135°. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|