Bài 23* trang 9 SBT toán 6 tập 2Giải bài 23* trang 9 sách bài tập toán 6. Giải thích tại sao các phân số sau đây bằng nhau. Quảng cáo
Đề bài Giải thích tại sao các phân số sau đây bằng nhau : a) \(\displaystyle{{ - 21} \over {28}} = {{ - 39} \over {52}}\) b) \(\displaystyle{{ - 1717} \over {2323}} = {{ - 171717} \over {232323}}\) Phương pháp giải - Xem chi tiết Cách 1 : Áp dụng tính chất cơ bản của phân số Nếu chia cả tử và mẫu của một phân số cho cùng một ước chung của chúng thì ta được một phân số bằng phân số đã cho. \(\dfrac{a}{b}=\dfrac{a:n}{b:n}\), với \(n ∈ƯC(a;b).\) Cách 2 : Áp dụng định nghĩa hai phân số bằng nhau Hai phân số \(\dfrac{a}{b}\) và \(\dfrac{c}{d}\) được gọi là bằng nhau nếu \(a.d = b.c.\) Lời giải chi tiết a) Cách1 : \(\displaystyle{{ - 21} \over {28}} = {{ - 21:7} \over {28:7}} = {{ - 3} \over 4}\) \((1)\) \(\displaystyle{{ - 39} \over {52}} = {{ - 39:13} \over {52:13}} = {{ - 3} \over 4}\) \((2)\) Từ \((1)\) và \((2)\) ta suy ra: \(\displaystyle{{ - 21} \over {28}} = {{ - 39} \over {52}}.\) Cách 2 : \(-21.52 = -1092\) ; \(28.(-39) = -1092\) Suy ra: \(-21.52 = 28.(-39).\) Vậy \(\displaystyle{{ - 21} \over {28}} = {{ - 39} \over {52}}.\) b) \(\displaystyle{{ - 1717} \over {2323}} = {{ - 1717:101} \over {2323:101}} = {{ - 17} \over {23}}\) \((3)\) \(\displaystyle{{ - 171717} \over {232323}} = {{ - 171717:10101} \over {232323:10101}} \)\(\displaystyle= {{ - 17} \over {23}}\) \((4)\) Từ \((3)\) và \((4)\) suy ra: \(\displaystyle{{ - 1717} \over {2323}} = {{ - 171717} \over {232323}}.\) Loigiaihay.com
Quảng cáo
|