Bài 1.4, 1.5, 1.6 phần bài tập bổ sung trang 6 SBT toán 6 tập 2Giải bài 1.4, 1.5, 1.6 phần bài tập bổ sung trang 6, 7 sách bài tập toán 6 tập 2. Cho tập hợp M = {2; 3; 4}. Viết tập hợp P các số có tử và mẫu thuộc M, trong đó tử khác mẫu ... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài 1.4 Cho tập hợp M={2;3;4}. Viết tập hợp P các số có tử và mẫu thuộc M, trong đó tử khác mẫu. Phương pháp giải: Dựa vào định nghĩa : Người ta gọi ab với a,b∈Z,b≠0 là một phân số, a là tử số (tử), b là mẫu số (mẫu) của phân số. Lời giải chi tiết: Lấy số 2 làm tử số thì ta được các phân số: 23;24 Lấy số 3 làm tử số thì ta được các phân số: 32;34 Lấy số 4 làm tử số thì ta được các phân số: 43;42 Vậy tập hợp P={23;24;32;34;42;43}. Bài 1.5 Tìm các cặp số tự nhiên n sao cho các phân số sau có giá trị là số nguyên : a)n+4n b)n−24 c)6n−1 d)nn−2 Phương pháp giải: Phân số ab có giá trị là số nguyên khi tử số là bội của mẫu số, hay a=bk (với a,b,k∈Z;b≠0). Lời giải chi tiết: a) Để phân số n+4n có giá trị là số nguyên thì (n+4)⋮n. Mà n⋮n ⇒4⋮n⇒n∈Ư(4)={±1;±2;±4} Theo đề bài n là số tự nhiên nên n∈{1;2;4}. b) Phân số n−24 có giá trị là số nguyên khi (n–2)⋮4 ⇒n−2=4k(k∈N). ⇒n=4k+2(k∈N). c) Phân số 6n−1 có giá trị là số nguyên khi 6⋮(n−1) hay n–1 là ước của 6. ⇒(n−1)∈{−1;1;−2;2;−3;3;−6;6}. Ta có bảng sau : Vì n∈N nên n∈{0;2;3;4;7}. d) Để phân số nn−2 có giá trị là số nguyên thì n⋮(n−2) ⇒(n−2+2)⋮(n−2) Mà (n−2)⋮(n−2)⇒2⋮(n−2) ⇒n−2 là ước của 2 hay n∈{−1;1;−2;2}. Ta có bảng sau: Kết hợp với điều kiện n là số tự nhiên thì n∈{0;1;3;4}. Bài 1.6 Cho A={−3;0;7}. Hãy viết tất cả các phân số ab với a,b∈A. Phương pháp giải: Dựa vào định nghĩa : Người ta gọi ab với a,b∈Z,b≠0 là một phân số, a là tử số (tử), b là mẫu số (mẫu) của phân số. Lời giải chi tiết: Số 0 không thể lấy làm mẫu của phân số. Lấy −3 làm mẫu, ta viết được 3 phân số là −3−3;0−3;7−3. Lấy 7 làm mẫu, ta viết được 3 phân số là −37;07;77. Vậy ta viết tất cả được 6 phân số. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|