Bài 1.1, 1.2, 1.3 phần bài tập bổ sung trang 6 SBT toán 6 tập 2

Giải bài 1.1, 1.2, 1.3 phần bài tập bổ sung trang 6 sách bài tập toán 6 tập 2. Trong các cách viết sau, cách viết nào cho ta phân số : (A) - 3,15/6 ; ...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 1.1

Trong các cách viết sau cách nào cho ta phân số :

\(\displaystyle\left( A \right) - {{3,15} \over 6}\)                                \(\displaystyle \left( B \right) - {{1,5} \over {2,17}}\)

\(\displaystyle  \left( C \right) - {5 \over 0}\)                                      \(\displaystyle \left( D \right){3 \over { - 4}}\)

Hãy chọn câu trả lời đúng. 

Phương pháp giải:

Người ta gọi \(\dfrac{a}{b}\) với \(a, b ∈ Z, b ≠ 0\) là một phân số, \(a\) là tử số (tử), \(b\) là mẫu số (mẫu) của phân số.

Lời giải chi tiết:

+) Đáp án A: Tử số là số thập phân nên loại

+) Đáp án B: Cả tử số và mẫu số là số thập phân nên loại

+) Đáp án C: Mẫu số là số 0 nên loại

+) Đáp án D thỏa mãn điều kiện của phân số. 

Chọn đáp án \(\displaystyle\displaystyle\left( D \right){3 \over { - 4}}.\)

Bài 1.2

Số nguyên \(x\) thỏa mãn điều kiện \(\displaystyle  - {{42} \over 7} < x <  - {{24} \over 6}\) là

\((A)\; -5\)                                                 \((B)\; -4;\)

\((C) \;-6;\)                                                 \((D)\; -200.\)

Hãy chọn đáp án đúng.

Phương pháp giải:

Tính giá trị của \(-\dfrac{{ 42}}{7}\) và \( \dfrac{{ - 24}}{6}\), từ đó tìm được khoảng giá trị của \(x\), sau đó dựa vào điều kiện \(x ∈\mathbb Z\) để tìm \(x.\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(\displaystyle  - {{42} \over 7} < x <  - {{24} \over 6}\)

\( \Rightarrow  -6 < x  < -4\)

Mà \(x ∈\mathbb Z\) \( \Rightarrow \) \(x =-5\)

Chọn đáp án \((A)\; -5.\)

Bài 1.3

Cho phân số \(\displaystyle {\rm{A}} = {6 \over {n - 3}}\) với \(n\) là số tự nhiên. Phân số \(A\) bằng bao nhiêu nếu \(n = 14\,;\; n = 5\,;\; n = 3.\)

Phương pháp giải:

Thay giá trị của \(n\) vào biểu thức \(\displaystyle {\rm{A}} = {6 \over {n - 3}}\) rồi tìm phân số \(A.\)

Lời giải chi tiết:

Với \(n = 14\) thì \(\displaystyle A= {6 \over {14 - 3}} = {6 \over {11}}.\)

Với \(n = 5\) thì \(\displaystyle A = {6 \over {5 - 3}} = {6 \over 2} = 3.\)

Với \(n = 3\) thì không tồn tại A (do mẫu số là \(n-3=3-3=0\)).

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close