Đề kiểm tra 15 phút chương 4: Dao động và sóng điện từ - Đề số 2Đề bài
Câu 1 :
Trong mạch LC lí tưởng, khi tích điện cho tụ điện rồi cho nó phóng điện qua cuộn cảm thì dao động điện từ trong mạch là:
Câu 2 :
Một mạch dao động gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Nếu gọi I0 là cường độ dòng điện cực đại trong mạch, thì hệ thức liên hệ điện tích cực đại trên bản tụ điện q0 và I0 là:
Câu 3 :
Nguyên tắc thu sóng điện từ dựa vào:
Câu 4 :
Tìm phát biểu sai. Dao động điện từ trong mạch dao động LC bị tắt dần là do:
Câu 5 :
Mạch dao động điện từ gồm tụ điện C và cuộn cảm L, dao động tự do với tần số góc
Câu 6 :
Điều nào sau đây là sai khi nói về nguyên tắc phát và thu sóng điện từ ?
Câu 7 :
Mạch dao động điện từ dao động tự do với tần số góc ω. Biết điện tích cực đại trên tụ điện là q0. Cường độ dòng điện đi qua cuộn dây thuần cảm có giá trị cực đại là:
Câu 8 :
Chọn câu trả lời không đúng. Sóng điện từ truyền từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh có thể là
Câu 9 :
Mạch dao động điện từ điều hoà LC gồm tụ điện C = 30nF và cuộn cảm L =25mH. Nạp điện cho tụ điện đến hiệu điện thế 4,8V rồi cho tụ phóng điện qua cuộn cảm, cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là:
Câu 10 :
Mạch dao động gồm cuộn dây có độ tự cảm \(L{\rm{ }} = 20\mu H\) , điện trở thuần \(R{\rm{ }} = 4\Omega \) và tụ điện có điện dung C = 2nF .Cần cung cấp cho mạch công suất là bao nhiêu để duy trì dao động điện từ trong mạch , biết rằng hiệu điện thế cực đại giữa hai tụ là 5V :
Câu 11 :
Một mạch dao động lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với chu kì dao động T. Tại thời điểm t = 0, điện tích trên một bản tụ điện đạt giá trị cực đại. Điện tích trên bản tụ này bằng 0 ở thời điểm đầu tiên (kể từ t = 0) là:
Câu 12 :
Mạch dao động ở lối vào của một máy thu thanh gồm một cuộn cảm có độ tự cảm \(5\mu H\) và tụ điện có điện dung biến thiên. Tính điện dung của tụ khi máy được điều chỉnh để thu sóng có bước sóng 31m. Biết rằng tần số dao động riêng của mạch dao động phải bằng tần số của sóng điện từ cần thu để có cộng hưởng. Lấy \(c = {3.10^8}m/s\)
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Trong mạch LC lí tưởng, khi tích điện cho tụ điện rồi cho nó phóng điện qua cuộn cảm thì dao động điện từ trong mạch là:
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Mạch LC lí tưởng => Dao động điện từ tự do
Câu 2 :
Một mạch dao động gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Nếu gọi I0 là cường độ dòng điện cực đại trong mạch, thì hệ thức liên hệ điện tích cực đại trên bản tụ điện q0 và I0 là:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xem lí thuyết mục 1 Lời giải chi tiết :
Cường độ dòng điện cực đại trong mạch: \({I_0} = \omega {q_0} \to {q_0} = \dfrac{{{I_0}}}{\omega } = \frac{{{I_0}}}{{\dfrac{1}{{\sqrt {LC} }}}} = {I_0}\sqrt {LC} \)
Câu 3 :
Nguyên tắc thu sóng điện từ dựa vào:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lí thuyết phần 2 Lời giải chi tiết :
Nguyên tắc thu sóng điện từ dựa vào hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch LC
Câu 4 :
Tìm phát biểu sai. Dao động điện từ trong mạch dao động LC bị tắt dần là do:
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
A, B, C - đúng Mạch dao động điện từ tự do (mạch dao động LC lí tưởng) có năng lượng điện trường tập trung trong tụ điện và năng lượng từ trường tập trung trong cuộn cảm. Hai năng lượng này luôn chuyển hóa lẫn nhau => Sự chuyển hóa năng lượng điện trường sang từ trường và ngược lại không là nguyên nhân gây tắt dần dao động => D - sai
Câu 5 :
Mạch dao động điện từ gồm tụ điện C và cuộn cảm L, dao động tự do với tần số góc
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lí thuyết mục 1- phần I - Bài Mạch dao động LC Lời giải chi tiết :
Tần số góc của dao động điện từ tự do được xác định bằng biểu thức: \(\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)
Câu 6 :
Điều nào sau đây là sai khi nói về nguyên tắc phát và thu sóng điện từ ?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Vận dụng kiến thức thực tế về thu phát sóng điện từ Lời giải chi tiết :
A - sai vì: có thiết bị có thể vừa thu và phát sóng điện từ như điện thoại, .. B, C, D -đúng
Câu 7 :
Mạch dao động điện từ dao động tự do với tần số góc ω. Biết điện tích cực đại trên tụ điện là q0. Cường độ dòng điện đi qua cuộn dây thuần cảm có giá trị cực đại là:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lí thuyết mục 1 Lời giải chi tiết :
Cường độ dòng điện cực đại trong mạch: I0 = ωq0
Câu 8 :
Chọn câu trả lời không đúng. Sóng điện từ truyền từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh có thể là
Đáp án : A Phương pháp giải :
Sử dụng lí thuyết về truyền thông bằng sóng điện từ Lời giải chi tiết :
Sóng truyền từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh có thể là sóng trung hoặc sóng ngắn mà 2 sóng này đều bị phản xạ giữa tầng điện li và mặt đất => Không thể truyền thẳng từ Hà Nội đến TP. HCM
Câu 9 :
Mạch dao động điện từ điều hoà LC gồm tụ điện C = 30nF và cuộn cảm L =25mH. Nạp điện cho tụ điện đến hiệu điện thế 4,8V rồi cho tụ phóng điện qua cuộn cảm, cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Áp dụng biểu thức mối liên hệ giữa cường độ dòng điện cực đại và hiệu điện thế cực đại trong mạch dao động LC: \({I_0} = {U_0}\sqrt {\frac{C}{L}} \) Lời giải chi tiết :
Ta có: Cường độ dòng điện cực đại trong mạch: \({I_0} = \omega {q_0} = \frac{{{q_0}}}{{\sqrt {LC} }} = \frac{{{U_0}C}}{{\sqrt {LC} }} = {U_0}\sqrt {\frac{C}{L}} \) => Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch: \(I = U\sqrt {\frac{C}{L}} = \frac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 }}\sqrt {\frac{C}{L}} = \frac{{4,8}}{{\sqrt 2 }}\sqrt {\frac{{{{30.10}^{ - 9}}}}{{{{25.10}^{ - 3}}}}} = 3,{72.10^{ - 3}}A = 3,72mA\)
Câu 10 :
Mạch dao động gồm cuộn dây có độ tự cảm \(L{\rm{ }} = 20\mu H\) , điện trở thuần \(R{\rm{ }} = 4\Omega \) và tụ điện có điện dung C = 2nF .Cần cung cấp cho mạch công suất là bao nhiêu để duy trì dao động điện từ trong mạch , biết rằng hiệu điện thế cực đại giữa hai tụ là 5V :
Đáp án : B Phương pháp giải :
Sử dụng các công thức xác định:
Lời giải chi tiết :
Cường độ dòng điện cực đại trong mạch: \({I_0} = {U_0}\sqrt {\frac{C}{L}} = 5\sqrt {\frac{{{{2.10}^{ - 9}}}}{{{{20.10}^{ - 6}}}}} = 0,05{\rm{A}}\) Công suất cần cung cấp để duy trì dao động của mạch: \(P = \frac{Q}{t} = \frac{{{I^2}Rt}}{t} = {I^2}R = \frac{{I_0^2}}{2}R = \frac{{{{\left( {0,05} \right)}^2}}}{2}4 = {5.10^{ - 3}}{\rm{W}} = 5m{\rm{W}}\)
Câu 11 :
Một mạch dao động lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với chu kì dao động T. Tại thời điểm t = 0, điện tích trên một bản tụ điện đạt giá trị cực đại. Điện tích trên bản tụ này bằng 0 ở thời điểm đầu tiên (kể từ t = 0) là:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Sử dụng trục thời gian suy ra từ vòng tròn Lời giải chi tiết :
Khoảng thời gian để điện tích trên bản tụ có giá trị từ q0 đến 0 là: \(\frac{T}{4}\)
Câu 12 :
Mạch dao động ở lối vào của một máy thu thanh gồm một cuộn cảm có độ tự cảm \(5\mu H\) và tụ điện có điện dung biến thiên. Tính điện dung của tụ khi máy được điều chỉnh để thu sóng có bước sóng 31m. Biết rằng tần số dao động riêng của mạch dao động phải bằng tần số của sóng điện từ cần thu để có cộng hưởng. Lấy \(c = {3.10^8}m/s\)
Đáp án : A Phương pháp giải :
Vận dụng biểu thức tính bước sóng: \(\lambda = 2\pi c\sqrt {LC} \) Lời giải chi tiết :
Ta có: \(\lambda = 2\pi c\sqrt {LC} \to C = \frac{{{\lambda ^2}}}{{4{\pi ^2}{c^2}L}} = \frac{{{{31}^2}}}{{4{\pi ^2}{{({{3.10}^8})}^2}{{.5.10}^{ - 6}}}} = 5,{4.10^{ - 11}}F\) |