Đề kiểm tra 15 phút chương 3: Dòng điện xoay chiều - Đề số 02Đề bài
Câu 1 :
Cho đoạn mạch RLC nối tiếp có giá trị các phần tử cố định. Đặt vào hai đầu đoạn này một điện áp xoay chiều có tần số thay đổi. Khi tần số góc của dòng điện bằng \({\omega _0}\) thì cảm kháng và dung kháng có giá trị \({Z_L} = 10\Omega \) và\({Z_C} = 90\Omega \). Để trong mạch xảy ra cộng hưởng, ta phải thay đổi tần số góc của dòng điện đến giá trị \(\omega \) bằng:
Câu 2 :
Mạch điện nối tiếp gồm R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi. Điện áp hai đầu ổn định là U, tần số f. Khi UC cực đại, dung kháng ZC có giá trị là:
Câu 3 :
Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho \(L,{\rm{ }}R,\omega \) không đổi. Thay đổi C đến khi C=C0 thì trong mạch xảy ra cộng hưởng. Phát biểu nào sau đây là sai?
Câu 4 :
Đặt điện áp xoay chiều \(u{\rm{ }} = {\rm{ }}{U_0}cos\omega t\)có \({U_0}\) không đổi và tần số góc \(\omega \) thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch có \(R,{\rm{ }}L,{\rm{ }}C\) mắc nối tiếp. Thay đổi \(\omega \) thì tổng trở của mạch khi \(\omega = {\omega _1}\) bằng tổng trở của mạch khi \(\omega = {\omega _2}\). Hệ thức đúng là:
Câu 5 :
Cho đoạn mạch điện xoay chiều RLC có C thay đổi được. Khi \(C = {C_1}\) và \(C = {C_2}\) thì tổng trở của mạch không thay đổi. Khi đó \({Z_{{C_1}}} + {Z_{{C_2}}} = ?\)
Câu 6 :
Trong mạch điện xoay chiều gồm \(R,{\rm{ }}L,{\rm{ }}C\) mắc nối tiếp. Cho \(C,{\rm{ }}R,\omega \) không đổi. Thay đổi L đến khi \(L = {L_0}\) thì trong mạch xảy ra cộng hưởng. Phát biểu nào sau đây là đúng?
Câu 7 :
Đặt vào hai đầu một điện trở thuần một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị cực đại U0 công suất tiêu thụ trên R là P. Khi đặt vào hai đầu điện trở đó một hiệu điện thế không đổi có giá trị U0 thì công suất tiêu thụ trên R là :
Câu 8 :
Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho \(C,{\rm{ }}R,\omega \) không đổi. Thay đổi L đến khi L=L0 thì công suất Pmax. Khi đó, Pmax đó được xác định bởi biểu thức:
Câu 9 :
Một mạch điện xoay chiều gồm các linh kiện lý tưởng R, L, C mắc nối tiếp. Tần số góc riêng của mạch là w0, điện trở R có thể thay đổi. Hỏi cần phải đặt vào mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, có tần số góc w bằng bao nhiêu để điện áp hiệu dụng URL không phụ thuộc vào R?
Câu 10 :
Đặt điện áp \(u = U\sqrt 2 {\rm{cos(}}\omega {\rm{t)V}}\) vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm \(R = 100\Omega ,\) cuộn cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Khi \(C = {C_1} = \frac{{100}}{\pi }\mu F\) thì cường độ dòng điện qua mạch cực đại. Khi \(C = \frac{{{C_1}}}{2}\)thì điện áp ở đầu tụ điện đạt cực đại. Tần số góc ω bằng?
Câu 11 :
Đoạn mạch xoay chiều RLC. Cuộn thuần cảm có độ tự cảm thay đổi được, điện trở thuần \(R{\rm{ }} = 100\Omega \).Hiệu điện thế hai đầu mạch \(u = 200cos(100\pi t)V\). Khi thay đổi độ tự cảm của cuộn dây thì cường độ hiệu dung có giá trị cực đại là:
Câu 12 :
Đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp , cuộn dây thuần cảm với \(C{R^2} < 2L\); điện áp hai đầu đoạn mạch là \(u = U\sqrt 2 cos\omega t\), U ổn định và \(\omega \) thay đổi . Khi \(\omega = {\omega _L}\) thì điện áp hai cuộn cảm L cực đại và \({U_{Lmax}} = \dfrac{{26U}}{{24}}\). Hệ số công suất tiêu thụ của cả đoạn mạch là :
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Cho đoạn mạch RLC nối tiếp có giá trị các phần tử cố định. Đặt vào hai đầu đoạn này một điện áp xoay chiều có tần số thay đổi. Khi tần số góc của dòng điện bằng \({\omega _0}\) thì cảm kháng và dung kháng có giá trị \({Z_L} = 10\Omega \) và\({Z_C} = 90\Omega \). Để trong mạch xảy ra cộng hưởng, ta phải thay đổi tần số góc của dòng điện đến giá trị \(\omega \) bằng:
Đáp án : A Phương pháp giải :
+ Sử dụng biểu thức tính cảm kháng \({Z_L} = \omega L\) và dung kháng \({Z_C} = \dfrac{1}{{\omega C}}\) + Sử dụng công thức xác định tần số góc khi cộng hưởng: \({\omega ^2} = \dfrac{1}{{LC}}\) Lời giải chi tiết :
Ta có: \(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{1}{{{\omega _0}C}} = 90\Omega \\{\omega _0}L = 10\Omega \end{array} \right.\\ \to \dfrac{{{Z_L}}}{{{Z_C}}} = \omega _0^2LC = \dfrac{{10}}{{90}} = \dfrac{1}{9}\\ \to \omega _0^2 = \dfrac{1}{{9LC}}\end{array}\) Khi mạch cộng hưởng: \({\omega ^2} = \dfrac{1}{{LC}} = 9\omega _0^2 \to \omega = 3{\omega _0}\)
Câu 2 :
Mạch điện nối tiếp gồm R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi. Điện áp hai đầu ổn định là U, tần số f. Khi UC cực đại, dung kháng ZC có giá trị là:
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
C thay đổi để UC max, khi đó: \({Z_C} = \dfrac{{{R^2} + Z_L^2}}{{{Z_L}}}\)
Câu 3 :
Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho \(L,{\rm{ }}R,\omega \) không đổi. Thay đổi C đến khi C=C0 thì trong mạch xảy ra cộng hưởng. Phát biểu nào sau đây là sai?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
C thay đổi để mạch xảy ra cộng hưởng khi đó: \({Z_L} = {Z_C}\) A, B, C - đúng D- sai vì khi đó u và i cùng pha với nhau
Câu 4 :
Đặt điện áp xoay chiều \(u{\rm{ }} = {\rm{ }}{U_0}cos\omega t\)có \({U_0}\) không đổi và tần số góc \(\omega \) thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch có \(R,{\rm{ }}L,{\rm{ }}C\) mắc nối tiếp. Thay đổi \(\omega \) thì tổng trở của mạch khi \(\omega = {\omega _1}\) bằng tổng trở của mạch khi \(\omega = {\omega _2}\). Hệ thức đúng là:
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Theo đầu bài, ta có: \(\begin{array}{l}{Z_1} = {Z_2} \leftrightarrow Z_1^2 = Z_2^2\\ \leftrightarrow {R^2} + {\left( {{Z_{{L_1}}} - {Z_{{C_1}}}} \right)^2} = {R^2} + {\left( {{Z_{{L_2}}} - {Z_{{C_2}}}} \right)^2}\\ \to \left| {{Z_{{L_1}}} - {Z_{{C_1}}}} \right| = \left| {{Z_{{L_2}}} - {Z_{{C_2}}}} \right|\\ \to \left[ \begin{array}{l}{Z_{{L_1}}} + {Z_{{L_2}}} = {Z_{{C_1}}} + {Z_{{C_2}}}\\{Z_{{L_1}}} - {Z_{{C_1}}} = {Z_{{L_2}}} - {Z_{{C_2}}}(L)\end{array} \right.\end{array}\) Ta suy ra: \(\begin{array}{l}{Z_{{L_1}}} + {Z_{{L_2}}} = {Z_{{C_1}}} + {Z_{{C_2}}}\\ \leftrightarrow {\omega _1}L + {\omega _2}L = \dfrac{1}{{{\omega _1}C}} + \dfrac{1}{{{\omega _2}C}}\\ \leftrightarrow \left( {{\omega _1} + {\omega _2}} \right)L = \left( {\dfrac{1}{{{\omega _1}}} + \dfrac{1}{{{\omega _2}}}} \right)\dfrac{1}{C}\\ \leftrightarrow \left( {{\omega _1} + {\omega _2}} \right)L = \left( {\dfrac{{{\omega _1} + {\omega _2}}}{{{\omega _1}{\omega _2}}}} \right)\dfrac{1}{C}\\ \to {\omega _1}{\omega _2} = \dfrac{1}{{LC}}\end{array}\)
Câu 5 :
Cho đoạn mạch điện xoay chiều RLC có C thay đổi được. Khi \(C = {C_1}\) và \(C = {C_2}\) thì tổng trở của mạch không thay đổi. Khi đó \({Z_{{C_1}}} + {Z_{{C_2}}} = ?\)
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Khi \({Z_1} = {Z_2}\) \({R^2} + {({Z_L} - {Z_{C1}})^2} = {R^2} + {({Z_L} - {Z_{C2}})^2} \to \left| {{Z_L} - {Z_{C1}}} \right| = \left| {{Z_L} - {Z_{C2}}} \right|\) Với \({Z_{C2}} > {Z_{C1}}\)\( \to {Z_{C1}} + {Z_{C2}} = 2{Z_L}\)
Câu 6 :
Trong mạch điện xoay chiều gồm \(R,{\rm{ }}L,{\rm{ }}C\) mắc nối tiếp. Cho \(C,{\rm{ }}R,\omega \) không đổi. Thay đổi L đến khi \(L = {L_0}\) thì trong mạch xảy ra cộng hưởng. Phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
\(L\) thay đổi để mạch xảy ra cộng hưởng khi đó: \({Z_L} = {Z_C}\) và \(\left\{ \begin{array}{l}{Z_{\min }} = R\\{I_{{\rm{max}}}} = \dfrac{U}{R}\\{U_{{R_{max}}}} = U\\{P_{{\rm{max}}}} = {I^2}R = \dfrac{{{U^2}}}{R}\end{array} \right.\) A – sai vì: \({Z_{\min }} = R\) B – sai vì: \({I_{max}} = \dfrac{U}{R}\) C - đúng D - sai vì khi đó u và i cùng pha với nhau \(\left( {{\varphi _u} = {\varphi _i}} \right)\)
Câu 7 :
Đặt vào hai đầu một điện trở thuần một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị cực đại U0 công suất tiêu thụ trên R là P. Khi đặt vào hai đầu điện trở đó một hiệu điện thế không đổi có giá trị U0 thì công suất tiêu thụ trên R là :
Đáp án : B Phương pháp giải :
Vận dụng biểu thức tính công suất: $P = {I^2}R$ Lời giải chi tiết :
Khi đặt hiệu điện thế xoay chiều thì công suất tiêu thụ trên R là: \(P = {I^2}R = \dfrac{{U_0^2}}{{2R}}\) Khi đặt hiệu điện thế không đổi thì công suất tiêu thụ trên R là : \(P' = \dfrac{{U_0^2}}{R}\) \( \Rightarrow P' = 2P\)
Câu 8 :
Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho \(C,{\rm{ }}R,\omega \) không đổi. Thay đổi L đến khi L=L0 thì công suất Pmax. Khi đó, Pmax đó được xác định bởi biểu thức:
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Thay đổi L đến khi L=L0 thì điện áp Pmax khi đó, xảy ra cộng hưởng điện :\({Z_L} = {Z_C}\) Công suất đạt giá trị cực đại: \({P_{{\rm{max}}}} = \dfrac{{{U^2}}}{R}\)
Câu 9 :
Một mạch điện xoay chiều gồm các linh kiện lý tưởng R, L, C mắc nối tiếp. Tần số góc riêng của mạch là w0, điện trở R có thể thay đổi. Hỏi cần phải đặt vào mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, có tần số góc w bằng bao nhiêu để điện áp hiệu dụng URL không phụ thuộc vào R?
Đáp án : A Phương pháp giải :
+ Sử dụng công thức tính tần số góc + Sử dụng công thức tính hiệu điện thế: U=IZ => Viết biểu thức URL Lời giải chi tiết :
Ta có : \({\omega _0} = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\) \({U_{RL}} = {\rm{ }}I.{Z_{RL\;}} = \frac{{U\sqrt {{R^2} + Z_L^2} }}{{\sqrt {{R^2} + {{({Z_L} - {Z_C})}^2}} }} = \frac{U}{{\sqrt {1 + \frac{{{Z_C}^2 - 2{Z_L}{Z_C}}}{{{R^2} + Z_L^2}}} }}\) URL không phụ thuộc vào R \( \leftrightarrow {Z_C} = 2{Z_L}\; \to \omega = \frac{1}{{\sqrt {2LC} }} = \frac{{{\omega _0}}}{{\sqrt 2 }}\)
Câu 10 :
Đặt điện áp \(u = U\sqrt 2 {\rm{cos(}}\omega {\rm{t)V}}\) vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm \(R = 100\Omega ,\) cuộn cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Khi \(C = {C_1} = \frac{{100}}{\pi }\mu F\) thì cường độ dòng điện qua mạch cực đại. Khi \(C = \frac{{{C_1}}}{2}\)thì điện áp ở đầu tụ điện đạt cực đại. Tần số góc ω bằng?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Ta có: + Khi C = C1: cường độ dòng điện qua mạch cực đại => Khi đó mạch cộng hưởng: \({Z_{{C_1}}} = {Z_L}\) (1) + Khi \(C = \frac{{{C_1}}}{2} \to {Z_C} = 2{Z_{{C_1}}}\): thì UC max, khi đó ta có: \({Z_C} = \frac{{{R^2} + Z_L^2}}{{{Z_L}}} = 2{Z_{{C_1}}}\) (2) Từ (1) và (2): \( \to \frac{{{R^2} + {Z_L}^2}}{{{Z_L}}} = 2{Z_L} \to R = {Z_L} = {Z_{{C_1}}} = 100\Omega \) Mặt khác: \({Z_{{C_1}}} = \frac{1}{{\omega {C_1}}} \to \omega = \frac{1}{{{Z_{{C_1}}}.{C_1}}} = \frac{1}{{100.\frac{{100}}{\pi }{{.10}^{ - 6}}}} = 100\pi (ra{\rm{d}}/s)\)
Câu 11 :
Đoạn mạch xoay chiều RLC. Cuộn thuần cảm có độ tự cảm thay đổi được, điện trở thuần \(R{\rm{ }} = 100\Omega \).Hiệu điện thế hai đầu mạch \(u = 200cos(100\pi t)V\). Khi thay đổi độ tự cảm của cuộn dây thì cường độ hiệu dung có giá trị cực đại là:
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
L thay đổi để Imax, khi đó: \({I_{{\rm{max}}}} = \dfrac{U}{R} = \dfrac{{\dfrac{{200}}{{\sqrt 2 }}}}{{100}} = \sqrt 2 (A)\)
Câu 12 :
Đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp , cuộn dây thuần cảm với \(C{R^2} < 2L\); điện áp hai đầu đoạn mạch là \(u = U\sqrt 2 cos\omega t\), U ổn định và \(\omega \) thay đổi . Khi \(\omega = {\omega _L}\) thì điện áp hai cuộn cảm L cực đại và \({U_{Lmax}} = \dfrac{{26U}}{{24}}\). Hệ số công suất tiêu thụ của cả đoạn mạch là :
Đáp án : B Phương pháp giải :
+ Sử dụng giản đồ véc-tơ + \(\omega \) thay đổi để \({U_{{L_{max}}}}\) khi đó: \(Z_L^2 = {Z^2} + Z_C^2\) và \(\dfrac{{{R^2}}}{2} = {Z_C}\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)\) + Sử dụng biểu thức tính hệ số công suất: \(cos\varphi = \dfrac{R}{Z}\) Lời giải chi tiết :
Ta có: \({U_{{L_{max}}}} = I.{Z_L} = \dfrac{U}{Z}.{Z_L}\) Theo đầu bài, ta có: \({U_{Lmax}} = \dfrac{{26}}{{24}}U\) Ta có thể giả sử: \(Z = 24\Omega ;{Z_L} = 26\Omega \) Khi đó: \(\begin{array}{l}Z_L^2 = {Z^2} + Z_C^2\\ \Rightarrow {Z_C} = \sqrt {Z_L^2 - {Z^2}} = \sqrt {{{26}^2} - {{24}^2}} = 10\Omega \end{array}\) Lại có: \(\begin{array}{l}\dfrac{{{R^2}}}{2} = {Z_C}\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)\\ \Rightarrow R = \sqrt {2{Z_C}\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)} = \sqrt {2.10\left( {26 - 10} \right)} = 8\sqrt 5 \Omega \end{array}\) Hệ số công suất của mạch khi đó: \(cos\varphi = \dfrac{R}{Z} = \dfrac{{8\sqrt 5 }}{{24}} = \dfrac{{\sqrt 5 }}{3}\) |