Đề kiểm tra 15 phút chương 2: Sóng cơ và sóng âm - Đề số 03

Đề bài

Câu 1 :

Hai sóng kết hợp là hai sóng:

  • A

    chuyển động cùng chiều và cùng tốc độ.

  • B

    luôn đi kèm với nhau.

  • C

    có cùng phương, tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.

  • D

    có cùng bước sóng và có độ lệch pha biến thiên tuần hoàn.

Câu 2 :

Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần nó nhất bằng:

  • A

    Một số nguyên lần bước sóng.

  • B

    Một nửa bước sóng.

  • C

    Một bước sóng.

  • D

    Một phần tư bước sóng.

Câu 3 :

Sóng dừng xảy ra trên dây đàn hồi cố định có 1 bụng sóng khi:

  • A

    Chiều dài của dây bằng một phần tư bước sóng.

  • B

    Chiều dài bước sóng gấp đôi chiều dài của dây.

  • C

    Chiều dài của dây bằng bước sóng.

  • D

    Chiều dài bước sóng bằng một số lẻ chiều dài của dây.

Câu 4 :

Một sóng truyền trong một môi trường với vận tốc $110 m/s$ và có bước sóng $0,25 m$. Tần số của sóng đó là:

  • A

    $50 Hz$

  • B

    $220 Hz$

  • C

    $440 Hz$

  • D

    $27,5 Hz$

Câu 5 :

Chọn phương án đúng trong các phương án dưới đây:

  • A

    Đối với tai con người, cường độ âm càng lớn thì âm càng nhỏ

  • B

    Cảm giác nghe cao hay thấp chỉ phụ thuộc vào cường độ âm

  • C

    Cùng một cường độ âm tai con người nghe âm cao to hơn nghe âm trầm

  • D

    Độ to là đặc trưng vật lí phụ thuộc vào tần số âm và mức cường độ âm

Câu 6 :

Các đặc trưng vật lý của âm:

  • A

    Tần số và cường độ âm.

  • B

    Cường độ âm và âm sắc.

  • C

    Đồ thị dao động và độ cao.

  • D

    Độ to và mức cường độ âm

Câu 7 :

Hiện tượng giao thoa ánh sáng chứng tỏ rằng ánh sáng

  • A

    là sóng ngang.           

  • B

    có bản chất sóng. 

  • C

    gồm các hạt phôtôn. 

  • D

    là sóng dọc.

Câu 8 :

Sóng dọc là:

  • A

    Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.

  • B

    Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương bất kì với phương truyền sóng.

  • C

    Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.

  • D

    Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương song song với phương truyền sóng.

Câu 9 :

Một sóng có tần số $500 Hz$ và tốc độ lan truyền $350 m/s$. Hỏi hai điểm gần nhất trên phương truyền sóng cách nhau một khoảng bao nhiêu để giữa chúng có độ lệch pha \(\dfrac{\pi }{4}\)?

  • A

    $8,75 cm$

  • B

    $17,5 cm$

  • C

    $35 cm$

  • D

    $70 cm$

Câu 10 :

Hai nguồn sóng cơ $AB$ cách nhau dao động chạm nhẹ trên mặt chất lỏng, cùng tấn số $100Hz$, cùng pha theo phương vuông vuông  góc với mặt chất lỏng. Vận tốc truyền sóng $20m/s$.Số điểm không dao động trên đoạn $AB = 1m$ là :

  • A

    $11$ điểm

  • B

    $20$ điểm

  • C

    $10$ điểm

  • D

    $15$ điểm

Câu 11 :

Một sợi dây $AB$ dài $100 cm$ căng ngang, đầu $B$ cố định, đầu $A$ gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hòa với tần số $40 Hz$. Trên dây $AB$ có một sóng dừng ổn định, $A$ được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là $20 m/s$. Tìm số nút sóng và bụng sóng trên dây, kể cả $A$ và $B$.

  • A

    $3$ bụng và $4$ nút

  • B

    $4$ bụng và $4$ nút

  • C

    $4$ bụng và $5$ nút

  • D

    $5$ bụng và $5$ nút

Câu 12 :

Có một số nguồn âm giống nhau với công suất phát âm không đổi trong môi trường đẳng hướng không hấp thụ âm. Nếu tại điểm A đặt \(6\) nguồn âm thì tại điểm B cách A một đoạn \(d\) có mức cường độ âm là \(60dB\). Nếu tại điểm C cách B một đoạn \(\dfrac{d}{3}\)  đặt \(9\) nguồn âm thì tại điểm B có mức cường độ âm bằng:

  • A

    \(71,3dB\)

  • B

    \(48,7dB\)

  • C

    \(67,8dB\)

  • D

    \(52,2dB\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hai sóng kết hợp là hai sóng:

  • A

    chuyển động cùng chiều và cùng tốc độ.

  • B

    luôn đi kèm với nhau.

  • C

    có cùng phương, tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.

  • D

    có cùng bước sóng và có độ lệch pha biến thiên tuần hoàn.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hai sóng kết hợp là hai sóng do 2 nguồn kết hợp phát ra.

Hai sóng kết hợp dao động cùng phương, cùng chu kì (hay tần số) và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

Câu 2 :

Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần nó nhất bằng:

  • A

    Một số nguyên lần bước sóng.

  • B

    Một nửa bước sóng.

  • C

    Một bước sóng.

  • D

    Một phần tư bước sóng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khoảng cách giữa nút và bụng liền kề là $\dfrac{\lambda }{4}$ .

Câu 3 :

Sóng dừng xảy ra trên dây đàn hồi cố định có 1 bụng sóng khi:

  • A

    Chiều dài của dây bằng một phần tư bước sóng.

  • B

    Chiều dài bước sóng gấp đôi chiều dài của dây.

  • C

    Chiều dài của dây bằng bước sóng.

  • D

    Chiều dài bước sóng bằng một số lẻ chiều dài của dây.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng điều kiện để có sóng dừng trên dây hai đầu cố định: $l = k\frac{\lambda }{2}{\text{  }}(k \in {N^*})$

Lời giải chi tiết :

Điều kiện để có sóng dừng trên dây hai đầu cố định: $l = k\frac{\lambda }{2}{\text{  }}(k \in {N^*})$

Có 1 bụng sóng khi k = 1 => λ =2l

Câu 4 :

Một sóng truyền trong một môi trường với vận tốc $110 m/s$ và có bước sóng $0,25 m$. Tần số của sóng đó là:

  • A

    $50 Hz$

  • B

    $220 Hz$

  • C

    $440 Hz$

  • D

    $27,5 Hz$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức: \(\lambda  = \dfrac{v}{f} = vT\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\lambda  = \dfrac{v}{f} \to f = \dfrac{v}{\lambda } = \dfrac{{110}}{{0,25}} = 440Hz\)

Câu 5 :

Chọn phương án đúng trong các phương án dưới đây:

  • A

    Đối với tai con người, cường độ âm càng lớn thì âm càng nhỏ

  • B

    Cảm giác nghe cao hay thấp chỉ phụ thuộc vào cường độ âm

  • C

    Cùng một cường độ âm tai con người nghe âm cao to hơn nghe âm trầm

  • D

    Độ to là đặc trưng vật lí phụ thuộc vào tần số âm và mức cường độ âm

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A – sai vì: Đối với tai con người, cường độ âm càng lớn thì âm càng to

B – sai vì: Cảm giác cao hay thấp phụ thuộc vào tần số âm

C – đúng

D – sai vì: Độ to là đặc trưng sinh lí phụ thuộc vào tần số âm và mức cường độ âm

Câu 6 :

Các đặc trưng vật lý của âm:

  • A

    Tần số và cường độ âm.

  • B

    Cường độ âm và âm sắc.

  • C

    Đồ thị dao động và độ cao.

  • D

    Độ to và mức cường độ âm

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các đặc trưng vật lí của sóng âm: tần số, vận tốc, bước sóng, năng lượng âm, cường độ âm và mức cường độ âm.

Câu 7 :

Hiện tượng giao thoa ánh sáng chứng tỏ rằng ánh sáng

  • A

    là sóng ngang.           

  • B

    có bản chất sóng. 

  • C

    gồm các hạt phôtôn. 

  • D

    là sóng dọc.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về giao thoa sóng ánh sáng

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng giao thoa ánh sáng chứng tỏ rằng ánh sáng có bản chất sóng.          

Câu 8 :

Sóng dọc là:

  • A

    Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.

  • B

    Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương bất kì với phương truyền sóng.

  • C

    Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.

  • D

    Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương song song với phương truyền sóng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sóng dọc: là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.

Câu 9 :

Một sóng có tần số $500 Hz$ và tốc độ lan truyền $350 m/s$. Hỏi hai điểm gần nhất trên phương truyền sóng cách nhau một khoảng bao nhiêu để giữa chúng có độ lệch pha \(\dfrac{\pi }{4}\)?

  • A

    $8,75 cm$

  • B

    $17,5 cm$

  • C

    $35 cm$

  • D

    $70 cm$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức tính bước sóng: \(\lambda  = \dfrac{v}{f}\)

+ Áp dụng công thức tính độ lệch pha: \(\Delta \varphi  = \dfrac{{2\pi d}}{\lambda }\)

Lời giải chi tiết :

Bước sóng:

\(\lambda  = \dfrac{v}{f} = \dfrac{{350}}{{500}} = 0,7m\)

Để độ lệch pha giữa 2 điểm gần nhất là \(\dfrac{\pi }{4}\)

\( \leftrightarrow \Delta \varphi  = \dfrac{{2\pi d}}{\lambda } = \dfrac{\pi }{4} \to d = \dfrac{\lambda }{8} = \dfrac{{0,7}}{8} = 0,0875m = 8,75cm\)

Câu 10 :

Hai nguồn sóng cơ $AB$ cách nhau dao động chạm nhẹ trên mặt chất lỏng, cùng tấn số $100Hz$, cùng pha theo phương vuông vuông  góc với mặt chất lỏng. Vận tốc truyền sóng $20m/s$.Số điểm không dao động trên đoạn $AB = 1m$ là :

  • A

    $11$ điểm

  • B

    $20$ điểm

  • C

    $10$ điểm

  • D

    $15$ điểm

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Áp dụng công thức tính bước sóng: \(\lambda  = \dfrac{v}{f}\)

+ Áp dụng công thức tính số cực tiểu của hai nguồn cùng pha: \(\dfrac{{ - L}}{\lambda } - \dfrac{1}{2} < k < \dfrac{L}{\lambda } - \dfrac{1}{2}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

Bước sóng: 

\(\lambda  = \dfrac{v}{f} = \dfrac{{20}}{{100}} = 0,2m\)

A, B dao động cùng pha => Số điểm không dao động (cực tiểu) trên AB thỏa mãn:

 \(\begin{array}{l}\dfrac{{ - L}}{\lambda } - \dfrac{1}{2} < k < \dfrac{L}{\lambda } - \dfrac{1}{2} \leftrightarrow  - \dfrac{1}{{0,2}} - \dfrac{1}{2} < k < \dfrac{1}{{0,2}} - \dfrac{1}{2}\\ \to  - 5,5 < k < 4,5\\ \to k =  - 5; \pm 4, \pm 3; \pm 2; \pm 1,0\end{array}\)  

=> Có $10$ điểm

Câu 11 :

Một sợi dây $AB$ dài $100 cm$ căng ngang, đầu $B$ cố định, đầu $A$ gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hòa với tần số $40 Hz$. Trên dây $AB$ có một sóng dừng ổn định, $A$ được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là $20 m/s$. Tìm số nút sóng và bụng sóng trên dây, kể cả $A$ và $B$.

  • A

    $3$ bụng và $4$ nút

  • B

    $4$ bụng và $4$ nút

  • C

    $4$ bụng và $5$ nút

  • D

    $5$ bụng và $5$ nút

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Sử dụng công thức tính bước sóng: \(\lambda  = \dfrac{v}{f}\)

+Vận dụng điều kiện để có sóng dừng trên dây hai đầu cố định: $l = k\dfrac{\lambda }{2}{\text{  }}(k \in {N^*})$

Số bụng sóng = số bó sóng = k ;

Số nút sóng = k + 1

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\lambda  = \dfrac{v}{f} = 0.5{\text{ }}m = 50{\text{ }}cm.\)

Ta có điều kiện để có sóng dừng trên dây hai đầu cố định:

$l = k\dfrac{\lambda }{2}{\text{  }}(k \in {N^*})$

Số bụng sóng = số bó sóng = k ;

Số nút sóng = k + 1

Trên dây có:

\(k = \dfrac{{AB}}{{\dfrac{\lambda }{2}}} = \dfrac{{2AB}}{\lambda } = 4\) bụng sóng.

=> số nút = k + 1 = 5 nút sóng

Câu 12 :

Có một số nguồn âm giống nhau với công suất phát âm không đổi trong môi trường đẳng hướng không hấp thụ âm. Nếu tại điểm A đặt \(6\) nguồn âm thì tại điểm B cách A một đoạn \(d\) có mức cường độ âm là \(60dB\). Nếu tại điểm C cách B một đoạn \(\dfrac{d}{3}\)  đặt \(9\) nguồn âm thì tại điểm B có mức cường độ âm bằng:

  • A

    \(71,3dB\)

  • B

    \(48,7dB\)

  • C

    \(67,8dB\)

  • D

    \(52,2dB\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Áp dụng công thức tính cường độ âm \(I = \dfrac{P}{{4\pi {R^2}}}\)

+ Sử dụng công thức tính mức cường độ âm: \(L = 10\log \dfrac{I}{{{I_0}}}\left( {dB} \right)\)

Lời giải chi tiết :

Gọi công suất mỗi nguồi là P

+ Cường độ âm tại B do A gây ra: \({I_{AB}} = \dfrac{{6P}}{{4\pi {d^2}}}\)  (1)

Cường độ âm tại B do C gây ra: \({I_{CB}} = \dfrac{{9P}}{{4\pi \dfrac{{{d^2}}}{9}}}\) (2)

Mặt khác, ta có:

\(\begin{array}{l}{L_{AB}} = 10\log \dfrac{{{I_{AB}}}}{{{I_0}}} = 60dB\\ \to \log \dfrac{{{I_{AB}}}}{{{I_0}}} = 6 \to {I_{AB}} = {10^6}{I_0}\end{array}\)

Lại có: \(\dfrac{{{I_{AB}}}}{{{I_{CB}}}} = \dfrac{{\dfrac{{6P}}{{4\pi {d^2}}}}}{{\dfrac{{9P}}{{4\pi \dfrac{{{d^2}}}{9}}}}} = \dfrac{2}{{27}} \to {I_{CB}} = \dfrac{{27}}{2}{I_{AB}} = \dfrac{{27}}{2}{.10^6}{I_0}\)

Ta suy ra, mức cường độ âm do C gây ra tại B:

\({L_{CB}} = 10\log \dfrac{{{I_{CB}}}}{{{I_0}}} = 10\log \dfrac{{\dfrac{{27}}{2}{{.10}^6}{I_0}}}{{{I_0}}} \approx 71,3dB\)

close