Bài tập cuối tuần Toán 2 tuần 19 - Đề 1 (Có đáp án và lời giải chi tiết)

Tải về

Bài tập cuối tuần 19 - Đề 1 bao gồm các bài tập chọn lọc với dạng bài tập giúp các em ôn tập lại kiến thức đã được học trong tuần

Quảng cáo

Đề bài

Phần 1. Trắc nghiệm :

Câu 1. Kết quả của phép tính: 16 + 14 + 7 là:

A. 30                                          B. 37                                    C. 47

Câu 2. Đúng ghi Đ , sai ghi S:

 Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân :

a)  2 + 2 + 2 + 2 = 2 × 4          ….

b)  2 + 2 + 2 + 2 = 4 × 2          ….

c)  4 + 4 + 4 = 3 × 4                ….

d)  4 + 4 + 4 = 4 × 3                ….

Câu 3. Đúng ghi Đ , sai ghi S :

Viết thành phép nhân :

a)  3 được lấy 5 lần viết là : 3 × 5       …

     3 được lấy 5 lần viết là : 5 × 3       …

b)  4 được lấy 3 lần viết là : 3 × 4       …

     4 được lấy 3 lần viết là : 4 × 3       …

Câu 4. Nối tích với tổng các số hạng bằng nhau :

Câu 5. Đúng ghi Đ; sai ghi S :

Viết tích thành tổng các số hạng bằng nhau : 

a)  3 × 4 = 4 + 4 + 4                …

b)  3 × 4 = 3 + 3 + 3 + 3          …

c)  3 × 5 = 5 + 5 + 5                …

d)  3 × 5 = 3 + 3 + 3 + 3 + 3    …

Phần 2 . Tự Luận

Bài 1. Đặt tính rồi tính :

a)   37 + 35 + 16

      …………….. 

      ……………..

      ……………..

     ……………...  

b)   42 + 9 + 15

      …………….. 

      ……………..

      ……………..

     ……………...  

Bài 2. Viết phép nhân (theo mẫu) :

Mẫu:  2 + 2 + 2 = 6

Vậy:  2 × 3 = 6.

a)      2 + 2 + 2 + 2 = …

Vậy:  … × … = ….

b)       4 + 4 + 4 = …

Vậy:  … × … = …

c)      3 + 3 + 3 +3  = …

Vậy:   … × … = …  

d)       5 + 5 + 5 = …

 Vậy:   … × … = …

Bài 3. Viết phép nhân :

Bài 4. Viết phép nhân (theo mẫu), biết: 

a) Các thừa số là 8 và 2, tích là 16.

    Mẫu: 8 × 2 = 16.

b) Các thừa số là 5 và 3, tích là 15.

c) Các thừa số là 7 và 4, tích là 28.

d) Các thừa số là 4 và 9, tích là 36.

Lời giải chi tiết

Phần 1. Trắc nghiệm

Câu 1.

Phương pháp giải:

- Đặt tính : Viết phép tính sao cho các số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.

- Tính : Cộng, trừ lần lượt các số từ phải qua trái.

Giải chi tiết:

Đặt tính rồi tính ta có:

                   \(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{16}\\{14}\\{\,\,7}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,37}\end{array}\)

Vậy kết quả của phép tính 16 + 14 + 7 là 37.

Đáp án đúng là B.

Câu 2.

Phương pháp giải:

2 + 2 + 2 + 2 là tổng của 4 số hạng bằng nhau, mỗi số hạng là 2.

Ta chuyển thành phép nhân như sau: 2 + 2 + 2 + 2 = 2 × 4.

Các câu khác làm tương tự.

Giải chi tiết:

Ta chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân như sau:

              2 + 2 + 2 + 2 = 2 × 4

              4 + 4 + 4 = 4 × 3

Vậy ta có kết quả như sau:

a)  2 + 2 + 2 + 2 = 2 × 4          Đ

b)  2 + 2 + 2 + 2 = 4 × 2          S

c)  4 + 4 + 4 = 3 × 4                S

d)  4 + 4 + 4 = 4 × 3                Đ

Câu 3.

Phương pháp giải:

3 được lấy 5 lần tức là ta có phép cộng: 3 + 3 + 3 + 3 + 3.

Phép cộng trên được chuyển thành phép nhân là 3 × 5.

Do đó, 3 được lấy 5 lần viết là : 3 × 5.

Các câu khác làm tương tự.

Giải chi tiết:

3 được lấy 5 lần viết là : 3 × 5.

4 được lấy 3 lần viết là : 4 × 3.

Vậy ta có kết quả như sau

a)  3 được lấy 5 lần viết là : 3 × 5       Đ

     3 được lấy 5 lần viết là : 5 × 3       S

b)  4 được lấy 3 lần viết là : 3 × 4       S

     4 được lấy 3 lần viết là : 4 × 3       Đ

Câu 4.

Phương pháp giải:

2 + 2 + 2 là tổng của 3 số hạng bằng nhau, mỗi số hạng là 2.

Ta chuyển thành phép nhân như sau: 2 + 2 + 2 = 2 × 3.

Các câu khác làm tương tự.

Giải chi tiết:

Câu 5.

Phương pháp giải:

Tích 3 × 4 có nghĩa là số 3 được lấy 4 lần, do đó, tích đó được viết thành tổng là:

3 × 4 = 3 + 3 + 3 + 4

Các câu khác làm tương tự.

Giải chi tiết:

Các tích được viết thành tổng các số hạng bằng nhau như sau:

             3 × 4 = 3 + 3 + 3 + 3 ;

             3 × 5 = 3 + 3 + 3 + 3 + 3

Vậy ta có kết quả như sau:

a)  3 × 4 = 4 + 4 + 4                  S

b)  3 × 4 = 3 + 3 + 3 + 3           Đ

c)  3 × 5 = 5 + 5 + 5                  S

d)  3 × 5 = 3 + 3 + 3 + 3 + 3     Đ

Phần 2. Tự luận

Bài 1.

Phương pháp giải:

- Đặt tính : Viết phép tính sao cho các số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.

- Tính : Cộng, trừ lần lượt các số từ phải qua trái.

Giải chi tiết:

Đặt tính rồi tính ta có:

\(\begin{array}{*{20}{c}}{a)\,\,\,}\\{}\\{}\\{}\end{array}\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{37}\\{35}\\{16}\end{array}}\\\hline{\,\,\,88}\end{array}\)                                       \(\begin{array}{*{20}{c}}{b)\,\,\,}\\{}\\{}\\{}\end{array}\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{42}\\{\,\,9}\\{15}\end{array}}\\\hline{\,\,\,66}\end{array}\)

Bài 2.

Phương pháp giải:

Xác định xem mỗi số hạng được lấy bao nhiêu lần, từ đó viết phép nhân tương ứng.

Giải chi tiết:

a)      2 + 2 + 2 + 2 = 8

Vậy:  2  ×  4  =  8

b)       4 + 4 + 4 = 12

Vậy:  4  ×  3  =  12

c)      3 + 3 + 3 + 3 = 12 

Vậy:   3  ×  4  = 12 

d)       5 + 5 + 5 = 15

Vậy:   5  ×  3  =  15

Bài 3.

Phương pháp giải:

- Quan sát rồi đếm số con vật có trong mỗi lồng và số lồng.

- Viết phép nhân: số con vật trong mỗi lồng × số lồng, sau đó tính kết quả.

Giải chi tiết:

Bài 4.

Phương pháp giải:

- Quan sát ví dụ mẫu để hiểu rõ cách làm.

- Áp dụng: Thừa số × Thừa số = Tích.

Giải chi tiết:

b)     5 × 3 = 15 ;

c)     7 × 4 = 28 ;

d)    4 × 9 = 36.

Loigiaihay.com

Tải về

Quảng cáo
close