Nêu cảm nghĩ nổi bật nhất về truyện ngắn Lão HạcChúng ta đã từng học qua những truyện như Lão Hạc, Tắt đèn và chắc không mấy ai trong số chúng ta lại không trầm trồ thán phục tài năng nghệ thuật của Nam Cao hay Ngô Tất Tố. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài siêu ngắn Với một vẻ ngoài lẩm cẩm, gàn dở và cô độc, thực chất lão Hạc là một nhân cách cao đẹp. Lão nhân hậu ngay cả với con chó. Vắng con, “cậu Vàng” đã giúp lão bớt cô đơn. Vui buồn của “cậu Vàng” cũng là vui buồn của lão. Vì vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Lão giữ mảnh vườn cũng vì con. Lão tìm đến cái chết cũng vì con (khi chết lão vẫn còn tiền). Đây thực sự là một sự hi sinh vô cùng to lớn. Là một người tự trọng, lão chuẩn bị tiền cho cái chết của mình. Lão không muốn phiền lụy đến ai. Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật già dặn. Nam Cao tập trung khai thác thế giới bên trong của lão Hạc, chỉ ra được những giằng xé, những day dứt, những chua xót, hối hận… của một nông dân chất phác, nhân hậu. Với bút pháp linh hoạt, xen kẽ được cách kể chuyện tỉnh táo, chân thực và màu sắc trữ tình, đồng thời, tăng hàm lượng triết lí về nhân tình, thế thái qua những suy nghĩ của “tôi” – ông giáo. Đối với “cậu Vàng”, lão chăm sóc chó hết sức chu đáo (cho ăn cơm trong bát như một nhà giàu). Lão coi cậu Vàng như một đứa trẻ, đứa trẻ ấy trung thành với lão, làm lão bớt cô đơn. Gắn bó với cậu Vàng, khi buộc phải bán “cậu”, mắt lăo đã “ầng ậng nước”. Đặc biệt, lão cảm thấy mình là kẻ lừa dối bán “cậu Vàng”. Vì lão không còn kiếm được tiền nữa, lão sợ rằng mình sẽ tiêu lạm vào tiền của con. Lão thà chết chứ không thể để con trắng tay. Vậy nên lão thật sự tìm đến cái chết. Việc ấy càng cho thấy lão là người giàu tình thương yêu, giàu đức hi sinh biết bao. Bài mẫu 1 Chúng ta đã từng học qua những truyện như Lão Hạc, Tắt đèn và chắc không mấy ai trong số chúng ta lại không trầm trồ thán phục tài năng nghệ thuật của Nam Cao hay Ngô Tất Tố. Với riêng tôi, dù đã đọc đi đọc lại truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao rất nhiều lần nhưng dường như lần nào tôi cũng lại tìm thấy thêm được một vài điều lý thú. Nó cuốn hút tôi, lay động tôi, khi thì gợi trong tôi sự căm thù, khi lại gọi về chan chứa những yêu thương. Lão Hạc là sản phẩm của một tấm lòng nhân đạo cao cả. Nó là tình yêu thương, là sự ngợi ca, trân trọng người lao động của Nam Cao. Giống như Ngô Tất Tố cùng nhiều nhà văn thời đó, Nam Cao đã dựng lên hình ảnh người nông dân Việt Nam trước cách mạng với những phẩm chất đáng quý, đáng yêu: chăm chỉ, cần cù, giàu tình yêu thương và giàu đức hy sinh. Trước cách mạng, Nam Cao say sưa khám phá cuộc sống và tính cách của nông dân. Trong các tác phẩm của ông, môi trường và hoàn cảnh sống của nhân vật chính thường gắn liền với cái nghèo, cái đói, với miếng ăn và với các định kiến xã hội đã thâm sâu vào nếp cảm, nếp nghĩ vào cách nhìn của con người ở nông thôn. Lão Hạc cũng vậy, suốt đời sống trong cảnh nghèo và cái đói. Lão đã dành hầu như cả đời mình để nuôi con mà chưa bao giờ nghĩ đến mình. Lão thương con vô bờ bến: thương khi con không lấy được vợ vì nhà ta nghèo quá, thương con phải bỏ làng, bỏ xứ mà đi để ôm mộng làm giàu giữa chốn hang hùm miệng sói. Và đọc truyện ta còn thấy lão đau khổ biết nhường nào khi phải bán đi cậu Vàng, kỳ vật duy nhất của đứa con trai. Không bán, lão biết lấy gì nuôi nó sống? Cuộc sống ngày thêm một khó khăn. Rồi cuối cùng, đến cái thân lão, lão cũng không giữ được. Lão ăn củ chuối, ăn sung luộc. Nhưng lão nghĩ, lão “không nên” sống nữa. Sống thêm, nhất định lão sẽ tiêu hết số tiền dành dụm cho đứa con mình. Vậy là, thật đớn đau thay! Lão Hạc đã phải tự “sắp xếp” cái chết cho mình. Cuộc sống của nông dân ta trước cách mạng ngột ngạt đến không thở được. Nhìn cái hiện thực ấy, ta đau đớn, xót xa. Ta cũng căm ghét vô cùng bọn địa chủ, bọn thực dân gian ác. Lão Hạc chết. Cái chết của Lão Hạc sáng bừng phẩm chất cao đẹp của người nông dân. Nó khiến ta vừa cảm thương vừa nể phục một nhân cách giàu tự trọng. Lão chết nhưng đã quyết giữ cho được mảnh vườn, chết mà không muốn làm luỵ phiền hàng xóm. Cái chết của Lão Hạc thay cho lời tố cáo cái xã hội phi nhân đạo - một thứ sản phẩm hỗn tạp của phong kiến, thực dân. Đọc Lão Hạc ta thấy đâu phải chỉ mình lão khổ. Những hạng người như Binh Tư, một kẻ do cái nghèo mà bị tha hoá thành một tên trộm cắp. Đó là ông giáo, một người trí thức đầy hiểu biết nhưng cũng không thoát ra khỏi áp lực của cảnh vợ con rách áo, đói cơm. Cái nghèo khiến ông giáo đã phải dứt ruột bán đi từng cuốn sách vô giá của mình. Nhưng cái thứ ấy bán đi thì được mấy bữa cơm? Vậy ra ở trong truyện tất cả đã đều là Lão Hạc. Lão Hạc phải oằn mình mà chết trước thử hỏi những người kia có thể cầm cự được bao lâu? Ở tác phẩm Lão Hạc, ta có thấy niềm tin và sự lạc quan của nhà văn vào bản chất tốt đẹp của con người. Thế nhưng điều quan trọng hơn mà nhà văn muốn nhắn gửi đó là một lời tố cáo. Nó cất lên như là một tiếng kêu để cứu lấy con người. Từ chiều sâu của nội dung tư tưởng, tác phẩm nói lên tính cấp bách và yêu cầu khẩn thiết phải thay đổi toàn bộ môi trường sống để cứu lấy những giá trị chân chính và tốt đẹp của con người. Lão Hạc cho ta một cái nhìn về quá khứ để mà trân trọng nhiều hơn cuộc sống hôm nay. Nó cũng dạy ta, cuộc sống là một cuộc đấu tranh không phải chỉ đơn giản là để sinh tồn mà còn là một cuộc đấu tranh để bảo toàn nhân cách. Bài mẫu 2 Trong dòng văn học hiện thực Việt Nam nam cao là một trong những nhà văn tiêu biểu và thành công nhất đặc biệt với thể loại truyện ngắn. Các tác phẩm của ông phải kể đến như: một bữa no, Chí Phèo. Truyện ngắn Lão Hạc là một trong những thành công lớn của tác giả khi đã khắc họa hình ảnh người nông dân Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp với những trang văn thấm đẫm tình người. Truyện ngắn được lấy bối cảnh từ nạn đói những năm trước cách mạng tháng Tám, kể về cuộc đời và số phận nghèo khổ của nhân vật Lão Hạc nghèo nhưng hiền lành, chất phác. Cũng như bao người nông dân khác, lão Hạc cũng vất vả phải lao động chân tay để kiếm từng đồng nuôi sống bản thân qua ngày. Nhưng lão có phần kém may mắn hơn, khi trong cái đói người ta có hạnh phúc gia đình sum vầy, có người để an ủi động viên thì lão phải sống một mình. Vợ lão mất sớm, người con trai thì bất mãn với sự nghèo khó mà bỏ đi làm ăn mấy năm không về, âu cũng là cái nghèo khiến đứa con bồng bột của lão trở nên ích kỷ hơn. Lão chỉ có một người bạn duy nhất đó là cậu Vàng. Nó chính là người bạn để lão chia sẻ những niềm vui nỗi buồn. Tuy cuộc sống nghèo khó, nhưng Lão Hạc là người giàu tình yêu thương. Lão là một người cha dù bị con bỏ rơi nhưng vẫn không một lần trách móc. Bởi vì não hiểu, chỉ vì nghèo nên mới ra cơ sự ấy. Lão vẫn luôn mong chờ con trở về và tin vào điều ấy. Khi cuộc sống khó khăn hơn, biết mình không thể gượng nổi nữa. Vì đói lão đành chấp nhận là một việc đau xót đó là bán Cậu Vàng để giữ lại mảnh vườn cho con trai lão. Trước khi mất, Lão Hạc đã lo toan đầy đủ và gửi gắm những suy nghĩ lại cho ông Giáo - một người hàng xóm mà lão vốn coi trọng và tin cậy. Những lời xót xa của lão Hạc khiến chúng ta không khỏi ngậm ngùi. Lão sống một đời với những cực nhọc, lo toan. Lão yêu đứa con trai mình hơn cả. Trước khi chết lão vẫn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Đứa con trai chính là nỗi lo lắng luôn thường trực trong lão. Qua lão Hạc, ta thấy được hình ảnh người cha ấm áp và có trách nhiệm. Lão Hạc còn dành tình yêu thương của mình cho cậu Vàng. Cậu Vàng chính là người bạn thân duy nhất của Lão. Lão chăm bẵm, cho ăn, tắm rửa rồi trò chuyện với cậu Vàng. Lão cũng lo lắng, chăm sóc như một người cha dành sự chở che cho đứa con của mình. Lão sợ cậu vàng đói. Vì nghèo đến não không còn nuôi nổi thân mình thì làm sao có thể nuôi nổi Cậu Vàng đây. Dù rất thương nó nhưng bán Cậu Vàng đi là lựa chọn duy nhất của lão lúc bấy giờ. Tâm trạng lão đau xót dằn vặt biết bao. Sau khi bán nó, hình ảnh lão cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng trong não cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước mặt lão đột nhiên co rúm lại những vết nhăn xô vào nhau ép cho nước mắt chảy. Cái đầu não nghiêng về một bên và cái miệng móm mém mặt lão thì nếu như con nít, lão huhu khóc. Phải là người có tình yêu thương và một tình cảm lớn lao dành cho người bạn của mình lão mới đau khổ đến thế. Không chỉ là một người nông dân hiền lành, giàu tình cảm bao la. Lão Hạc còn là hiện thân của một con người giàu lòng tự trọng. Dù nghèo khó nhưng lão không hề cầu cứu hay mong chờ sự giúp đỡ của ai. Khi được ông giáo ngỏ lời, lão đã từ chối. Trước khi mắt lão cũng để dành được một ít tiền để gửi ông giáo để lo hậu sự cho mình. Lão Hạc đã chứng minh sự thiện lương và trong sạch bằng cái chết đau đớn của mình. Lão chọn cái chết để giữ trọn thiện lương trong tâm hồn mình, giữ trọn tình nghĩa với cuộc đời. Một cái chết đầy nghiệt ngã mà cao đẹp biết bao. Trong truyện ta còn cảm nhận được vẻ đẹp tình làng nghĩa xóm tốt đẹp, nơi làng quê lúc bấy giờ và tiêu biểu là qua nhân vật ông giáo. Cuộc sống của người làm nghề dạy học có phần đỡ vất vả hơn nhưng cũng không sung sướng là bao. Ông giáo biết và hiểu được hoàn cảnh Lão Hạc. Ông cũng biết được những nỗi đau, dằn vặt mà lão Hạc phải chịu đựng khi bán con chó mà mình hết mực yêu quý. Người hàng xóm ấy cũng chưa một lần từ chối khi Lão Hạc nhờ vả và luôn lắng nghe não một cách chân thành trước cái chết của người đàn ông nghèo khổ ấy. Ông giáo không khỏi xót xa suy ngẫm về số phận con người. Cái chết của Lão Hạc chính là sự tố cáo xã hội mục nát, đẩy con người tới cái chết oan ức. Trong những tháng ngày tăm tối ấy ta vẫn thấy ánh lên những phẩm chất cao đẹp giữa người với người. Truyện ngắn được kể thật tự nhiên, bình dị, lôi cuốn ta bước vào những trang văn như một trải nghiệm trong cuộc sống đời. Tác phẩm là tiếng nói thương cảm cho số phận nghèo đói của người nông dân xưa và tố cáo xã hội thực dân phong kiến. Bài mẫu 3 Nhắc đến Nam Cao là nhắc đến một trong những nhà văn nổi tiếng trong bầu trời văn học giai đoạn 1930 -1945. Truyện của ông đa phần là những tiếng lòng thương cảm cho những số phận những con người bất hạnh bị xã hội vùi dập. Trong đó có thể kể đến như Chí Phèo, Đời thừa, Lão Hạc và Trăng sáng…. Lão Hạc chính là một trong những tác phẩm lấy đi nhiều cảm xúc của độc giả nhất, nó như xoáy sâu vào trong tâm trí người đọc ám ảnh về một người nông dân chất phác, thật thà lương thiện mà bị dồn đẩy đến bước đường cùng. Điểm qua vài dòng về câu chuyện đầy ngặt nghèo này ta mới thấy thấm thía nỗi đau mà lão Hạc đang phải gánh chịu. Nhà lão nghèo lắm, vợ mất sớm có duy nhất một đứa con trai. Thế nhưng chỉ vì mất niềm tin vào xã hội coi trọng vật chất này mà anh ta bỏ đi biệt xứ, nghe nói là xin vào làm ở đồn điền cao su. Nguyện vọng duy nhất của cậu ta là kiếm đủ tiền để cưới vợ. Thế nhưng có ai biết được rằng: “Cao su đi dễ khó về Khi đi trai tráng khi về bủng beo”. Chính vì thế cuộc đời của lão Hạc là cuộc đời của những bất hạnh nối tiếp nhau. Khi mà vợ mất chẳng bao lâu con trai đã bỏ đi biệt xứ. Để lại mình lão thui thủi quanh mấy góc nhà cùng với một con chó tên Vàng. Quanh quẩn trong cái suy nghĩ của lão chỉ là sau khi chết muốn để lại mảnh vườn để cho con trai làm vốn mà thôi. Thế nhưng hình như cuộc đời với ngần ấy bất hạnh không muốn buông tha cho lão. Lão vừa trải qua một cơn ốm nặng bao nhiêu thứ trong nhà cũng đội nón ra đi, chẳng những không thể đi làm thuê được mà hoa màu vườn tược cũng bị sự càn quét của thiên nhiên. Giá gạo trở nên vô cùng đắt đỏ. Và cứ thế hoàn cảnh đã đẩy lão rơi vào bế tắc. Cực chẳng đã lão đành bán đi con chó Vàng – người bạn duy nhất ở bên lão hàng ngày. Đây là điều ngoài ý muốn và cũng là nỗi day dứt suốt cuộc đời của lão. Đến đây nhà văn Nam Cao đã dùng những dòng chan chứa cảm xúc để nói về lão : “Mặt lão tự nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít, Lão hu hu khóc...” Đọc đến đây ta bỗng dưng liên tưởng đến một nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng của đại thi hào Balzac là Gorio. Cả hai nhân vật đều gặp phải cảnh khốn cùng lúc cuối đời thế nhưng nguồn gốc của bi kịch lại khác nhau. Lão Hạc là bởi con trai hiếu thảo đi xa, đói khổ và hoàn cảnh xã hội đã đẩy lão đến đường cùng. Còn nhân vật Gorio là bởi bị ba cô con gái ruồng rẫy khi già yếu. Lão Hạc vẫn còn may mắn bởi xung quanh còn có hàng xóm láng giềng mà tiêu biểu là ông giáo chia sẻ. Việc phải bán đi cậu Vàng là điều khiến lão Hạc ray rứt mãi không thôi. Lão cảm thấy hổ thẹn vì mình đã lừa một con chó. Tình yêu thương sự gắn bó với nó khiến lão thấy mình trở thành một kẻ bạc bẽo, xấu xa và lão thấy hổ thẹn lương tâm vì những điều lão đã làm. Đau đớn giằng xé như nhảy nhót trong tâm trí lão đến mức lão rơi vào đỉnh điểm của sự khốn khổ : "Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người may ra có sung sướng hơn một chút... Kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!..." Thế nhưng dù có bất cứ hoàn cảnh nào dù ngặt nghẽo nào đi chăng nữa lão vẫn không thôi nhớ đến con của mình. Lão đã gửi gắm hoàn toàn tài sản cho ông giáo. Lão giữ lại ba sào vườn và 30 đồng bạc đưa ông giáo để mong sao sau này con lão sống sót trở về sẽ có chút vốn mà làm ăn. Chao ôi đọc đến đây mà không cầm nổi nước mắt, con lão có biết rằng để có số tiền đó bố hắn đã phải nhịn ăn nhịn mặc bữa củ ráy, củ khoai, thậm chí sung luộc và cả bả chó không? Ông giáo cũng có lúc phải hối hận khi đã nghĩ sai về nhân cách của lão Hạc. Nhất là khi nghe Binh Tư nói lão Hạc xin bả chó của y. Trong suy nghĩ tối tăm của Binh Tư thì ai cũng như gã cả thôi “đói ăn vụng túng làm liều”. Thế nhưng lần này hắn đã sai. Lão Hạc chính là một đóa hoa sen khi mà gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Lão đã dùng chính bả chó lão xin của Binh Tư để kết liễu cuộc đời mình. Đây là cách để lão bảo toàn nhân cách và nhân phẩm của mình. Hầu hết những tác phẩm của mình Nam Cao đều đưa nhân vật đến bước đường cùng. Đó là chí Phèo chết trên ngưỡng cửa của lương thiện, Lão Hạc chết vì bả chó. Tuy nhiên cái chết của lão Hạc khiến nhiều người thương xót ám ảnh, lão chết vì con vì danh dự của bản thân mình. Còn Chí Phèo thì sự ra đi của hắn chính là sự giải thoát cho một kiếp người đầy điều tiếng và dè bỉu khinh miệt. Nhìn chung nhân vật lão Hạc chính là một nỗi trăn trở của người đọc. Đồng thời cũng chính là nỗi trăn trở của người nông dân trước cách mạng đang loay hoay tìm cho mình một con đường giải thoát mới. Ngoài giá trị hiện thực phê phán Nam Cao còn thể hiện tình yêu thương, đồng cảm với những số phận nông dân bất hạnh trong xã hội cũ.
Quảng cáo
|