Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ : Trẻ em trang 93, 94

Giải câu 1, 2, 3, 4 Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ: Trẻ em trang 93, 94 VBT Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 1: Ghi dấu X vào □ trước dòng nêu cách hiểu đúng nhất về từ trẻ em :

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Ghi dấu X vào □ trước dòng nêu cách hiểu đúng nhất về từ trẻ em :

□ Trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi.

□ Trẻ từ sơ sinh đến 11 tuổi.

□ Người dưới 16 tuổi.

□ Người dưới 18 tuổi.

Phương pháp giải:

Trẻ em về mặt sinh học là con người ở giữa giai đoạn sinh ra và tuổi dậy thì. Người chưa đến tuổi trưởng thành thì gọi là trẻ em.

Lời giải chi tiết:

Cách hiểu đúng nhất về trẻ em đó là:

X Người dưới 16 tuổi

Câu 2

Viết :

a) Ba từ đồng nghĩa với từ trẻ em.

M : trẻ thơ

…………………………

b) Đặt câu với một từ tìm được.

………………………

Phương pháp giải:

Em tự suy nghĩ xem từ trong sách vở hoặc trong cuộc sống người ta hay dùng từ gì để gọi những đứa trẻ.

Lời giải chi tiết:

a) Ba từ đồng nghĩa với từ trẻ em.

M : trẻ thơ

Trẻ em, trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên, con nít, trẻ con,...

b) Đặt câu với một từ tìm được.

Trẻ em có quyền được yêu thương và chăm sóc.

Thiếu nhi là mầm non của đất nước

Câu 3

Chép lại một câu văn mà em biết có hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em.

M : Trẻ em như búp trên cành.

……………............

Phương pháp giải:

Trẻ em thường được gắn với những hình ảnh mang ý nghĩa chỉ sự trong sáng, non nớt, tươi đẹp,....

Em từ gợi ý trên hãy suy nghĩ để tìm những hình ảnh so sánh phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Một số câu văn có hình ảnh so sánh về trẻ em đó là:

- Trẻ em như tờ giấy trắng : so sánh để làm rõ vẻ ngây thơ, trong trắng, ngây thơ của trẻ.

- Trẻ em như nụ hoa mới nở : so sánh để làm bật vẻ đẹp của trẻ.

- Lũ trẻ ríu rít như bầy chim non : so sánh để làm nổi bật tính vui vẻ, hồn nhiên.

Câu 4

Nối thành ngữ, tục ngữ ở bên với nghĩa của nó ở bên B :

                                A                                                               B

a) Trẻ lên ba, cả nhà học nói

 

1) Lớp trước già đi, có lớp sau thay thế.

 

 

b) Trẻ người non dạ

 

2) Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ dễ hơn.

 

 

c) Tre non dễ uốn

 

3) Còn ngây thơ, dại dột, chưa biết suy nghĩ chín chắn.

 

 

d) Tre già, măng mọc

 

4) Trẻ lên ba đang học nói, khiến cả nhà vui

 

vẻ nói theo.

Phương pháp giải:

Em đọc thật kĩ các câu thành ngữ, tục ngữ và phần nghĩa để ghép sao cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Loigiaihay.com

  • Tập làm văn - Ôn tập về tả người trang 94

    Giải bài tập bài Tập làm văn - Ôn tập về tả người trang 94 VBT Tiếng Việt lớp 5 tập 2. Đề bài: Lập dàn ý chi tiết cho một trong các đề bài sau :

  • Luyện từ và câu - Ôn tập về dấu câu (Dấu ngoặc kép) trang 95, 96

    Giải câu 1, 2, 3 bài Luyện từ và câu - Ôn tập về dấu câu (dấu ngoặc kép) trang 95, 96 VBT Tiếng Việt lớp 5 tập 2. Câu 1: Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc ý nghĩa của nhân vật trong đoạn văn sau :

  • Tập làm văn - Tả người (Chuẩn bị cho bài kiểm tra viết) trang 96

    Giải bài tập bài Tập làm văn - Tả người (Chuẩn bị cho bài kiểm tra viết) trang 96 VBT Tiếng Việt lớp 5 tập 2. Đề bài: Chọn một trong các đề bài sau:

  • Chính tả - Tuần 33 trang 92

    Giải bài tập bài Chính tả - Tuần 33: Trong lời mẹ hát trang 92 VBT Tiếng Việt lớp 5 tập 2. Đề bài: Đọc đoạn văn Công ước về quyền trẻ em (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 147), viết lại tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn. Dùng dấu gạch xiên ( / ) để phân tách tên các cơ quan, tổ chức thành các bộ phận.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close