Bài 15 trang 7 SBT toán 6 tập 1Giải bài 15 trang 7 sách bài tập toán 6. Trong các dòng sau, dòng nào cho ta ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần?... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Trong các dòng sau, dòng nào cho ta ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần? LG a \(\) \(x, x+1, x+2 ,\) trong đó \(x ∈ N\) Phương pháp giải: Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị. Ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần có dạng: \(a,a+1,a+2\) hoặc \(a-1,a,a+1\) Lời giải chi tiết: Ta có: Số liền sau của số \(x\) là \(x+1\) Số liền sau của số \(x+1\) là số \(x+2\) Nên ta có \(x,x+1,x+2\) là ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần. LG b \(\) \(b-1, b, b+1,\) trong đó \(b ∈ N^*\) Phương pháp giải: Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị. Ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần có dạng: \(a,a+1,a+2\) hoặc \(a-1,a,a+1\) Lời giải chi tiết: Ta có: Số liền sau của số \(b-1\) là số \(b-1+1=b\) Số liền sau của số \(b\) là số \(b+1\) Nên ta có \(b-1,b,b+1\) là ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần. LG c \(\) \(c, c+1, c+3,\) trong đó \(c ∈ N\) Phương pháp giải: Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị. Ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần có dạng: \(a,a+1,a+2\) hoặc \(a-1,a,a+1\) Lời giải chi tiết: Nhận thấy \(c+1\) và \(c+3\) hơn kém nhau \(2\) đơn vị nên ba số \(c,c+1,c+3\) không là ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần. LG d \(\) \(m+1, m, m-1,\) trong đó \(m ∈ N^*\) Phương pháp giải: Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị. Ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần có dạng: \(a,a+1,a+2\) hoặc \(a-1,a,a+1\) Lời giải chi tiết: Nhận thấy \(m+1,m,m-1\) là ba số tự nhiên liên tiếp giảm dần. Vậy các dòng có ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần là: \(a)\) \(x, x+1, x+2 ,\) trong đó \(x ∈ N\) \(b)\) \(b-1, b, b+1,\) trong đó \(b ∈ N^*\) Loigiaihay.com
Quảng cáo
|