tuyensinh247

Bài 113 trang 19 SBT toán 6 tập 1

Giải bài 113 trang 19 sách bài tập toán 6. Ta đã biết: Trong hệ ghi số thập phân, cứ mười đơn vị ở một hàng thì làm thành một đơn vị ở hàng trên liền trước. Mỗi chữ số trong hệ thập phân nhận một trong mười giá trị: 0,1,2,3,...,9. a) Đổi sang hệ thập phân các số sau....

Quảng cáo

Đề bài

Ta đã biết: Trong hệ ghi số thập phân, cứ mười đơn vị ở một hàng thì làm thành một đơn vị ở hàng trên liền trước. Mỗi chữ số trọng hệ thập phân nhận một trong mười giá trị: \(0, 1, 2, 3, ..., 9\)

Số \(\overline {abcd} \) trong hệ thập phân có giá trị bằng

\(a{.10^3} + b{.10^2} + c.10 + d\)  

Có một hệ ghi số mà cứ hai đơn vị ở một hàng thì làm thành một đơn vị ở hàng trên liền trước, đó là hệ nhị phân. Mỗi chữ số trong hệ nhị phân nhận một trong hai giá trị  \(0\) và \(1.\) Một số trong hệ nhị phân, chẳng hạn \(\overline {abcd} \), được ký hiệu là \({\overline {abcd} _{\left( 2 \right)}}\)

Số \({\overline {abcd} _{\left( 2 \right)}}\) trong hệ thập phân có giá trị bằng: \(a.2^3+b.2^2+c.2+d\)

Ví dụ: \(\overline {{{1101}_{\left( 2 \right)}}}  = {1.2^3} + {1.2^2} + 0.2 + 1\)\( = 8 + 4 + 0 + 1 = 13\)

\(a)\) Đổi sang hệ thập phân các số sau: \({\overline {100} _{\left( 2 \right)}},{\overline {111} _{\left( 2 \right)}},{\overline {1010} _{\left( 2 \right)}},{\overline {1011} _{\left( 2 \right)}}\)

\(b)\) Đổi sang hệ nhị phân các số sau: \(5, 6, 9, 12.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng công thức đôi số trong bài cho để đổi. Số \({\overline {abcd} _{\left( 2 \right)}}\) trong hệ thập phân có giá trị bằng: \(a.2^3+b.2^2+c.2+d\) 

Lời giải chi tiết

\(a)\) \({\overline {100} _{\left( 2 \right)}} = {1.2^2} + 0.2 + 0 \)\(= 4 + 0 + 0 = 4\)

\({\overline {111} _{\left( 2 \right)}} = {1.2^2} + 1.2 + 1 \)\(= 4 + 2 + 1 = 7\)

\({\overline {1010} _{\left( 2 \right)}} = {1.2^3} + {0.2^2} + 1.2 + 0 \)\(= 8 + 0 + 2 + 0 = 10\)

\({\overline {1011} _{\left( 2 \right)}} = {1.2^3} + {0.2^2} + 1.2 + 1 \)\(= 8 + 0 + 2 + 1 = 11\)  

\(b)\) \(5 = {1.2^2} + 0.2 + 1 = {\overline {101} _{\left( 2 \right)}}\)

   \(6 = {1.2^2} + 1.2 + 0 = {\overline {110} _{\left( 2 \right)}}\)

   \(9 = {1.2^3} + {0.2^2} + 0.2 + 1 = {\overline {1001} _{\left( 2 \right)}}\)

  \(12 = {1.2^3} + {1.2^2} + 0.2 + 0 = {\overline {1100} _{\left( 2 \right)}}\)

Loigiaihay.com

  • Bài 9.1 phần bài tập bổ sung trang 20 SBT toán 6 tập 1

    Giải bài 9.1 phần bài tập bổ sung trang 20 sách bài tập toán 6. Hãy chọn phương án đúng...

  • Bài 9.2 phần bài tập bổ sung trang 20 SBT toán 6 tập 1

    Giải bài 9.2 phần bài tập bổ sung trang 20 sách bài tập toán 6. Tìm số tự nhiên x, biết: a) 4x^3 + 15 = 47...

  • Bài 9.3 phần bài tập bổ sung trang 20 SBT toán 6 tập 1

    Giải bài 9.3 phần bài tập bổ sung trang 20 sách bài tập toán 6. Dùng năm chữ số 5, dấu các phép tính và dấu ngoặc (nếu cần), hãy viết một biểu thức có giá trị bằng 6.

  • Bài 112 trang 19 SBT toán 6 tập 1

    Giải bài 112 trang 19 sách bài tập toán 6. Hãy tính tổng : 8 + 12 + 16 + 20 + … + 100. Để tính tổng các số hàng của một dãy số mà hai số hạng liên tiếp của dãy cách nhau cùng một số đơn vị, ta có thể dùng công thức:...

  • Bài 111 trang 19 SBT toán 6 tập 1

    Giải bài 111 trang 19 sách bài tập toán 6. Để đếm số hạng của một dãy số mà hai số hạng liên tiếp của dãy cách nhau cùng một số đơn vị, ta có thể dùng công thức: Số số hạng = ( số cuối – số đầu ) : (Khoảng cách giữa hai số ) + 1 Hãy tính số hạng của dãy : 8, 12, 16, 20, …, 100.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close