Tổng hợp 20 đề thi học kì 1 Toán 7 chân trời sáng tạo có đáp án

Tải về

Tổng hợp 20 đề thi học kì 1 Toán 7 chân trời sáng tạo có đáp án

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề 1

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai?

     A. Mọi số vô tỉ đều là số thực.                                         B. Mọi số thực đều là số vô tỉ.

     C. Số 0 là số hữu tỉ.                                                          D. \( - \sqrt 2 \) là số vô tỉ.     

Câu 2: Một tam giác có độ dài cạnh \(\dfrac{2}{9}m\) và chiều cao ứng với cạnh đó bằng nửa cạnh đó. Tính diện tích của tam giác đã cho.

     A. \(\dfrac{1}{9}{m^2}\)      B. \(\dfrac{1}{{18}}{m^2}\)      C. \(\dfrac{2}{{81}}{m^2}\)      D. \(\dfrac{1}{{81}}{m^2}\)          

Câu 3: Kết quả của phép tính: \(\left| {6 - \sqrt {34} } \right| + 3 + \sqrt {34} \) là:

     A. \(9 + 2\sqrt {34} \)          B. \(3 + 2\sqrt {34} \)               C. \(9\)                                   D. \(3\)      

Câu 4: Cho biết \(1inch \approx 2,54cm\). Tính độ dài đường chéo bằng đơn vị một màn hình \(36inch\) và làm tròn đến hàng phần mười.

     A. \(91,54\,cm\)                 B. \(91,5\,cm\)                        C. \(91,44\,cm\)                      D. \(91,4\,cm\)

Câu 5: Một hình lăng trụ đứng tứ giác có độ dài cạnh bên là \(20cm\) và đáy là hình thoi với độ dài hai đường chéo là \(18cm;30cm\). Tính thể tích của hình lăng trụ đó.

     A. \(6\,300\,c{m^3}\)         B. \(5\,400\,c{m^3}\)              C. \(3\,600c{m^3}\)                 D. \(4\,800\,c{m^3}\)    

Câu 6: Trong các hình vẽ dưới đây, liệt kê tất cả các hình là hình lăng trụ đứng tam giác hoặc hình lăng trụ đứng tứ giác?

 

     A. Tất cả 6 hình                 B. Hình a), c), e), f)                C. Hình b), c), d)                    D. Hình b), d)   

Câu 7: Ở hình vẽ bên dưới có \(AB\) và \(CD\) cắt nhau tại \(O,Ot\) là tia phân giác của góc \(BOC\)\(,\angle AOC - \angle BOC = {68^0}\). Số đo góc \(BOt\) là:

     A. \({56^0}\)                      B. \({62^0}\)                          

     C. \({28^0}\)                      D. \({23^0}\)                          

Câu 8: Cho hình vẽ bên dưới, biết hai đường thẳng \(m\) và \(n\) song song với nhau. Tính số đo góc \({B_4}?\)

     A. \({80^0}\)                      B. \({100^0}\)                         

     C. \({120^0}\)                     D. \({140^0}\)                        

Câu 9: Biểu đồ hình quạt tròn dùng để:

     A. So sánh số liệu của hai đối tượng cùng loại.              

     B. So sánh các thành phần trong toàn bộ dữ liệu.

     C. Biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo thời gian.                                           

     D. Biểu diễn sự chênh lệch số liệu giữa các đối tượng.  

Câu 10: Biểu đồ bên dưới biểu diễn thu nhập bình quân đầu người/năm của Việt Nam (tính theo đô la Mỹ) ở một số năm trong những gia đoạn từ 1986 đến 2020. Hãy cho biết năm nào Việt Nam có thu nhập cao nhất, cụ thể là bao nhiêu đô la?

 

     A. Năm 1991, Việt Nam có mức thu nhập thấp nhất là 138 đô la/năm.                         

     B. Năm 2019, Việt Nam có mức thu nhập cao nhất là 2738 đô la/năm.

     C. Năm 2018, Việt Nam có mức thu nhập cao nhất là 2566 đô la/năm.                        

     D. Năm 2020, Việt Nam có mức thu nhập cao nhất là 2786 đô la/năm.                        

Phần II. Tự luận (7 điểm):

Bài 1: (2,0 điểm)

Tính hợp lí (nếu có thể):

a) \(\dfrac{{ - 15}}{{14}}:\dfrac{{17}}{{23}} - \dfrac{{15}}{{14}}:\dfrac{{17}}{{11}} - \dfrac{6}{7}\)                     b) \(\left( {\dfrac{{ - 5}}{3} + \dfrac{{ - 3}}{2}} \right):\dfrac{{17}}{{13}} + \left( {\dfrac{7}{2} + \dfrac{{ - 1}}{3}} \right):\dfrac{{17}}{{13}}\)

c) \({3^2}.\dfrac{1}{{243}}{.81^2}.\dfrac{1}{{{3^3}}}\)                                                              d) \(\left( {{{4.2}^5}} \right):\left( {{2^3}.\dfrac{1}{{16}}} \right)\)

Bài 2: (2,0 điểm)

Tìm \(x\), biết:

a) \(\left( { - 0,2} \right) - x.\dfrac{1}{6} = \dfrac{2}{3}\)                                                            b) \(\left( {\dfrac{1}{3}x - \dfrac{8}{{13}}} \right).\left( {2,5 + \dfrac{{ - 7}}{5}:x} \right) = 0\)

c) \(5.\left( {\dfrac{1}{{\sqrt {25} }} - x} \right) - \sqrt {\dfrac{1}{{81}}}  = \dfrac{{ - 1}}{9}\)                             d) \(\left| x \right| - \dfrac{{23}}{{17}} = 0\)

Bài 3: (1,5 điểm)

Một chiếc khay nhựa đựng đồ có dạng hình hộp chữ nhật như hình vẽ bên dưới.

Dựa vào kích thước trên hình (coi mép khay nhựa không đáng kể), hãy tỉnh:

a) Diện tích xung quanh của chiếc khay.

b) Diện tích nhựa để làm chiếc khay trên.

c) Thể tích nước khay nhựa có thể chứa được.

Bài 4: (1,0 điểm)

Chi phí xây dựng nhà được biểu diễn qua biểu đồ hình quạt tròn sau:

a) Tính số phần trăm chi phí gạch. Biết rằng chi phí giám sát thi công, thép, gạch bằng nhau.

b) Biết rằng để xây dựng một ngôi nhà bác An đã chi trả hết 2,5 tỉ đồng. Hỏi chi phí trả tiền công là bao nhiêu?

Bài 5: (0,5 điểm)

Cho hai góc có cạnh tương ứng song song cùng nhọn hoặc cùng tù. Biết hai tia phân giác của chúng không cùng nằm trên một đường thẳng. Chứng minh rằng hai tia phân giác này song song với nhau.

Đề 2

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

Câu 1: Trong các phân số: \(\dfrac{{ - 10}}{{18}};\dfrac{{10}}{{18}};\dfrac{{15}}{{ - 27}}; - \dfrac{{20}}{{36}};\dfrac{{ - 25}}{{27}};\, - \dfrac{{ - 40}}{{ - 72}}\), những phân số nào biểu diễn số hữu tỉ \(\dfrac{{ - 5}}{9}?\)

     A. \(\dfrac{{10}}{{18}};\dfrac{{15}}{{ - 27}}; - \dfrac{{20}}{{36}};\, - \dfrac{{ - 40}}{{ - 72}}\)                      B. \(\dfrac{{ - 10}}{{18}};\dfrac{{10}}{{18}};\dfrac{{15}}{{ - 27}};\, - \dfrac{{ - 40}}{{ - 72}}\)              

     C. \(\dfrac{{ - 10}}{{18}};\dfrac{{15}}{{ - 27}}; - \dfrac{{20}}{{36}}; - \dfrac{{ - 40}}{{ - 72}}\)                        D. \(\dfrac{{ - 10}}{{18}};\dfrac{{15}}{{ - 27}};\dfrac{{ - 25}}{{27}};\, - \dfrac{{ - 40}}{{ - 72}}\)           

Câu 2: Tìm \(x\) biết: \({x^2} + \dfrac{1}{9} = \dfrac{5}{3}:3\)

     A. \(x \in \left\{ {\dfrac{4}{9}; - \dfrac{4}{9}} \right\}\)         B. \(x \in \left\{ {\dfrac{2}{3}; - \dfrac{2}{3}} \right\}\)     C. \(x = \dfrac{4}{9}\)          D. \(x = \dfrac{2}{3}\)

Câu 3: Để lát một mảnh sân hình vuông có diện tích \(100{m^2}\), người ta cần dùng bao nhiêu viên gạch hình vuông có cạnh dài \(50cm\) (coi các mạch ghép là không đáng kể)?

     A. 350 viên gạch               B. 420 viên gạch                    C. 380 viên gạch                    D. 400 viên gạch

Câu 4: Với mọi số thực \(x\). Khẳng định nào sau đây là sai?

     A. \(\left| x \right| \ge x\)   B. \(\left| x \right| \ge  - x\)     C. \({\left| x \right|^2} = {x^2}\)                 D. \(\left| {\left| x \right|} \right| = x\)    

Câu 5: Ông Minh làm một khối gỗ hình lăng trụ đứng tam giác có kích thước như hình vẽ bên dưới để chèn bánh xe. Tính thể tích của khối gỗ.

 

     A. \(0,189{m^3}\)               B. \(189\,000{m^3}\)              

     C. \(189{m^3}\)                  D. \(18,9{m^3}\)                    

Câu 6: Một khối gỗ dạng hình hộp chữ nhật có kích thước như hình bên dưới. Tính diện tích xung quanh của khối gỗ.

 

     A. \(640\,c{m^2}\)              B.  \(2400c{m^2}\)                 

     C. \(6400c{m^2}\)              D. \(240c{m^2}\)                    

Câu 7: Cho góc \(\angle xOy = 70^\circ \) và góc \(\angle uOv\) là góc đối đỉnh của góc \(\angle xOy\). Tính số đo góc \(\angle uOv\)?

     A. \(80^\circ \)                   B. \(140^\circ \)                       C. \(130^\circ \)                      D.\(70^\circ \)   

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai?

     A. Hai đường thẳng không có điểm chung thì song song.                                             

     B. Qua điểm M nằm ngoài một đường thẳng có một và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng ấy.                                          

     C. Hai đường thẳng không cắt nhau là hai đường thẳng phân biệt.                               

     D. Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng tạo thành hai góc so le trong bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song.

Câu 9: Số học sinh đăng ký học bổ trợ các Câu lạc bộ Toán, Ngữ văn, Tiếng anh của lớp 7 của một trường được biểu diễn qua biểu đồ hình quạt tròn như sau:

 

Tính số phần trăm học sinh đăng ký môn Toán là bao nhiêu?

     A. 40%                              B. 37,5%                                C. 30%                                   D. 35%      

Câu 10: Đâu không là một yếu tố của một biểu đồ đoạn thẳng?

     A. Trục ngang                   B. Các đoạn thẳng                  C. Đường chéo                       D. Tên biểu đồ

Phần II. Tự luận (7 điểm):

Bài 1: (2,0 điểm)

Thực hiện phép tính:

a) \(\dfrac{5}{2} + \dfrac{1}{2}:\left( {\dfrac{{ - 3}}{4}} \right).\dfrac{4}{9} - {4^2} - {\left( { - 2} \right)^3}\)    

b) \({\left( {\dfrac{3}{2}} \right)^2} - \left[ {0,5:2 - \sqrt {81} .{{\left( {\dfrac{{ - 1}}{2}} \right)}^2}} \right]\)

c) \(\left( { - \sqrt {0,04} } \right).\sqrt {0,01}  + 12,02\)                                                            

d) \(\left| {\sqrt {169}  - \sqrt {900} } \right| - \left| {\dfrac{{ - 5}}{4}} \right|:{\left( {\dfrac{1}{3} - \dfrac{1}{2}} \right)^2}\)

Bài 2: (2,0 điểm)

Tìm \(x\), biết:

a) \(0,2x + \left( {\dfrac{2}{5}x - 1,7x} \right) = \dfrac{{ - 11}}{{10}}\)                                                            

b) \({\left( {x + 0,8} \right)^2} = \dfrac{1}{4}\)

c) \({5^{x + 4}} - {3.5^{x + 3}} = {2.5^{11}}\)                                                                             

d) \({3^0} - \left| {2x + 1} \right| = \dfrac{1}{3}\)

Bài 3: (1,0 điểm)

a) Sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần: \(6\,\,\,;\,\,\,\,\sqrt {46} \,\,\,\,;\,\,\,0\,\,\,;\,\, - \sqrt {81} \,\,\,;\,\,\, - 3,6\,\,\,;\,\,\,2.\sqrt {16} \)

b) Sắp xếp các số sau theo thứ tự giảm dần: \(\sqrt {78} \,\,\,;\,\,\,\sqrt {50 + 4} \,\,;\,\, - 8\,\,;\,\, - 3.\sqrt {0,25} \,\,;\,\,\,0\,\,;\,\,\,\,6\,\,\)

Bài 4: (1,0 điểm)

Chi đội của bạn Hòa dựng một lều ở trại hè có dạng hình lăng trụ đứng tam giác với kích thước như hình vẽ bên dưới.

 

a) Tính thể tích khoảng không bên trong lều.

b) Biết lều phủ bạt 4 phía, trừ mặt tiếp đất. Tính diện tích vải bạt cần phải có để dựng lều.

Bài 5: (1,0 điểm)

 

Cho hình vẽ dưới, biết số đo các góc \(\widehat {EMO} = 30^\circ \), \(\widehat {DNO} = 150^\circ \), \(\widehat {MON} = 60^\circ \). Chứng minh \(ME//DN\). 

 

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

Câu 1: Trong các phân số: , những phân số nào biểu diễn số hữu tỉ 

     A.                                                   B.         

     C.                                                 D.      

Câu 2: Tìm  biết: 

     A.                  B.                       C.                                 D. 

Câu 3: Để lát một mảnh sân hình vuông có diện tích , người ta cần dùng bao nhiêu viên gạch hình vuông có cạnh dài  (coi các mạch ghép là không đáng kể)?

     A. 350 viên gạch               B. 420 viên gạch                    C. 380 viên gạch                    D. 400 viên gạch

Câu 4: Với mọi số thực . Khẳng định nào sau đây là sai?

     A.                            B.                               C.                             D.  

Câu 5: Ông Minh làm một khối gỗ hình lăng trụ đứng tam giác có kích thước như hình vẽ bên dưới để chèn bánh xe. Tính thể tích của khối gỗ.

     A.                        B.                         

     C.                            D.                              

Câu 6: Một khối gỗ dạng hình hộp chữ nhật có kích thước như hình bên dưới. Tính diện tích xung quanh của khối gỗ.

     A.                         B.                           

     C.                       D.                             

Câu 7: Cho góc  và góc  là góc đối đỉnh của góc . Tính số đo góc ?

     A. <

Đề 3

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

Câu 1: Kết quả của phép tính: \(\left( {1 + 1\dfrac{1}{2}} \right):\dfrac{{ - 7}}{4}\) là:

     A. \(\dfrac{{20}}{{ - 7}}\)     B. \(\dfrac{{10}}{{ - 7}}\)          C. \(\dfrac{{ - 5}}{{ - 14}}\)       D. \(\dfrac{5}{{ - 7}}\)    

Câu 2: Tìm \(x\), biết: \(x + \left( {\dfrac{1}{4}x - 2,5} \right) = \dfrac{{ - 11}}{{20}}\)

     A. \(x = \dfrac{{39}}{{25}}\) B. \(x = \dfrac{{19}}{{20}}\)      C. \(x = \dfrac{{17}}{{20}}\)      D. \(x = \dfrac{{11}}{{25}}\)                 

Câu 3: Kết quả của biểu thức: \(2,8 + 3.\left| { - \dfrac{{13}}{3}} \right| + 0,2.\left| 6 \right| + 5.\left| {10} \right|\) là:

     A. \(41\)                             B. \(53\)                                  C. \(47\)                                 D. \(67\)    

Câu 4: Thứ tự tăng dần của các số: \(\sqrt {\dfrac{1}{{16}}} \,;\,4\dfrac{1}{7}\,;\,1,\left( 3 \right)\,;\,\sqrt {81} \,;\, - \sqrt {25} \,;\, - 12,1\) là:

     A. \(\sqrt {81} \,\,;\,\,4\dfrac{1}{7}\,\,;\,\,1,\left( 3 \right)\,\,;\,\,\sqrt {\dfrac{1}{{16}}} \,\,;\,\, - 5\,\,;\,\, - 12,1\)     B. \(\sqrt {81} \,\,;\,\,4\dfrac{1}{7}\,\,;\,\,1,\left( 3 \right)\,\,;\,\,\sqrt {\dfrac{1}{{16}}} \,\,;\,\, - 12,1\,\,;\,\, - 5\)    

     C. \( - 12,1\,\,;\,\, - 5\,\,;\,\,\sqrt {\dfrac{1}{{16}}} \,\,;\,\,1,\left( 3 \right)\,\,;\,\,4\dfrac{1}{7}\,\,;\,\,\sqrt {81} \)     D. \( - 5\,\,;\,\, - 12,1\,\,;\,\,\sqrt {\dfrac{1}{{16}}} \,\,;\,\,1,\left( 3 \right)\,\,;\,\,4\dfrac{1}{7}\,\,;\,\,\sqrt {81} \)    

Câu 5: Một chiếc bánh kem có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 30cm, chiều rộng 20cm và chiều cao 15cm. Người ta cắt đi ba miếng bánh có dạng hình lập phương cạnh 5cm. Tính thể tích phần còn lại của chiếc bánh kem.

     A. \(8875c{m^3}\)              B. \(8875c{m^2}\)                   C. \(8625c{m^3}\)                   D. \(8625c{m^2}\)    

Câu 6: Một quyển lịch để bàn gồm các tờ lịch được đặt trên một giá đỡ bằng bìa có dạng hình lăng trụ đứng tam giác. Tính diện tích bìa dùng để làm giá đỡ của quyển lịch.

 

     A. \(1175\,c{m^2}\)            B. \(1000\,c{m^2}\)                 C. \(1200\,c{m^2}\)                 D. \(1250\,c{m^2}\)    

Câu 7: Cho hai góc kề bù \(AOB\) và \(BOC\). Tia \(OM\) nằm giữa hai tia \(OB\) và \(OC\). Tia \(ON\) là tia đối của tia \(OM\). Khi đó cặp góc đối đỉnh là cặp góc nào trong các góc sau đây?

     A. \(\angle BOM\) và \(\angle CON\)                                 B. \(\angle AOB\) và \(\angle AON\)           C. \(\angle AOM\) và \(\angle CON\)                                           D. \(\angle COM\) và \(\angle CON\)

Câu 8: Cho hình vẽ bên dưới. Biết \(AB//CD\)\(,\angle A = {70^0},\angle B = {60^0}.\) Tính số đo của góc \(ACB?\)

 

     A. \(\angle ACB = {70^0}\)   B. \(\angle ACB = {60^0}\)        C. \(\angle ACB = {130^0}\)      D. \(\angle ACB = {50^0}\)                                  

Câu 9: Trong biểu đồ hình quạt tròn, khẳng định nào sau đây không đúng?

     A. Hai hình quạt bằng nhau biểu diễn cùng một tỉ lệ.     

     B. Hình quạt nào lớn hơn biểu diễn số liệu lớn hơn.

     C. Cả hình tròn biểu diễn 75%.

     D. \(\dfrac{1}{4}\) hình tròn biểu diễn 25%.                     

Câu 10: Biểu đồ đoạn thẳng dưới đây cho biết lượng mưa trung bình trong 12 tháng tại Long An (đơn vị: mm).

 

Từ biểu đồ đoạn thẳng, hãy cho biết lượng mưa tăng trong những khoảng thời gian nào?

     A. Giữa các tháng 1 – 2; 6 – 7; 9 – 10; 10 – 11; 11 – 12.

     B. Giữa các tháng 2 – 3; 3 – 4; 4 – 5; 5 – 6; 7 – 8; 8 – 9.

     C. Giữa các tháng 1 – 6; 7 – 9.                                        

     D. Giữa các tháng 1 – 2; 6 – 7; 9 – 12.  

Phần II. Tự luận (7 điểm):

Bài 1: (2,0 điểm)

Thực hiện phép tính:

a) \(\left( { - \dfrac{1}{5} + \dfrac{3}{7}} \right):\dfrac{5}{4} + \left( {\dfrac{{ - 4}}{5} + \dfrac{4}{7}} \right):\dfrac{5}{4}\)     b) \({\left( {\dfrac{1}{2}} \right)^5} - 1,{5^2} + \dfrac{{31}}{{32}} + 102,25\)

c) \(3.\sqrt {\dfrac{1}{9}}  + 1,5.\sqrt {225} \)                                                                           d) \(\left( { - 1,5} \right) + 2.\left| {2\dfrac{1}{2}} \right| - 6.\left| {\dfrac{{ - 16}}{3}} \right| + 5.\left| { - 0,3} \right|\)

Bài 2: (2,0 điểm)

Tìm \(x\), biết:

a) \(x:\left( { - \dfrac{3}{5}} \right) = 1\dfrac{1}{4}\)                                                                  b) \({\left( {0,9} \right)^9}:x =  - {\left( {0,9} \right)^7}\)

c) \(4x + 2.\sqrt {36}  =  - 3.\sqrt {64} \)                                                d) \(\left| {x - 12} \right| = \sqrt 5  - \sqrt 7 \)

Bài 3: Cho hình vẽ bên dưới, biết \(AB//DE\). Tìm số đo góc \(\angle BCD\)?

 

Bài 4: Một bể cá dạng hình hộp chữ nhật làm bằng kính (không có nắp) có chiều dài \(80cm\), chiều rộng \(50cm\), chiều cao \(45cm\). Mực nước ban đầu trong bể cao \(35cm\).

a) Tính diện tích kính dùng để làm bể cá đó.

b) Người ta cho vào bể một hòn đá trang trí chìm hẳn trong nước thì mực nước của bể dâng lên thành \(37,5cm\). Tính thể tích hòn đá.

Bài 5: Tốc độ tăng trưởng Diện tích, Năng suất, Sản lượng lúa của nước ta, giai đoạn 1990 – 2014 được biểu diễn qua biểu đồ dưới đây:

 

a) Tốc độ tăng trưởng Diện tích, Năng suất, Sản lượng lúa của nước ta, giai đoạn 1990 – 2014 theo mẫu sau:

Năm

1990

2000

2005

2010

2014

Diện tích (%)

 

 

 

 

 

Năng suất (%)

 

 

 

 

 

Sản lượng lúa (%)

 

 

 

 

 

 

b) Trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2014, năm nào có số sản lượng lúa tăng nhiều nhất?

c) Số vụ diện tích trồng lúa của nước ta năm 2005 đã giảm bao nhiêu phần trăm so với năm 2000?

d) Năng suất lúa của nước ta năm 2014 đã tăng bao nhiêu phần trăm so với năm 2005?

Đề 4

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm).

Câu 1: Trong các câu sau câu nào đúng?

A. \(\dfrac{3}{7} \in \mathbb{Q}.\)                            B. \(\dfrac{1}{2} \in \mathbb{Z}\).  C. \(\dfrac{{ - 9}}{5} \notin \mathbb{Q}\).        D. \( - 6 \in \mathbb{N}\).

Câu 2: Tập hợp các số hữu tỉ kí hiệu là:

A. N;                               B. \({N^*}\)                      C. Q ;                               D. Z.

Câu 3: Số đối cùa \(\dfrac{{ - 2}}{3}\) là:

A. \(\dfrac{2}{3}\);           B. \(\dfrac{3}{2}\);            C. \(\dfrac{{ - 3}}{2}\) ;      D. \(\dfrac{2}{{ - 3}}\).

Câu 4: Điểm B trên trục số biểu diễn số hữu tỉ nào sau đây?

 

A. \(\dfrac{{ - 2}}{3}\);      B. \(\dfrac{{ - 2}}{5}\);       C. \( - \dfrac{1}{3}\) ;        D. \(\dfrac{2}{6}\).

Câu 5: Phép tính nào sau đây không đúng?

A. \({x^{18}}:{x^6} = {x^{12}}\left( {x \ne 0} \right)\);  B. \({x^4}.{x^8} = {x^{12}}\)

C. \({x^2}.{x^6} = {x^{12}}\)                                      D. \({({x^3})^4} = {x^{12}}\)

Câu 6: Cho các số sau \(\dfrac{4}{6} = 0,66...6;\dfrac{3}{4} = 0,75;\dfrac{{20}}{{15}} = 1,333....3;\dfrac{5}{4} = 1,25\) số nào viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn?

A. \(\dfrac{4}{6} = 0,66...6;\dfrac{{20}}{{15}} = 1,333....3\);           B. \(\dfrac{3}{4} = 0,75;\dfrac{5}{4} = 1,25\);

C. \(\dfrac{4}{6} = 0,66...6;\dfrac{3}{4} = 0,75\);         D. \(\dfrac{4}{6} = 0,66...6;\dfrac{3}{4} = 0,75;\dfrac{{20}}{{15}} = 1,333....3\)

Câu 7: Số mặt của hình hộp chữ nhật \(ABCD{A^,}{B^,}{C^,}{D^,}\) là:

 

A. 3;                                B. 4;                                 C. 6 ;                               D. 12.

Câu 8: Thể tích của hình hộp chữ nhật bên là:

A. 6 cm3;                         B. 8 cm3;                         C. 12 cm3 ;                      D. 24 cm3.

Câu 9: Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bên là:

A. 12 cm2;                       B. 24 cm2;                       C. 36 cm2 ;                      D. 42 cm2

Câu 10: Tiên đề Euclid được phát biểu: “ Qua một điểm M nằm ngoài đường thẳng a. 

A. Có duy nhất một đường thẳng đi qua M và song song với a.

B. Có hai đường thẳng song song với a.

C. Có ít nhất một đường thẳng song song với a.

D. Có vô số đường thẳng song song với a.

Câu 11: Cho hình vẽ:

 

Các cặp góc đối đỉnh là:

A. Ô1 và Ô2                     B. Ô1 và Ô4                     C. Ô2 và Ô4 ; Ô1 và Ô3    D. Ô2 và Ô3

Câu 12: Cho hình vẽ:

Biết\(\widehat {\;xOy} = {20^0}\), Oy là tia phân giác của góc \(\widehat {xOz}\). Khi đó số đo \(\widehat {yOz\;}\) bằng:

A. \({20^0}\)                    B. \(\;{160^0}\)                C. \({80^0}\)                    D. \(\;{40^0}\).

 

II. TỰ LUẬN (điểm)

Câu 1: (2 điểm) Tính:

a) \(\sqrt 9  - \dfrac{2}{3}\)                                b)  \( - 5 + \sqrt {25}  + {2023^0}\)                          

c) \({\left( {\dfrac{1}{4}} \right)^2} \cdot {\left( {\dfrac{1}{2}} \right)^5}:2\)                     d) \(\left( {2,5 + \dfrac{2}{3}} \right) - 3\dfrac{1}{3}\)

Câu 2: (1,5 điểm) Tìm x:

            a) \(2x - 3,7 = 10\)                     b) \(\sqrt {49}  + 5x - 1 = {\left( { - 2} \right)^3}\)

            c) \(\dfrac{8}{3}.|2x + 1| = 3\dfrac{1}{3}\)

Câu 3: (0,5 điểm) Cho hình vẽ: Tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ ABC.A’B’C’?

Câu 4: (1,5 điểm) Cho hình vẽ sau. Biết a // b.

 

a) Chứng minh CD vuông góc với a.

b) Biết số đo góc A1 là 65o. Tính số đo góc B1 ; B2 ; B3 ; B4.

Câu 5: (1,0 điểm) Kết quả tìm hiểu về khả năng tự nấu ăn của tất cả học sinh lớp 7B cho bởi bảng thống kê sau:

Khả năng tự nấu ăn

Không đạt

Đạt

Giỏi

Xuất sắc

Số bạn tự đánh giá

18

12

3

7

a) Tính sĩ số lớp 7B.

b) Tính tỉ lệ % của những bạn có khả nhăng tự nấu ăn xuất sắc so với sĩ số lớp.

Câu 6: (0,5 điểm) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(M = \sqrt {{x^2} + 169}  - 2024\).

Đề 5

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm).

Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

Câu 1: Cách viết nào dưới đây không đúng?

     A. \(\sqrt {49}  = 7\)            B. \( - \sqrt {49}  =  - 7\)       C. \(\sqrt {49}  =  \pm 7\)    D. \(\sqrt {{{\left( { - 7} \right)}^2}}  = 7\)

Câu 2: \({\left( { - 3} \right)^4}\) có giá trị bằng:

     A. -81                                B. 12                                  C. 81                                  D. -12

Câu 3: Một cửa hàng bán nước hoa quả đã khảo sát về các loại nước mà khách hàng ưa chuộng và thu được bảng dữ liệu sau:

Loại nước uống

Nước cam

Nước dứa

Nước chanh

Nước ổi

Số người chọn

\(12\)

\(8\)

\(17\)

\(10\)

 

Loại nước nào ít người ưa chuộng nhất?

     A. Nước cam                     B. Nước dứa                          C. Nước chanh                       D. Nước ổi

Câu 4: Trong các phân số sau, phân số nào biểu diễn số hữu tỉ \( - 0,75\)?

     A. \(\dfrac{{ - 6}}{2}\)          B. \(\dfrac{8}{{ - 6}}\)          C. \(\dfrac{9}{{ - 12}}\)        D. \(\dfrac{{ - 12}}{9}\)

Câu 5: Nếu góc xOy có số đo bằng 470 thì số đo của góc đối đỉnh với góc xOy bằng bao nhiêu?

     A. 74                                  B. 47                                  C. 43                                  D. 133

Câu 6: Làm tròn số 1,7846 đến hàng phần nghìn ta được số nào

     A. 1,78                               B. 1,8                                 C. 1,784                             D. 1,785

Câu 7: Cho \(\left| a \right| = \dfrac{2}{5}\) thì:

     A. \(a = \dfrac{2}{5}\)         B. \(a =  - \dfrac{2}{5}\)       C. \(a = \dfrac{2}{5}\) hoặc \(a =  - \dfrac{2}{5}\)     D. \(a = \dfrac{2}{5}\) hoặc a = 1

Câu 8: Cho hình vẽ. Số đo của góc \(\angle DCB\) trong hình vẽ bên là:

 

     A. 40                                  B. 50                                  C. 90                                  D. 140

Câu 9: Nếu a\( \bot \)b và b//c thì:

     A. \(a\parallel b\)               B. \(a \bot c\)                     C. \(b \bot c\)                     D. \(a\parallel b\parallel c\)

Câu 10: Tính thể tích của khối lăng trụ đứng ABC. MNP ở hình vẽ sau, trong đó PC = 9cm, MN = 6cm, PH = 10cm.

 

     A. 30                                  B. 270                                C. 540                                D. 135

Phần II: Tự luận (7 điểm).

Câu 1: (2 điểm) Thực hiện phép tính sau:

     a.  \(\dfrac{9}{{17}} + \dfrac{8}{9}:\dfrac{{17}}{9}\)                                                                 b. \({\left( {\dfrac{2}{3}} \right)^2} + \left| {\left( { - 2\dfrac{1}{3}} \right)} \right| - \sqrt {\dfrac{{49}}{{64}}} \)                                              

     c. \(\left( {\dfrac{{15}}{{11}} - \dfrac{4}{{13}}} \right):\dfrac{{12}}{{17}} + \left( {\dfrac{7}{{11}} - \dfrac{9}{{13}}} \right):\dfrac{{12}}{{17}}\)                                                   d. \(\dfrac{{{{20}^3}.{{( - 49)}^2}}}{{{{14}^3}{{.5}^4}}}\)                                                 

Câu 2: (1,5 điểm) Tìm x

a.  \(1\dfrac{3}{2} - x = \dfrac{5}{3}\)                                                             b. \(x:\dfrac{4}{3} = 2\dfrac{1}{4}:\dfrac{1}{3}\)                     c. \(\left| {x - \dfrac{1}{2}} \right| - \sqrt {25}  =  - 2\)                    

Câu 3: (1,5 điểm) Cho hình vẽ, biết \(\angle xBA = {48^o},\,\angle BCD = {48^o},\,\angle BAD = {135^o}.\)

 

a) Chứng minh \(AB\,//\,CD.\)

b) Hãy tính số đo góc \(\angle ADC.\)

Câu 4: (1,5 điểm) Một bể bơi có chiều dài 12m, chiều rộng 5m và sâu 2,75m. Hỏi người thợ phải dung bao nhiêu viên gạch men hình chữ nhật để lát đáy và xung quanh thành bể đó? Biết rằng diện tích mạch vữa lát không đáng kể và mỗi viên gạch có chiều dài 25cm, chiều rộng 20cm.

Câu 5: (0,5 điểm) Tìm x biết: \(\left| {2x - 1} \right| + \left| {1 - 2x} \right| = 8\)     

Đề 6

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm).

Câu 1:  Trong các phân số sau, phân số nào biểu diễn số hữu tỉ \( - 0,125?\)

     A. \(\dfrac{1}{8}\)               B. \( - \dfrac{1}{8}\)                 C. \( - \dfrac{1}{{125}}\)           D. \(\dfrac{1}{{125}}\)    

Câu 2:  Kết quả của phép tính: \({\left( { - 0,08} \right)^4}{.10^4}\) là:

     A. \(0,{8^4}\)                     B. \({8^4}\)                             C. \({10.8^4}\)                        D. \(0,{08^4}\)  

Câu 3: So sánh \(2 + \sqrt {37} \) và \(6 + \sqrt 2 \)?

     A. \(2 + \sqrt {37}  > 6 + \sqrt 2 \)                                        B. \(2 + \sqrt {37}  < 6 + \sqrt 2 \)                 C. \(2 + \sqrt {37}  = 6 + \sqrt 2 \)          D. Không có đáp án

Câu 4: Sắp xếp các số \(\left| { - 3} \right|\,\,;\,\,\sqrt 6 \,\,;\,\,\left| {\dfrac{{ - 22}}{6}} \right|\,\,;\,\,\sqrt {\dfrac{{128}}{2}} \,\,;\,\, - \dfrac{7}{3}\) theo thứ tự tăng dần.

     A. \( - \dfrac{7}{3}\,\,;\,\,\left| {\dfrac{{ - 22}}{6}} \right|\,\,;\,\,\sqrt 6 \,\,;\,\,\left| { - 3} \right|\,\,;\,\,\sqrt {\dfrac{{128}}{2}} \)                  B. \( - \dfrac{7}{3}\,\,;\,\,\sqrt 6 \,;\,\,\left| { - 3} \right|\,\,\,;\,\,\left| {\dfrac{{ - 22}}{6}} \right|\,\,;\,\,\sqrt {\dfrac{{128}}{2}} \)

     C. \(\,\sqrt {\dfrac{{128}}{2}} \,\,;\,\,\,\left| { - 3} \right|\,\,;\left| {\dfrac{{ - 22}}{6}} \right|\,\,;\,\,\,\sqrt 6 \,\,;\,\, - \dfrac{7}{3}\,\,\)                      D. \( - \dfrac{7}{3}\,\,\,;\,\,\sqrt 6 \,\,;\,\,\,\left| {\dfrac{{ - 22}}{6}} \right|\,\,;\,\,\sqrt {\dfrac{{128}}{2}} \,\,;\,\,\,\left| { - 3} \right|\)                         

Câu 5: Cho góc bẹt \(xOy\). Vẽ tia \(Oz\) nằm giữa hai tia \(Ox\) và \(Oy\). Vẽ tia \(Om\) là phân giác của góc \(xOz\). Vẽ tia \(On\) là tia phân giác của góc \(zOy\). Tính số đo góc \(mOn?\)

     A. \(\angle mOn = {30^0}\)  B. \(\angle mOn = {60^0}\)       C. \(\angle mOn = {90^0}\)      D. \(\angle mOn = {120^0}\)

Câu 6: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?

     A. Hình lăng trụ đứng tam giác có 4 mặt, 6 đỉnh

     B. Hình lăng trụ đứng tam giác có 5 mặt, 6 đỉnh

     C. Công thức tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tứ giác và tam giác là \({S_{xq}} = C.h\)

     D. Hình lăng trụ đứng tứ giác là lăng trụ đứng tứ giác có các mặt bên là các hình chữ nhật

Câu 7: Một hình khối gồm 14 hình lập phương gắn kết với nhau như hình bên dưới. Mỗi hình lập phương có cạnh \(1\,cm.\) Thể tích của hình khối này là:

     A. \(15\,c{m^3}\)               B. \(14\,cm\)                           C. \(27\,c{m^3}\)                    D. \(14\,c{m^3}\)    

Câu 8: Cho biểu đồ sau:

 

Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam mạnh nhất trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 1995 là năm nào? Bao nhiêu % ?

     A. Năm 1991 tăng 6,2%    B. Năm 1995 tăng 6,5%    C. Năm 1994 tăng 6,7%    D. Năm 1994 tăng 6,5%

Câu 9: Đường trung trực của đoạn thẳng \(AB\) là đường thẳng …

     A. song song với đoạn thẳng \(AB\).                               

     B. vuông góc với đoạn thẳng \(AB\).

     C. đi qua trung điểm của đoạn thẳng \(AB\).

     D. vuông góc với đoạn thẳng \(AB\) tại trung điểm của nó.                                           

Câu 10: Trong năm 2020, công ty chè Phú Minh thu được 25 tỉ đồng từ việc xuất khẩu chè. Biểu đồ hình quạt tròn ở hình bên dưới biểu diễn kết quả thống kê (tính theo tỉ số phần trăm) các loại chè xuất khẩu trong năm 2020 của công ty Phú Minh.

 

Bảng nào sau đây là bảng số liệu thống kê số tiền công ty chè Phú Minh thu được ở mỗi loại chè 2020?

     A.

Loại chè

Chè thảo dược

Chè xanh

Chè đen

Số tiền (tỉ đồng)

2,5

19,1

3,2

     B.

Loại chè

Chè thảo dược

Chè xanh

Chè đen

Số tiền (tỉ đồng)

2,5

19,5

3

     C.

Loại chè

Chè thảo dược

Chè xanh

Chè đen

Số tiền (tỉ đồng)

2,2

19,2

3

     D.

Loại chè

Chè thảo dược

Chè xanh

Chè đen

Số tiền (tỉ đồng)

2,4

19

3,6

 

Phần II. Tự luận (7 điểm):

Bài 1: (2,0 điểm )

Thực hiện phép tính:

a) \(\left( { - \dfrac{3}{4} + \dfrac{2}{3}} \right):\dfrac{5}{{11}} + \left( { - \dfrac{1}{4} + \dfrac{1}{3}} \right):\dfrac{5}{{11}}\)            b) \(\dfrac{{{{27}^{10}}{{.16}^{25}}}}{{{6^{30}}{{.32}^{15}}}}\)

c) \(\left| {\dfrac{3}{5} - \dfrac{1}{{10}}} \right| - \sqrt {\dfrac{{36}}{{25}}}  + {\left( {\dfrac{3}{{10}}} \right)^5}:{\left( {\dfrac{3}{{10}}} \right)^4}\)     d) \(\sqrt {144}  + \sqrt {49}  - 10\sqrt {\dfrac{4}{{25}}} \)

Bài 2: (2,0 điểm)

Tìm \(x\), biết:

a) \(\left( { - \dfrac{1}{2}} \right) + \left( {\dfrac{4}{5} + x} \right) = 1\dfrac{1}{2}\)                                        b) \({\left( {x - \dfrac{1}{3}} \right)^2} = \dfrac{1}{9}\)

c) \(5.\sqrt x  - \sqrt {\dfrac{1}{{25}}}  = 0\)                                                                  d) \(\left| {0,3 - x} \right| = \dfrac{1}{3}\)

Bài 3: (1,0 điểm)

Tìm số đo của góc \(QRS\) trong hình vẽ bên dưới, biết \(aa'//bb'.\)

 

Bài 4: (1,5 điểm)

Phần bên trong của một cái khuôn làm bánh (không có nắp) có dạng hình hộp chữ nhật với đáy là hình vuông cạnh là \(20\,cm,\) chiều cao \(5\,cm.\) Người ta dự định sơn phần bên trong bằng loại sơn không dính. Hỏi với một lượng sơn đủ bao phủ được \(100\,{m^2}\) thì sơn được bao nhiêu cái khuôn làm bánh?

Bài 5: (0,5 điểm)

Tìm số thực \(x\), biết: \(\left| x \right| + \left| {x + 2} \right| = 0\).

Đề 7

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

 

Câu 1: Các số hữu tỉ \(\dfrac{{ - 5}}{{11}}\,\,;\,\,\dfrac{{ - 5}}{9}\,\,;\,\,\dfrac{7}{5}\,\,;\,\,\dfrac{3}{5}\,\,;\,\,\dfrac{{18}}{{13}}\) được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:

A. \(\dfrac{{ - 5}}{{11}}\,\,;\,\,\dfrac{{ - 5}}{9}\,\,;\,\,\dfrac{{18}}{{13}}\,\,;\,\,\dfrac{7}{5}\,\,;\,\,\dfrac{3}{5}.\)      B. \(\dfrac{{ - 5}}{9}\,\,;\,\,\dfrac{{ - 5}}{{11}}\,\,;\,\,\dfrac{3}{5}\,\,;\,\,\dfrac{{18}}{{13}}\,\,;\dfrac{7}{5}.\)     

C. \(\dfrac{{ - 5}}{{11}}\,\,;\,\,\dfrac{{ - 5}}{9}\,\,;\,\,\dfrac{3}{5}\,\,;\,\,\dfrac{{18}}{{13}}\,\,;\,\,\dfrac{7}{5}.\)           D. \(\dfrac{{ - 5}}{9}\,\,;\,\,\dfrac{{ - 5}}{{11}}\,\,;\,\,\dfrac{3}{5}\,\,;\,\,\dfrac{7}{5}\,\,;\,\,\dfrac{{18}}{{13}}.\)

Câu 2: Kết quả của phép tính: \(\dfrac{{{3^{10}}}}{{{5^{10}}}}{.5^{10}}\) là:

     A. \({3^5}\)                        B. \({3^{20}}\)                         C. \({3^{10}}\)                         D. \({5.3^{10}}\)

Câu 3: Kết quả của phép tính: \(\sqrt {0,04}  + \sqrt {0,25}  + 2,31\) là:

     A. \(2,53\)                          B. \(2,96\)                               C. \(2,6\)                                D. \(3,01\)  

Câu 4: Cho \(x,y\) là hai số thực tùy ý. Khẳng định nào sau đây đúng?

     A. \(\left| {x - y} \right| = x - y\)                                                                                         B. \(\left| {x - y} \right| = \left| x \right| - \left| y \right|\)                                          

     C. \(\left| {x + y} \right| = \left| x \right| + \left| y \right|\)                                                D. \(\left| {x + y} \right| = \left| x \right| - \left| y \right|\) nếu \(x > 0 > y\) và \(\left| x \right| \ge \left| y \right|\)            

Câu 5: Quan sát hình vẽ bên dưới:

 

Tính số đo góc \(xOz\), biết \(\dfrac{1}{5}\angle xOz = \dfrac{1}{4}\angle yOz\).

     A. \(\angle xOz = {40^0}\)   B. \(\angle xOz = {50^0}\)        C. \(\angle xOz = {30^0}\)\(\)   D. \(\angle xOz = {60^0}\)                                  

Câu 6: Một cái hòm hình chữ nhật có chiều dài \(36\,cm,\) chiều rộng \(15\,cm,\) chiều cao \(16\,cm.\) Số hình lập phương cạnh \(3\,cm\) nhiều nhất chứa trong hòm đó là:

A. \(180\)                                B. \(300\)                                 C. \(320\)                                D. \(192\)

Câu 7: Biểu đồ hình quạt dưới đây thể hiện diện tích đất trộng: hoa Huệ, hoa Hồng và hoa Loa kèn trong vườn hoa nhà cô Loan.

 

Diện tích đất trồng hoa Loa kèn và hoa Hồng chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích đất trồng hoa?

     A. \(23\% \)                        B. \(60\% \)                             C. \(40\% \)                             D. \(63\% \)

Câu 8: Quan sát hình vẽ bên dưới, tính số đo góc \(\angle ABH\) biết \(a//b\).

 

     A. \(\angle ABH = {125^0}\) B. \(\angle ABH = {65^0}\)       C. \(\angle ABH = {55^0}\)       D. \(\angle ABH = {95^0}\)

Câu 9: Điền cụm từ còn thiếu vào …: “Định lí …”

     A. là một khẳng định được suy ra từ những khẳng định đúng đã biết. Mỗi định lí thường được phát biểu dưới dạng: Nếu … thì ….

     B. là một câu nói được suy ra từ những khẳng định đúng đã biết. Mỗi định lí thường được phát biểu dưới dạng: Nếu … thì ….              

     C. là một khẳng định được suy ra từ những khẳng định đúng đã biết. Mỗi định lí thường được phát biểu dưới dạng: Nếu … vậy….             

     D. là một câu nói được suy ra từ những khẳng định đúng đã biết. Mỗi định lí thường được phát biểu dưới dạng: Nếu … vậy ….            

Câu 10: Biểu đồ đoạn thẳng trên cho biết nhiệt độ ở Hà Nội trong ngày 07/05/2021 tại một số thời điểm. Hãy cho biết thời điểm nào nhiệt độ thấp nhất, cao nhất?

 

     A. Thời điểm nhiệt độ thấp nhất là 26 độ C; thời điểm nhiệt độ cao nhất là 32 độ C.   

     B. Thời điểm nhiệt độ thấp nhất là 22 độ C; thời điểm nhiệt độ cao nhất là 32 độ C

     C. Thời điểm nhiệt độ thấp nhất là 22 giờ; thời điểm nhiệt độ cao nhất là 13 giờ đến 16 giờ.         

     D. Thời điểm nhiệt độ thấp nhất là 7 giờ; thời điểm nhiệt độ cao nhất là 13 giờ đến 16 giờ.           

 

Phần II. Tự luận (7 điểm):

Bài 1: (2,0 điểm)

Thực hiện phép tính:

a) \(3,5.\dfrac{2}{{21}} - \dfrac{5}{9}:\dfrac{{25}}{3} + \dfrac{1}{{15}}\)                                                        b) \(16.{\left( {\dfrac{3}{{20}} - \dfrac{2}{5}} \right)^2} + \dfrac{3}{5}\)

c) \(\dfrac{{ - 11}}{3}:\left( {1,5.\sqrt {\dfrac{{16}}{9}}  - \dfrac{{10}}{3}} \right)\)                                          d) \(\left( {\sqrt {\dfrac{{81}}{{16}}}  + \dfrac{{ - 3}}{4}} \right):{\left( { - \dfrac{3}{4}} \right)^2} - \left| {\dfrac{{ - 27}}{4}:{3^2}} \right|\)

Bài 2: ( 2 điểm) Tìm \(x\), biết:

a) \(\dfrac{1}{3}:x = 2\dfrac{2}{3}:\left( { - 0,3} \right)\)                                                            b) \({3^{2x}} - {2.3^5} = {3^5}\)

c) \(2x - \sqrt {1,69}  = \sqrt {1,21} \)                                                                                       d) \(\left| {x + \dfrac{1}{3}} \right|.\left( {{x^2} + 1} \right) = 0\)

Bài 3: (1 điểm) Cho góc vuông \(uOv\) và tia \(Oy\) đi qua một điểm trong của góc đó. Vẽ tia \(Ox\) sao cho \(Ou\) là tia phân giác của góc \(xOy\). Vẽ tia \(Oz\) sao cho \(Ov\) là tia phân giác của góc \(yOz\). Chứng minh rằng hai góc \(xOy\) và \(yOz\) là hai góc kề bù.

Bài 4: (1,5 điểm)

 

Một khuôn đúc bê tông có kích thước như hình vẽ. Bề dày các mặt bên của khuôn là \(1,2\,cm.\) Bề dày mặt đáy của khuôn là \(1,9\,cm.\) Thể tích của khối bê tông được khuôn này đúc ra là bao nhiêu xăngtimét khối?

Bài 5 (0,5 điểm): Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức: \(A =  - \sqrt {{x^2} + 81}  + 2030.\)

Đề 8

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

Câu 1: Kết quả của phép tính: \(\dfrac{1}{2} + {\left[ {{{\left( { - 1103} \right)}^{1999}}} \right]^0}\) là:

     A. \(\dfrac{1}{2}\)              B. \(1\dfrac{1}{2}\)                  C. \(1\)                                   D. \(\dfrac{{ - 1}}{2}\)    

Câu 2: Số nào dưới đây là số vô tỉ?

     A. \(\sqrt 7 \)                      B. \(1,\left( {01} \right)\)          C. \(\sqrt {16} \)                      D. \(\dfrac{{ - 1}}{7}\)    

Câu 3: Kim tự tháp Kheops là công trình kiến trúc nổi tiếng thể giới. Để xây dựng được công trình này, người ta phải sử dụng tới hơn 2,5 triệu mét khối đá, với diện tích đáy lên tới 52 198,16 \({m^2}\). (Theo khoahoc.tv)

Biết rằng đáy của kim tự tháp Kheops có dạng một hình vuông. Tính độ dài cạnh đáy của kim tự tháp này (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất).

     A. \(229,5m\)                     B. \(229m\)                             C. \(228,5m\)                          D. \(228m\)

Câu 4: Kết quả của phép tính: \(\left| {5 - \sqrt {45} } \right| + 15 - \sqrt {45} \) là:

     A. \(10\)                             B. \(20 - 2\sqrt {45} \)              C. \(20\)                                 D. \(10 - \sqrt {45} \)    

Câu 5: Cho biểu đồ

 

Hãy cho biết sản lượng khai thác dầu ở Việt Nam giai đoạn nào tăng nhiều nhất?

A. \(1986 - 1991\)                                 B. \(1991 - 1993\)                                 C. \(1997 - 2000\)                     D. \(2000 - 2002\)

Câu 6: Cho hình lăng trụ đứng có đáy là hình thang với đáy bé bằng \(5\,cm,\) đáy lớn bằng \(7\,cm\) và hai cạnh bên lần lượt bằng \(3\,cm;\,4cm.\) Biết chiều cao của hình lăng trụ đứng đó là \(8\,cm.\) Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng đó là:

      A. \(152\,c{m^2}\)                   B. \(76\,c{m^2}\)                            C. \(159\,c{m^2}\)                          D. \(159\,cm\)     

Câu 7: Cho \(\angle xOy = 90^\circ \). Trên \(Ox\) lấy \(OA = 4cm\), trên \(Oy\) lấy \(OB = 2,5cm\). Qua \(A\) kẻ đường thẳng vuông góc với \(Ox\). Qua \(B\) kẻ đường thẳng vuông góc với \(Oy\). Hai đường thẳng đó giao nhau tại \(C\). Tính số đo góc ?

                A.                                 B.                                   C.                                   D.

Câu 8: Tỉ lệ phần trăm số học sinh xuất sắc, giỏi, khá, trung bình của một lớp được biểu diễn qua biểu đồ hình quạt tròn sau:

 

Tìm tỉ số phần trăm số học sinh xuất sắc và số học sinh giỏi của lớp đó, biết rằng số học sinh xuất sắc bằng số học sinh giỏi.

     A. Số học sinh xuất sắc chiếm , số học sinh giỏi chiếm .                              

     B. Số học sinh xuất sắc chiếm , số học sinh giỏi chiếm .                              

     C. Số học sinh xuất sắc chiếm , số học sinh giỏi chiếm .                              

     D. Số học sinh xuất sắc chiếm \(12\% \), số học sinh giỏi chiếm \(12\% \).

 

Phần II. Tự luận (7 điểm):

Bài 1: (2,0 điểm)

Thực hiện phép tính:

a) \(\dfrac{{ - 8}}{{19}}.\dfrac{{16}}{{31}} + \dfrac{{ - 8}}{{19}}.\dfrac{{15}}{{31}} - \dfrac{{11}}{{19}}\)                    b) \(\sqrt {{{\left( { - 5} \right)}^2}} .{\left( { - \dfrac{1}{5}} \right)^2}:\left[ {{{\left( {\dfrac{{ - 1}}{3}} \right)}^2} + \sqrt {\dfrac{1}{4}}  - \sqrt {\dfrac{{16}}{9}} } \right]\)

c) \(\sqrt {121}  - \sqrt {225}  + \sqrt {\dfrac{{25}}{4}} \)                                                           d) \(\left| {\dfrac{{ - 11}}{3}} \right| + {\left( {\dfrac{{ - 1}}{2}} \right)^2} - \left| {4\dfrac{1}{2} + \left( { - 3,25} \right)} \right|\)

Bài 2: (2,0 điểm)

Tìm \(x\), biết:

a) \(\left( {3{x^2} + 1} \right)\left( {4x + \dfrac{1}{3}} \right) = 0\)                                                                 b) \({\left( {x - \dfrac{3}{5}} \right)^2} = \dfrac{4}{3}:\dfrac{1}{3}\)

c) \(\left( {x + 2.\sqrt {16} } \right).\left| {2x + 3} \right| = 0\)                                                   d) \(\left| {x - \dfrac{2}{3}} \right| - 0,75 = 1\dfrac{1}{4}\)

Bài 3: (1,5 điểm) Trong hình vẽ bên dưới có \(BE//AC,CF//AB\). Biết \(\angle A = {80^0},\angle ABC = {60^0}.\)

 

a) Chứng minh rằng \(\angle ABE = \angle ACF\);

b) Tính số đo của các góc \(BCF\) và \(ACB\).

c) Gọi \(Bx,Cy\) lần lượt là tia phân giác của các góc \(ABE\) và \(ACF\). Chứng minh rằng \(Bx//Cy\).

Bài 4: (1,0 điểm) Một chiếc bình có dạng hình hộp chữ nhật có kích thước đáy là \(10\,cm\) và \(15\,cm.\) Biết diện tích xung quanh bằng tổng diện tích hai đáy. Người ta đổ một lượng nước vào bình. Tính thể tích lượng nước được đổ vào bình biết mực nước cao bằng \(\dfrac{2}{3}\) chiều cao của bình.

Bài 5: (0,5 điểm)  Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:

\(A = \sqrt {{{(x + 2)}^4} + 25}  + {\left( {1 - y} \right)^2} - 999\)

Đề 9

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm).

Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

Câu 1: Chọn phương án đúng?

     A. \(\dfrac{1}{2} \notin \mathbb{Q}\)                                B. \(\dfrac{{ - 8}}{0} \in \mathbb{Q}\)         C. \(5 \notin \mathbb{Q}\)                D. \(\dfrac{4}{{ - 5}} \in \mathbb{Q}\)                                     

Câu 2: Kết quả của phép tính: \({\left[ {{{\left( {0,3} \right)}^3}} \right]^4}.{\left( {0,3} \right)^3}\) là:

     A. \({\left( {0,3} \right)^4}\) B. \({\left( {0,3} \right)^{10}}\) C. \({\left( {0,3} \right)^{15}}\) D. \({\left( {0,3} \right)^{12}}\)                         

Câu 3: Sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần: \(2\dfrac{1}{4}\,\,;\,\,\sqrt {16} \,\,;\,\, - \sqrt {83} \,\,;\,\, - \left| { - \sqrt {196} } \right|\,\,;\,\, - 0,0\left( {51} \right).\)

     A. \(2\dfrac{1}{4}\,\,;\,\,\sqrt {16} \,\,;\,\, - \sqrt {83} \,\,;\,\, - \left| { - \sqrt {196} } \right|\,\,;\,\, - 0,0\left( {51} \right).\)                                  B. \(\sqrt {16} \,\,;\,\,2\dfrac{1}{4}\,\,;\,\, - 0,0\left( {51} \right)\,\,;\,\,\,\, - \sqrt {83} \,\,;\, - \left| { - \sqrt {196} } \right|\,.\)                                   

     C. \( - \left| { - \sqrt {196} } \right|\,\,;\,\, - \sqrt {83} \,\,;\,\, - 0,0\left( {51} \right)\,\,;\,\,2\dfrac{1}{4}\,\,;\,\,\sqrt {16} .\)                                     D. \(\sqrt {16} \,\,;\,\,2\dfrac{1}{4}\,\,;\,\,\, - 0,0\left( {51} \right)\,\,;\,\,\, - \sqrt {83} \,\,;\,\, - \left| { - \sqrt {196} } \right|\,.\)                                

Câu 4: Cho biểu đồ cột kép biểu diễn số tiền Việt Nam thu được khi xuất khẩu cà phê và xuất khẩu gạo trong ba năm 2017, 2018, 2019.

 

Số tiền thu được khi xuất khẩu cà phê năm 2018 nhiều hơn số tiên thu được khi xuất khẩu cà phê năm 2019 là bao nhiêu?

     A. \(0,67\) tỉ đô la Mỹ        B. \(0,68\) tỉ đô la Mỹ            C. \(0,69\) tỉ đô la Mỹ            D. \(0,70\) tỉ đô la Mỹ

Câu 5: Làm tròn số \(424,267\) với độ chính xác \(0,05\) được:

     A. \(424,2\).                       B. \(424,27\).                          C. \(424,3\).                            D. \(420\).

Câu 6: Cho biểu đồ sau:

 

Hãy cho biết tiêu chí thống kê của biểu đồ trên là gì?

     A. Tháng 1 đến tháng 12  

     B. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2021 tại Hà Nội                              

     C. Nhiệt độ trung bình tại Hà Nội năm 2021 thay đổi theo thời gian                   

     D. Nhiệt độ                       

Câu 7: Bạn Lan làm một con xúc xắc hình lập phương từ tấm bìa có kích thước như hình vẽ bên dưới.

 

Diện tích tấm bìa tạo thành con xúc xắc đó là bao nhiêu?

     A. \(100c{m^2}\)                B. \(125c{m^2}\)                     C. \(136c{m^2}\)                     D. \(150c{m^2}\)

Câu 8: Gàu xúc của một xe xúc có dạng gần như một hình lăng trụ đứng tam giác với các kích thước đã cho ở hình b. Để xúc hết \(40{m^3}\) cát, xe phải xúc ít nhất bao nhiêu gàu?

 

     A. \(19\) gàu                      B. \(20\,\) gàu                         C. \(21\) gàu                           D. \(22\) gàu     

Câu 9: Hai góc nào dưới đây là hai góc đối đỉnh?

 

     A. Hình 1                           B. Hình 2                                C. Hình 3                               D. Hình 4  

Câu 10: Cho hình vẽ bên dưới, biết \(yy'//zz',\angle xAy' = {60^0}\). Tính số đo của \(\angle zBx'.\)

 

     A. \(\angle zBx' = {120^0}\) B. \(\angle zBx' = {80^0}\)        C. \(\angle zBx' = {50^0}\)        D. \(\angle zBx' = {60^0}\)                                  

 

Phần II. Tự luận (7 điểm):

Bài 1: (2,0 điểm)

Thực hiện phép tính:

a) \(\left( {2\dfrac{5}{6} + 1\dfrac{4}{9}} \right):\left( {10\dfrac{1}{{12}} - 9,5} \right)\)                                  b) \(\dfrac{{{{32}^3}{{.9}^5}}}{{{8^3}{{.6}^6}}}\)

c) \(\sqrt {64}  + 2\sqrt {{{\left( { - 3} \right)}^2}}  - 8.\sqrt {\dfrac{{25}}{{16}}} \)                                           d) \(\left| {\dfrac{1}{{ - 5}}} \right| - \dfrac{{{{\left( { - 2} \right)}^2}}}{{\left| { - 5} \right|}} - \dfrac{{\left| 2 \right|}}{5}\)

Bài 2: (2,0 điểm)

Tìm \(x\), biết:

a) \(x - \dfrac{1}{2} = 3\dfrac{1}{2}:\dfrac{2}{7}\)                                                                     b) \({3^{ - 1}}{.3^x} + {5.3^{x - 1}} = 162\) (\(x\) là số nguyên)

c) \(\sqrt {1,96}  + 3\dfrac{x}{4} = \sqrt {0,04}  + \dfrac{1}{4}.\sqrt {{{\left( {\dfrac{{89}}{5}} \right)}^2}} \)      d) \(\left| {2x:\dfrac{4}{5} - \dfrac{{1,6}}{4}} \right| = \dfrac{7}{5}\)

Bài 3: (1,0 điểm)

Cho hình vẽ sau:

 

Biết  \(x//\,y\,//z,\,\widehat A = {125^0},\,\widehat E = {37^0}\) . Tính \(\widehat {A{\rm{D}}E}\).

Bài 4: (1,5 điểm)

Một hộp đựng khẩu trang y tế được làm bằng bìa có dạng một hình hộp chữ nhật , kích thước như hình vẽ bên dưới.

a) Hãy tính thể tích của hộp.

b) Tính diện tích bìa cứng dùng để làm hộp (bỏ qua mép dán).

Bài 5: (0,5 điểm)

Tìm số nguyên \(x\) sao cho biểu thức sau là số nguyên: \(E = \dfrac{{\sqrt x  - 3}}{{\sqrt x  + 2}}\)                 

Đề 10

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

Câu 1: Số đối của \(\dfrac{{ - 7}}{{12}}\) là:

     A. \(\dfrac{7}{{12}}\)          B. \(\dfrac{7}{{ - 12}}\)             C. \(\dfrac{{12}}{{ - 7}}\)          D. \(\dfrac{{12}}{7}\)    

Câu 2: Chọn khẳng định đúng.

     A. \(\dfrac{{ - 37}}{{41}} > \dfrac{{23}}{{ - 17}}\)                   B. \({\left( {\dfrac{1}{3}} \right)^{12}} > {\left( {\dfrac{1}{3}} \right)^{10}}\)     C. \({\left( {2,5} \right)^6} = {\left( {0,5} \right)^{12}}\)             D. \({\left( {2,5} \right)^4} < {\left( { - 2,5} \right)^5}\)

Câu 3: Chọn đáp án sai. Nếu \(\sqrt x  = \dfrac{2}{3}\) thì:

     A. \(x = {\left( { - \dfrac{2}{3}} \right)^2}\)                           B. \(x =  - {\left( { - \dfrac{2}{3}} \right)^2}\) C. \(x = \dfrac{4}{9}\)                           D. \(x = {\left( {\dfrac{2}{3}} \right)^2}\)                                 

Câu 4: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

     A. Giá trị tuyệt đối của một số thực là một số dương hoặc bằng 0.

     B. Hai số có giá trị tuyệt đối bằng nhau là hai số bằng nhau hoặc đối nhau.

     C. Hai số đối nhau có giá trị tuyệt đối bằng nhau.

     D. Giá trị tuyệt đối của một số thực luôn bằng chính nó.

Câu 5: Căn cứ vào biểu đồ sau đây, hãy xác định bao nhiêu % học sinh THCS sử dụng internet KHÔNG phục vụ học tập?

 

A. \(30.\)

B. \(45.\)

C. \(25.\)        

D. \(70.\)

Câu 6: Cho biểu đồ sau:

 

Năm nào có tỉ lệ học sinh THCS nghiện điện thoại cao nhất?

A. 2018.                      B. 2019.                      C. 2020.                      D. 2021.

Câu 7: Một khối gỗ dạng hình hộp chữ nhật có kịch thước như Hình a). Người ta cắt đi một phần khối gỗ có dạng hình lập phương cạnh 5 cm. Tính thể tích phần còn lại của khối gỗ (Hình b).

 

     A. \(1888c{m^3}\)              B. \(2275\,c{m^3}\)                 C. \(2144c{m^3}\)                   D. \(2300c{m^3}\)    

Câu 8: Trong các hình sau, hình nào là hình lăng trụ đứng tứ giác?

 

     A. Hình 1                           B. Hình 2                                C. Hình 3                               D. Hình 4  

Câu 9: Phát biểu định lí sau bằng lời:

GT

\(a//b,c \bot a\)

KL

\(c \bot b\)

     A. Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó vuông góc với đường thẳng kia.

     B. Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó song song với đường thẳng kia.

     C. Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó tạo với đường thẳng kia một góc \({60^0}\).

     D. Cả A, B, C đều đúng.  

Câu 10: Vẽ \(\angle xOy = {50^0}\). Vẽ tia \(Om\) là tia phân giác của góc \(xOy\). Vẽ tia \(On\) là tia đối của tia \(Ox\). Tính góc \(mOn\).

     A. \(\angle mOn = {125^0}\)                                               B. \(\angle mOn = {155^0}\)     C. \(\angle mOn = {160^0}\)                                 D. \(\angle mOn = {175^0}\)

 

Phần II. Tự luận (7 điểm):

Bài 1: (2,0 điểm)

Thực hiện phép tính:

a) \(\dfrac{2}{9} + \dfrac{1}{3}:\left( { - \dfrac{3}{2}} \right) + \dfrac{1}{2}.{\left( { - 0,5} \right)^0}\)                      b) \({\left( {\dfrac{{ - 1}}{2}} \right)^2} - \dfrac{5}{8}:{\left( {0,5} \right)^3} - \dfrac{5}{3}.\left( { - 6} \right)\)

c) \(\sqrt {0,04}  + \sqrt {0,25}  + 2,31\)                                                                                    d) \(\left| {\sqrt {169}  - \sqrt {900} } \right| - \left| {\dfrac{{ - 5}}{4}} \right|:{\left( {\dfrac{1}{3} - \dfrac{1}{2}} \right)^2}\)               

Bài 2: (2,0 điểm)

Tìm \(x\), biết:

a) \(\dfrac{1}{3}x + \dfrac{2}{5}\left( {x - 1} \right) = 0\)                                                            b) \({\left( {2x + 1} \right)^2} = \dfrac{{36}}{{25}}\)

c) \(\dfrac{1}{2}x + \sqrt {0,04}  = \sqrt {1,96} \)                                                                       d) \(\left| {\left| {2x - 1} \right| + \dfrac{1}{2}} \right| = \dfrac{4}{5}\)

Bài 3: (1,0 điểm)

Cho hình vẽ sau:

 

Biết \(AB//\,DE,\,\widehat {BAC} = {120^0},\,\widehat {CDE} = {130^0}.\)  Tính: \(\widehat {BAC} + \widehat {AC{\rm{D}}} + \widehat {C{\rm{D}}E}\).

Bài 4: (1,5 điểm)

Một chiếc bánh ngọt có dạng hình lăng trụ đứng tam giác, có kích thước như hình vẽ bên dưới.

 

a) Tính thể tích cái bánh.

b) Nếu phải làm một chiếc hộp để đựng vừa khít cái bánh này thì chi phí làm hộp là bao nhiêu biết giá 1 mét vuông bìa là 22500 đồng.

Bài 5: (0,5 điểm)

Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(A = {x^2} + \sqrt x  - 113\) với \(x \ge 0\).

Tải về

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close