Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập pha trộn 2 dung dịch không xảy ra phản ứng - Hóa học 8Đề bài
Câu 1 :
Trộn 300 gam dung dịch NaOH 3% với 200 gam dung dịch NaOH 10% thì thu được dung dịch có nồng độ bao nhiêu %?
Câu 2 :
Trộn 200 gam dung dịch CuCl2 15% với m gam dung dịch CuCl2 5,4% thì thu được dung dịch có nồng độ 11,8%. Giá trị của m là
Câu 3 :
Cần pha chế theo tỉ lệ nào về khối lượng của 2 dung dịch KNO3 có nồng độ tương ứng là 45% và 15% để được dung dịch KNO3 20%
Câu 4 :
Cần lấy bao nhiêu lít dung dịch HCl 0,2M để khi trộn với dung dịch HCl 0,8M thì thu được 2 lít dung dịch HCl 0,5M? Giả sử không có sự thay đổi thể tích khi trộn.
Câu 5 :
Tính khối lượng dung dịch NaCl 10% cần trộn với 300 gam dung dịch NaCl 25% để thu được dung dịch NaCl 15%
Câu 6 :
Cho m1 gam dung dịch KNO3 5% vào m2 gam dung dịch KNO3 17% thu được 360 gam dung dịch KNO3 9%. Tính m1, m2
Câu 7 :
Trộn 200 ml dung dịch CuSO4 1M với 300 ml dung dịch CuSO4 0,8 M. Tính CM của dung dịch thu được
Câu 8 :
Cần cho thêm bao nhiêu ml dung dịch Ba(OH)2 1,2M vào 1300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M để thu được dung dịch Ba(OH)2 0,8M ?
Câu 9 :
Cho V1 ml dung dịch Na2SO4 0,3M vào V2 ml dung dịch Na2SO4 1,7M, thu được 1400 ml dung dịch Na2SO4 0,6M. Tính V1 và V2
Câu 10 :
Có 2 dung dịch NaOH nồng độ 2M và 0,5M. Cần phải pha chế chúng theo tỉ lệ thể tích như thế nào để thu được dung dịch NaOH 1M ?
Câu 11 :
Cho x gam dd NaCl 18% vào 450 gam dd NaCl 2M (D = 1,125 g/ml) khuấy đều, thu được dd NaCl 12,3%. Giá trị của x là
Câu 12 :
Hòa tan KCl rắn vào nước để tạo thành hai dung dịch A và B, trong đó nồng độ phần trăm của dd A gấp 2 lần dung dịch B. Nếu đem trộn dung dịch A và dung dịch B theo tỉ lệ khối lượng mdd A : mdd B = 3 : 2 thì thu được dung dịch C có nồng độ 20%. Nồng độ % của dung dịch B là
Câu 13 :
Có 2 dung dịch H2SO4 là A và B. Nếu 2 dung dịch A và B được trộn lẫn theo tỉ lệ khối lượng 7 : 3 thì thu được dung dịch C có nồng độ 29%. Tính C% của dung dịch A, biết nồng độ dung dịch B bằng 2,5 lần nồng độ dung dịch A.
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Trộn 300 gam dung dịch NaOH 3% với 200 gam dung dịch NaOH 10% thì thu được dung dịch có nồng độ bao nhiêu %?
Đáp án : B Phương pháp giải :
+) Tính khối lượng chất tan ở dd (1) +) Tính khối lượng chất tan ở dd (2) +) Tính khối lượng chất tan dd thu được là: mNaOH = mNaOH (1) + mNaOH (2) +) Tính khối lượng dd thu được : mdd = mdd (1) + mdd (2) Lời giải chi tiết :
Khối lượng chất tan ở dd (1) là: mNaOH (1) = $\frac{300.3\%}{100\%}=9\,gam$ Khối lượng chất tan ở dd (2) là: mNaOH (2) = $\frac{200.10\%}{100\%}=20\,gam$ => khối lượng chất tan dd thu được là: mNaOH = mNaOH (1) + mNaOH (2) = 9 + 20 = 29 gam Khối lượng dd thu được là: mdd = mdd (1) + mdd (2) = 300 + 200 = 500 gam => Nồng độ dung dịch thu được là: $C\%=\frac{{{m}_{NaOH}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{29}{500}.100\%=$ 5,8%
Câu 2 :
Trộn 200 gam dung dịch CuCl2 15% với m gam dung dịch CuCl2 5,4% thì thu được dung dịch có nồng độ 11,8%. Giá trị của m là
Đáp án : C Phương pháp giải :
+) Tính khối lượng chất tan ở dd (1) +) Tính khối lượng chất tan ở dd (2) theo m +) Tính khối lượng chất tan dd thu được là: mct = m1 + m2 +) Tính khối lượng dd thu được là: mdd = mdd (1) + mdd (2) Áp dụng vào biểu thức tính nồng độ dung dịch thu được => m Lời giải chi tiết :
Khối lượng chất tan ở dd (1) là: m1 = mdd (1) .C%= $\frac{200.15\%}{100\%}=30$ (gam) Khối lượng chất tan ở dd (2) là: m2 = mdd (2) .C%=$\frac{m.5,4\%}{100\%}=0,054m$(gam) => khối lượng chất tan dd thu được là: mct = m1 + m2 = 30 + 0,054m Khối lượng dd thu được là: mdd = mdd (1) + mdd (2) = 200 + m => Nồng độ dung dịch thu được là: $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{30+0,054m}{200+m}.100\%=11,8\%$ => m = 100
Câu 3 :
Cần pha chế theo tỉ lệ nào về khối lượng của 2 dung dịch KNO3 có nồng độ tương ứng là 45% và 15% để được dung dịch KNO3 20%
Đáp án : B Phương pháp giải :
+) Gọi khối lượng dung dịch KNO3 45% và 15% cần lấy lần lượt là m1 (gam) và m2 (gam) +) Tính khối lượng chất tan trong mỗi dung dịch theo m1 và m2 => Tổng khối lượng chất tan +) Tính tổng khối lượng dung dịch là: mdd (3) = mdd (1) + mdd (2) = m1 + m2 Áp vào biểu thức tính C% => tính tỉ lệ m1 và m2
Lời giải chi tiết :
Gọi khối lượng dung dịch KNO3 45% và 15% cần lấy lần lượt là m1 (gam) và m2 (gam) cần pha trộn với nhau để được dung dịch KNO3 20% => ${{m}_{KN{{O}_{3}}(1)}}=\frac{45}{100}.{{m}_{1}}$; ${{m}_{KN{{O}_{3}}(2)}}=\frac{15}{100}.{{m}_{2}}$ => Tổng khối lượng chất tan là: ${{m}_{KN{{O}_{3}}(3)}}={{m}_{KN{{O}_{3}}(1)}}+{{m}_{KN{{O}_{3}}(2)}}=\frac{45.{{m}_{1}}}{100}+\frac{15.{{m}_{2}}}{100}$ = 0,45.m1 + 0,15.m2 (1) Tổng khối lượng dung dịch là: mdd (3) = mdd (1) + mdd (2) = m1 + m2 Dung dịch thu được có nồng độ 20% => ${{m}_{ct(3)}}=\frac{({{m}_{1}}+{{m}_{2}}).20\%}{100\%}=0,2.({{m}_{1}}+{{m}_{2}})$ (2) Từ (1) và (2) => 0,45.m1 + 0,15.m2 = 0,2.(m1 + m2) => 0,25.m1 = 0,05.m2 $=>\frac{{{m}_{1}}}{{{m}_{2}}}=\frac{0,05}{0,25}=1:5$
Câu 4 :
Cần lấy bao nhiêu lít dung dịch HCl 0,2M để khi trộn với dung dịch HCl 0,8M thì thu được 2 lít dung dịch HCl 0,5M? Giả sử không có sự thay đổi thể tích khi trộn.
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Gọi n1, V1 lần lượt là số mol và thể tích dung dịch HCl 0,2M => n1 = 0,2.V1 Gọi n2, V2 lần lượt là số mol và thể tích dung dịch HCl 0,8M => n2 = 0,8.V2 Gọi n3, V3 lần lượt là số mol và thể tích của dd HCl 0,5M => số mol HCl trong dung dịch HCl 0,5M là: n3 = 2.0,5 = 1 mol Ta có: n1 + n2 = n3 => 0,2.V1 + 0,8.V2 = 1 (1) V1 + V2 = V3 => V1 + V2 = 2 lít (2) Từ (1) và (2), giải hệ pt ta được V1 = 1 lít; V2 = 1 lít
Câu 5 :
Tính khối lượng dung dịch NaCl 10% cần trộn với 300 gam dung dịch NaCl 25% để thu được dung dịch NaCl 15%
Đáp án : A Phương pháp giải :
+) Gọi khối lượng dung dịch (1) NaCl 10% cần lấy là m (gam) +) Tính khối lượng NaCl trong dd (1) theo m +) Tính khối lượng NaCl có trong 300 gam dd NaCl 25% +) Tính tổng khối lượng NaCl: mNaCl = mNaCl (1) + mNaCl (2) +) Tính khối lượng dd NaCl sau pha trộn là: mdd NaCl = mdd (1) + mdd (2)
Lời giải chi tiết :
Gọi khối lượng dung dịch (1) NaCl 10% cần lấy là m (gam) => khối lượng NaCl trong dd (1) là: mNaCl (1) = $\frac{m.10\%}{100\%}=0,1m$ Khối lượng NaCl có trong 300 gam dd NaCl 25% là: mNaCl (2) = $\frac{300.25\%}{100\%}=75$ (gam) => Tổng khối lượng NaCl là: mNaCl = mNaCl (1) + mNaCl (2) = 0,1m + 75 (gam) Khối lượng dd NaCl sau pha trộn là: mdd NaCl = mdd (1) + mdd (2) = m + 300 (gam) => Nồng độ dung dịch thu được là: $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{0,1m+75}{m+300}.100\%=15\%$ => m = 600 (gam)
Câu 6 :
Cho m1 gam dung dịch KNO3 5% vào m2 gam dung dịch KNO3 17% thu được 360 gam dung dịch KNO3 9%. Tính m1, m2
Đáp án : A Phương pháp giải :
+) Tính khối lượng chất tan trong dd KNO3 5% và trong dd KNO3 17% +) Tính tổng khối lượng chất tan theo m1 và m2 +) tính khối lượng chất tan trong 360 gam dd KNO3 9% => PT (1) +) Tính khối lượng dung dịch KNO3 thu được là: mdd = mdd (1) + mdd (2) => PT (2)
Lời giải chi tiết :
Khối lượng chất tan trong dd KNO3 5% là: ${{m}_{KN{{O}_{3}}(1)}}=\frac{{{m}_{1}}.5\%}{100\%}=0,05.{{m}_{1}}$ Khối lượng chất tan trong dd KNO3 17% là: ${{m}_{KN{{O}_{3}}(2)}}=\frac{{{m}_{2}}.17\%}{100\%}=0,17.{{m}_{2}}$ => Tổng khối lượng chất tan là: ${{m}_{KN{{O}_{3}}}}={{m}_{KN{{O}_{3}}(1)}}+{{m}_{KN{{O}_{3}}(2)}}=0,05.{{m}_{1}}+0,17.{{m}_{2}}$ Mặt khác, 360 gam dd KNO3 9% chứa số gam chất tan là: mct = $\frac{360.9\%}{100\%}=32,4\,gam$ => 0,05.m1 + 0,17.m2 = 32,4 (1) Khối lượng dung dịch KNO3 thu được là: mdd = mdd (1) + mdd (2) = m1 + m2 = 360 (2) Từ (1) và (2) ta có hệ: $\left\{ \begin{array}{l}0,05.{m_1} + {\rm{ }}0,17.{m_2} = {\rm{ }}32,4\\{m_1} +{m_2} = 360\end{array} \right. = > \left\{ \begin{array}{l}{m_1} = 240\\{m_2} = 120\end{array} \right.$
Câu 7 :
Trộn 200 ml dung dịch CuSO4 1M với 300 ml dung dịch CuSO4 0,8 M. Tính CM của dung dịch thu được
Đáp án : D Phương pháp giải :
+) Tính số mol chất tan có trong 200 ml dd CuSO4 1M và số mol chất tan có trong 300 ml dd CuSO4 0,8M => tổng số mol chất tan +) Tính thể tích dd thu được là: Vdd = V1 + V2 => Nồng độ mol của dd thu được Lời giải chi tiết :
Số mol chất tan có trong 200 ml dd CuSO4 1M là: ${{n}_{CuS{{O}_{4}}(1)}}=0,2.1=0,2\,mol$ Số mol chất tan có trong 300 ml dd CuSO4 0,8M là: ${{n}_{CuS{{O}_{4}}(2)}}=0,3.0,8=0,24\,mol$ => dd thu được có số mol chất tan là: nct = n1 + n2 = 0,2 + 0,24 = 0,44 mol Thể tích dd thu được là: Vdd = V1 + V2 = 0,2 + 0,3 = 0,5 mol => Nồng độ mol của dd thu được là: ${{C}_{M}}=\frac{n}{V}=\frac{0,44}{0,5}=0,88\,M$
Câu 8 :
Cần cho thêm bao nhiêu ml dung dịch Ba(OH)2 1,2M vào 1300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M để thu được dung dịch Ba(OH)2 0,8M ?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Gọi thể tích dung dịch Ba(OH)2 1,2M cần thêm vào là V (lít) => số mol chất tan trong V lít dd Ba(OH)2 +) Tính số mol chất tan trong 1,3 lít dd Ba(OH)2 0,5M +) Tính tổng số mol chất tan là : nct = ${{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}(1)}}+{{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}(2)}}$ +) Tính thể tích dung dịch thu được là, thay vào biểu thức nồng độ => V
Lời giải chi tiết :
Đổi 1300 ml = 1,3 lít Gọi thể tích dung dịch Ba(OH)2 1,2M cần thêm vào là V (lít) => số mol chất tan trong V lít dd Ba(OH)2 là: ${{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}(1)}}=1,2V$ (mol) Số mol chất tan trong 1,3 lít dd Ba(OH)2 0,5M là: ${{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}(2)}}=1,3.0,5=0,65\,(mol)$ => tổng số mol chất tan là : nct = ${{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}(1)}}+{{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}(2)}}=1,2V+0,65\,(mol)$ Thể tích dung dịch thu được là: Vdd = V + 1,3 => Nồng độ dd thu được là: ${{C}_{M}}=\frac{{{n}_{ct}}}{{{V}_{dd}}}=\frac{1,2V+0,65}{V+1,3}=0,8$ => V = 0,975 lít = 975 ml
Câu 9 :
Cho V1 ml dung dịch Na2SO4 0,3M vào V2 ml dung dịch Na2SO4 1,7M, thu được 1400 ml dung dịch Na2SO4 0,6M. Tính V1 và V2
Đáp án : D Phương pháp giải :
+) Tính số mol chất tan có trong V1 ml dd Na2SO4 0,3M và số mol chất tan có trong V2 ml dd Na2SO4 1,7M +) Tính tổng số mol chất tan là: nct = ${{n}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}(1)}}+{{n}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}(2)}}$ theo V1 và V2 +) Tính số mol chất tan trong 1400 ml dd Na2SO4 0,6M => PT (1) Tổng khối lượng dung dịch => PT (2)
Lời giải chi tiết :
Số mol chất tan có trong V1 ml dd Na2SO4 0,3M là: ${{n}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}(1)}}=0,3.\frac{{{V}_{1}}}{1000}=0,0003{{V}_{1}}$ Số mol chất tan có trong V2 ml dd Na2SO4 1,7M là: ${{n}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}(2)}}=1,7.\frac{{{V}_{2}}}{1000}=0,0017{{V}_{2}}$ => tổng số mol chất tan là: nct = ${{n}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}(1)}}+{{n}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}(2)}}=0,0003{{V}_{1}}+0,0017{{V}_{2}}$ Mặt khác, trong 1400 ml dd Na2SO4 0,6M có số mol chất tan là: nct = 1,4.0,6 = 0,84 (mol) => 0,0003V1 + 0,0017V2 = 0,84 (1) Tổng khối lượng dung dịch là : V = V1 + V2 => V1 + V2 = 1400 (2) Từ (1) và (2) => V1 = 1100; V2 = 300
Câu 10 :
Có 2 dung dịch NaOH nồng độ 2M và 0,5M. Cần phải pha chế chúng theo tỉ lệ thể tích như thế nào để thu được dung dịch NaOH 1M ?
Đáp án : B Phương pháp giải :
+) Gọi thể tích dung dịch NaOH nồng độ 2M và 0,5M lần lượt là V1 và V2 (lít) +) Tính số mol NaOH trong dd (1) và số mol NaOH trong dd (2) => Tính số mol NaOH trong dd thu được theo V1 và V2 +) Tính thể tích dd NaOH thu được, áp vào biểu thức tính nồng độ mol => tỉ lệ V1 : V2
Lời giải chi tiết :
Gọi thể tích dung dịch NaOH nồng độ 2M và 0,5M lần lượt là V1 và V2 (lít) Số mol NaOH trong dd (1) là: nNaOH (1) = 2.V1 Số mol NaOH trong dd (2) là: nNaOH (2) = 0,5.V2 => Số mol chất tan trong dd thu được là: nct = nNaOH (1) + nNaOH (2) = 2.V1 + 0,5.V2 Thể tích dd NaOH thu được là: V = V1 + V2 => Nồng độ mol dd là: ${{C}_{M}}=\frac{{{n}_{ct}}}{V}=\frac{2.{{V}_{1}}+0,5.{{V}_{2}}}{{{V}_{1}}+{{V}_{2}}}=1$ => 2.V1 + 0,5.V2 = V1 + V2 => V1 = 0,5.V2 $=>\frac{{{V}_{1}}}{{{V}_{2}}}=0,5=1:2$
Câu 11 :
Cho x gam dd NaCl 18% vào 450 gam dd NaCl 2M (D = 1,125 g/ml) khuấy đều, thu được dd NaCl 12,3%. Giá trị của x là
Đáp án : D Phương pháp giải :
+) Tính thể tích của 450 gam dd NaCl 2M theo CT: ${{V}_{dd\,(2)}}=\frac{m}{D}$ => Khối lượng NaCl (2) +) Tính số mol chất tan trong x gam dd NaCl 18% => tổng khối lượng chất tan là: mNaCl = mNaCl (1) + mNaCl (2) +) Tính khối lượng dd NaCl 12,3% thu được => áp vào biểu thức tính nồng độ phần trăm => tính x
Lời giải chi tiết :
Thể tích của 450 gam dd NaCl 2M là: ${{V}_{dd\,(2)}}=\frac{m}{D}=\frac{450}{1,125}=400\,ml$ = 0,4 lít => Số mol NaCl trong dd này là: nNaCl (2) = CM . V = 2 . 0,4 = 0,8 mol => Khối lượng NaCl (2) là: mNaCl (2) = 0,8.58,5 = 46,8 gam x gam dd NaCl 18% chứa mNaCl (1) = $\frac{x.18\%}{100\%}=0,18x\,\,(gam)$ => tổng khối lượng chất tan là: mNaCl = mNaCl (1) + mNaCl (2) = 0,18x + 46,8 (gam) Khối lượng dd NaCl 12,3% thu được là: mdd = mdd (1) + mdd (2) = x + 450 (gam) => Nồng độ phần trăm của dd thu được là: $C\%=\frac{{{m}_{NaCl}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{0,18\text{x}+46,8}{x+450}.100\%=12,3\%$ => x = 150 (gam)
Câu 12 :
Hòa tan KCl rắn vào nước để tạo thành hai dung dịch A và B, trong đó nồng độ phần trăm của dd A gấp 2 lần dung dịch B. Nếu đem trộn dung dịch A và dung dịch B theo tỉ lệ khối lượng mdd A : mdd B = 3 : 2 thì thu được dung dịch C có nồng độ 20%. Nồng độ % của dung dịch B là
Đáp án : A Phương pháp giải :
+) Gọi nồng độ % của dd A là 2a thì nồng độ % của dd B là a +) Vì đề bài chỉ cho tỉ lệ các chất, không cho khối lượng cụ thể => ta giả sử khối lượng dung dịch A là 30 (gam) => khối lượng dd B là 20 (gam) +) Tính khối lượng chất tan trong dd A và khối lượng chất tan trong dd B theo a => khối lượng chất tan trong dd C +) Áp vào biểu thức tính C% của dd C => a
Lời giải chi tiết :
Gọi nồng độ % của dd A là 2a thì nồng độ % của dd B là a Vì đề bài chỉ cho tỉ lệ các chất, không cho khối lượng cụ thể => ta giả sử khối lượng dung dịch A là 30 (gam) => khối lượng dd B là 20 (gam) => khối lượng chất tan trong dd A là: mKCl (A) = $2\text{a}.\frac{30}{100}=0,6\text{a}$ (gam) Khối lượng chất tan trong dd B là: mKCl (B) = $\text{a}.\frac{20}{100}=0,2\text{a}$(gam) => khối lượng chất tan trong dd C là: mKCl (C) = mKCl (A) + mKCl (B) = 0,6a + 0,2a = 0,8a (gam) Nồng độ chất tan trong C là: $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{0,8\text{a}}{30+20}.100\%=20\%=>a=12,5$ Vậy nồng độ phần trăm của dd B là: 12,5%
Câu 13 :
Có 2 dung dịch H2SO4 là A và B. Nếu 2 dung dịch A và B được trộn lẫn theo tỉ lệ khối lượng 7 : 3 thì thu được dung dịch C có nồng độ 29%. Tính C% của dung dịch A, biết nồng độ dung dịch B bằng 2,5 lần nồng độ dung dịch A.
Đáp án : C Phương pháp giải :
+) Vì đề bài chỉ cho tỉ lệ các chất, không cho khối lượng cụ thể => ta giả sử khối lượng dung dịch A là 70 (gam) => khối lượng dd B là 30 (gam) +) Gọi nồng độ của dd A là a (%), nồng độ dd B là 2,5a (%) +) Tính khối lượng chất tan trong A và khối lượng chất tan trong B +) Tính khối lượng chất tan trong C là: mct (C) = mct (A) + mct (B) +) mdd C = mdd A + mdd B => áp vào biểu thức tính nồng độ dd C => a
Lời giải chi tiết :
Vì đề bài chỉ cho tỉ lệ các chất, không cho khối lượng cụ thể => ta giả sử khối lượng dung dịch A là 70 (gam) => khối lượng dd B là 30 (gam) Gọi nồng độ của dd A là a (%) Vì nồng độ dd B bằng 2,5 lần nồng độ dd A => nồng độ dd B là 2,5a (%) Khối lượng chất tan trong A là: mct (A) = $\frac{70.a\%}{100\%}=0,7\text{a}$ (gam) Khối lượng chất tan trong B là: mct (B) = $\frac{30.2,5.a\%}{100\%}=0,75\text{a}$ (gam) => Khối lượng chất tan trong C là: mct (C) = mct (A) + mct (B) = 0,7a + 0,75a = 1,45a (gam) Ta có: mdd C = mdd A + mdd B = 70 + 30 = 100 gam => Nồng độ dd C là: $C\%=\frac{1,45\text{a}}{100}.100\%=29\%=>a=20$(%) Vậy nồng độ dung dịch A là 20%
|