Trắc nghiệm Bài 4. Nguyên tử - Hóa học 8

Làm bài tập
Câu hỏi 1 :

Nguyên tử được tạo bởi các loại hạt

  • A

    Electron.

  • B

    Electron, proton, nơtron.

  • C

    Proton, nơtron.

  • D

    Nơtron.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử được tạo bởi các loại hạt electron, proton, nơtron.

Câu hỏi 2 :

Chọn đán án đúng nhất

  • A

    Trong nguyên tử có số p = số e

  • B

    Hạt nhân tạo bởi proton và electron

  • C

    Electron không chuyển động quanh hạt nhân

  • D

    Eletron chuyển động hỗn loạn và không sắp xếp theo từng lớp

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Lời giải chi tiết :

Đáp án đúng là A. Trong nguyên tử có số p = số e

B sai vì hạt nhân tạo bởi proton và nơtron

C sai vì các e chuyển động rất nhanh và sắp xếp thành từng lớp từ trong ra ngoài, có một số electron nhất định.

D sai.

Câu hỏi 3 :

Chọn đáp án sai

  • A

    Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử

  • B

    Trong nguyên tử có số proton và số electron bằng nhau.

  • C

    Hạt nhân tạo bởi proton và notron

  • D

    Oxi có số p khác số e

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Lời giải chi tiết :

Đáp án sai là: oxi có số p khác số e

Câu hỏi 4 :

Đường kính của nguyên tử là

  • A

    10-8 cm           

  • B

    10-9 cm           

  • C

    10-8 m           

  • D

    10-9 m           

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Lời giải chi tiết :

Đường kính của nguyên tử là 10-8 cm

Câu hỏi 5 :

Vì sao nguyên tử có khả năng liên kết với nhau?

  • A

    Do có electron

  • B

    Do có notron

  • C

    Tự dưng có sẵn          

  • D

    Do khối lượng hạt nhân bằng khối lượng nguyên tử

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau do các lớp electron chuyển động xung quanh hạt nhân

Câu hỏi 6 :

Vì sao khối lượng nguyên tử được coi bằng khối lượng hạt nhân?

  • A

    Do proton và notron có cùng khối lượng còn electron có khối lượng rất bé

  • B

    Do số p = số e

  • C

    Do hạt nhân tạo bởi proton và notron

  • D

    Do notron không mang điện

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Lời giải chi tiết :

Khối lượng của hạt: \({{m}_{p}}={{m}_{n}}=1,{{6726.10}^{-27}}kg\) , \({{m}_{e}}=9,{{1094.10}^{-31}}kg\)

Như vậy, khối lượng của electron nhỏ hơn nhiều khối lượng proton và notron. Nên khi tính khối lượng tương đối của nguyên tử có thể bỏ qua khối lượng của electron.

Câu hỏi 7 :

Trong khoảng không gian giữa hạt nhân và lớp vỏ electron của nguyên tử có những gì?

  • A

    Electron          

  • B

    Notron

  • C

    Proton

  • D

    Không có gì

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử có cấu tạo rỗng => có khoảng không gian trống giữa hạt nhân và lớp vỏ electron của nguyên tử

Câu hỏi 8 :

Hạt nhân được cấu tạo bởi:

  • A

    Notron và electron      

  • B

    Proton và electron

  • C

    Proton và notron         

  • D

    Electron

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Lời giải chi tiết :

Hạt nhân được cấu tạo bởi: Proton và notron

Câu hỏi 9 :

Nguyên tử Cacbon có điện tích hạt nhân là 6+. Số electron lớp ngoài cùng của Cacbon là:

  • A
    6
  • B
    4
  • C
    2
  • D
    1

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Lời giải chi tiết :

C có 6+ e hạt nhân \( \to\) lớp vỏ ngoài cùng có 4 electron

Câu hỏi 10 :

Để biểu thị khối lượng của một nguyên tử, người ta dùng đơn vị

  • A

    miligam

  • B

    gam

  • C

    kilogam

  • D

    đvC

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Khối lượng của một nguyên tử thường được sử dụng đơn vị là đvC

Lời giải chi tiết :

Để biểu thị khối lượng của một nguyên tử, người ta thường dùng đơn vị đvC

Câu hỏi 11 :

Nguyên tử nguyên tố A có 3 hạt proton trong hạt nhân. Vậy số hạt electron trong nguyên tử nguyên tố A là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Vì nguyên tử trung hòa về điện nên số proton bằng số electron

Lời giải chi tiết :

Vì nguyên tử trung hòa về điện nên số electron bằng số hạt proton và bằng 3

Câu hỏi 12 :

Nguyên tử trung hòa về điện vì

  • A

    Số proton bằng số nơtron

  • B

    Số proton xấp xỉ số electron

  • C

    Có cùng số proton

  • D

    Số proton bằng số electron

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Lời giải chi tiết :

Vì trong nguyên tử, số proton = số electron. Mà proton mang điện tích dương, electron mang điện tích âm => Nguyên tử trung hòa về điện

Câu hỏi 13 :

Một nguyên tử có 17 electron, cấu tạo của nguyên tử đó có bao nhiêu lớp electron?

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    1

  • D

    4

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh và sắp xếp thhành từng lớp từ trong ra ngoài, có một số electron nhất định

+ Lớp 1 có tối đa 2e

+ Lớp 2, 3, 4… có tối đa 8e

Lời giải chi tiết :

Vì nguyên tử có 17e nên sẽ phân bố vào các lớp như sau

+ Lớp 1: 2e (1s2)

+ Lớp 2: 8e (2s22p6)

+ Lớp 3: 7e (3s23p5)

Vậy nguyên tử có 3 lớp electron

Câu hỏi 14 :

Trong nguyên tử, hạt mang điện là

  • A

    hạt proton, hạt nơtron

  • B

    hạt proton, hạt electron

  • C

    hạt nhân, proton và hạt electron

  • D

    hạt nhân

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Lời giải chi tiết :

Trong nguyên tử, hạt mang điện là hạt proton và hạt electron

Câu hỏi 15 :

Hạt nhân nguyên tử có cấu tạo bởi các loại hạt:

  • A
    Electron, Proton.
  • B
    Proton, Nơtron.
  • C
    Nơtron, Electron.
  • D
    Electron, Proton, Nơtron.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Đọc lại cấu tạo hạt nhân nguyên tử 

Lời giải chi tiết :

Hạt nhân cấu tạo bởi: Proton, Nơtron.

Câu hỏi 16 :

Số proton trong hạt nhân của nguyên tử Fe là:

  • A
    25
  • B
    26
  • C
    27
  • D
    24

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Lời giải chi tiết :

Từ hình vẽ cho thấy Fe có tổng 26 e → hạt nhân của Fe có 26 hạt proton

Câu hỏi 17 :

Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A

    Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ gồm proton mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm

  • B
    Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử tạo bởi các electron mang điện tích âm.
  • C

    Hạt nhân nguyên tử gồm các hạt proton, notron, electron.

  • D
    Trong mỗi nguyên tử số proton bằng số electron cộng với số notron.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Lời giải chi tiết :

A. chưa rõ ràng và đầy đủ

B. đúng

C. sai vì hạt nhân nguyên tử gồm các hạt proton, notron

D. sai vì trong mỗi nguyên tử số proton bằng số electron

Câu hỏi 18 :

Số……..là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học

  • A
     Proton                               
  • B
    Notron                    
  • C
    Electron                             
  • D
    Nơtron và electron

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Lời giải chi tiết :

Số Proton là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học

Câu hỏi 19 :

Nguyên tử oxi có 8 electron. Nguyên tử oxi có :                

  • A
    8p; 2 lớp e; 6 e ở lớp ngoài cùng
  • B
     8p; 3 lớp e; 6 e ở lớp ngoài cùng.
  • C
    8p; 2 lớp e; 7 e ở lớp ngoài cùng.                        
  • D
     9p; 2 lớp e; 6 e ở lớp ngoài cùng.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về nguyên tử SGK Hóa 8 trang 15

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử oxi có 8 proton

Nguyên tử oxi có 2 lớp  e trong đó có 6 e ở lớp ngoài cùng

Câu hỏi 20 :

Hoàn thành bảng sau và cho biết nhận định nào không chính xác trong các nhận định sau:

  • A
    T: số e = 8; Z = 8; A = 16 ; U: số p = 16 ; số n = 16; Z = 16
  • B
    N: số p = 11; số e = 11; số n = 12; G: số p = 1; số e = 1; A = 2
  • C
    T: số e = 8; Z = 8; A = 16 ; D: số p = 4; số e = 4; số n = 3; số Z = 4            
  • D
    G: số p = 1; số e = 1; A = 2; D: số p = 3; số e = 3; số n = 4; số Z = 3

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Số proton(p) = số electron (e)

Điên tích hạt nhân (Z) = số proton

Số khối (A) = số proton(p) + số notron (n)

Dựa vào mối quan hệ trên, các đại lượng nào chưa biết thì đi tìm dựa vào đại lượng đã

Lời giải chi tiết :

=> A, B, D đúng còn C sai

Câu hỏi 21 :

Tổng số hạt p,n,e trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 177. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 8. Số proton của A là:

  • A
    27
  • B
    26 
  • C
    28 
  • D
    23

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Đặt số proton, notron của A lần lượt là pA, nA

Đặt số proton, notron của A lần lượt là pB, nB

­Nguyên tử trung hòa về điện nên số proton = số notron → eA = pA ; eB = pB

Lập phương trình với dữ kiện 177; 47; 8. Sử dụng kiến thức toán học kết hợp 2 phương trình sẽ giải được tổng

(pA + pB) và (nA + nB).

Sau đó giải ra được riêng pA; pB = ?

Lời giải chi tiết :

Đặt số proton, notron của A lần lượt là pA, nA

Đặt số proton, notron của A lần lượt là pB, nB

­Nguyên tử trung hòa về điện nên số proton = số notron → eA = pA ; eB = pB

Tổng số hạt p,n,e trong 2 nguyên tử A, B là 142 nên ta có phương trình:

(pA + eA + nA) + (pB + eB + nB) = 177

→ 2pA + nA + 2pB + nB = 177

→ 2pA + 2pB + nA + nB = 177  (1)

Trong A, B số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47 nên ta có phương trình

(pA + eA + pB + eB) – (nA + nB) = 47

→ (2pA + 2pB) – (nA + nB) = 47  (2)

Số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 8 nên ta có phương trình

(pB + eB) – (pA + eA) = 8

→ 2pB – 2pA = 8

→ pB – pA = 4  (3)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

\(\left\{ \begin{array}{l}(2{p_A} + 2{p_B}) + ({n_A} + {n_B}) = 177\\(2{p_A} + 2{p_B}) - ({n_A} + {n_B}) = 47\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}2{p_A} + 2{p_B} = 112\,(4)\\{n_A} + {n_B} = 65\end{array} \right.\)

Từ (3) và (4) kết hợp ta có hệ phương trình:

\(\left\{ \begin{array}{l} - {p_A} + {p_B} = 4\,(3)\\2{p_A} + 2{p_B} = 112\,(4)\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{p_A} = 26\\{p_B} = 30\end{array} \right.\)

Câu hỏi 22 :

Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 49, trong đó số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Điện tích hạt nhân của X là:

  • A
    18 
  • B
    17
  • C
    15
  • D
    16

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Bước 1: Lập pt tổng số hạt = p + n + e = 2p + n (do p = e) (1)

Bước 2: Lập pt mỗi liên hệ giữa số hạt mang điện (p+e) và không mang điện (n)

n =53,125% (p+e) (2)

Bước 3: Giải hệ pt (1) (2) tìm p, n

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Lập pt số hạt cơ bản

Tổng số hạt cơ bản trong X là 49 nên ta có: p + e + n = 49 => 2p + n = 49 (do p = e) (1)

Bước 2: Lập pt mỗi liên hệ giữa số hạt mang điện (p+e) và không mang điện (n)

Số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện => \(n = \frac{{53,125\% }}{{100\% }}(p + e)\,hay\,n = \frac{{53,125\% }}{{100\% }}.2p\,(2)\)

Bước 3: Giải hệ pt (1) (2) tìm p, n

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}2p + n = 49\\0,53125.2p - n = 0\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}p = 16\\n = 17\end{array} \right.\)

Số điện tích hạt nhân: Z = số p = 16

Câu hỏi 23 :

Ngtử của nguyên tố Y được cấu tạo bởi 36 hạt .Trong hạt nhân, hạt mang điện dương bằng số hạt không mang điện. Số proton có trong hạt nhân nguyên tử A là?

  • A

    12

  • B

    11

  • C

    13

  • D

    14

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Tổng số hạt của nguyên tử là p, n, e → lập phương trình với dữ kiện 36

Trong hạt nhân, hạt không mang điện là n; hạt mang điện là p → lập được phương trình hóa học hai hạt bằng nhau.

giải ra được p và n.

Từ đó tính được: Z = số p ; số khối A = p + n =?

Lời giải chi tiết :

Đặt số proton, notron của nguyên tử Y lần lượt là p và n

Nguyên tử trung hòa về điện nên số e = số p = p (hạt)

Tổng số hạt trong Y là 36 → p + e + n = 36 hay 2p + n = 36 (1)

Trong hạt nhân, hạt mang điện dương bằng hạt không mang điện nên: p = n (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}2p + n = 36\\p = n\end{array} \right. \Rightarrow p = n = \frac{{36}}{3} = 12\) (hạt)

Câu hỏi 24 :

Nguyên tử của một nguyên tố A có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 48, trong đó số hạt mang điện gấp hai lần số hạt không mang điện. Số hạt mỗi loại là:

  • A
    15,15,15. 
  • B
    15,16,17.
  • C
    15,15, 16. 
  • D
    16,16,16.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Trong A, tổng số hạt là 48  → p + e + n = 48

Số hạt mang điện gấp hai số hạt không mang điện → (p+e) = 2n

Nguyên tử trung hòa về điện nên số e = số p. Thế vào 2 PTHH trên giải được ra p, n = ?

Lời giải chi tiết :

Đặt số proton, notron lần lượt là p và n (hạt)

Nguyên tử trung hòa về điện nên số electron = số proton = p (hạt)

Trong A, tổng số hạt là 48  → p + e + n = 48 hay 2p + n = 48  (1)

Số hạt mang điện gấp hai số hạt không mang điện → (p+e) = 2n hay 2p =2n → p = n (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:\(\left\{ \begin{array}{l}2p + n = 48\\p - n = 0\end{array} \right. \Rightarrow p = n = 16\)

Vậy số hạt proton, electron, notron đều là 16 hạt

Câu hỏi 25 :

Tổng số hạt trong nguyên tử là 36, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 50%. Số proton có trong nguyên tử là:

  • A
    9
  • B
    11
  • C
    24
  • D
    10

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Hạt không mang điện là notron, chiếm 50% → n = ?

Dựa vào dữ kiện tổng số hạt là 36 tìm được nốt p = e = (36-n)/2 =?

Lời giải chi tiết :

Hạt không mang điện là notron, chiếm 50% \( \Rightarrow n = 36 \times \frac{{50\% }}{{100\% }} = 18\)(hạt)

Tổng số hạt proton và electron còn lại là: 36 – 18 = 18 (hạt)

Nguyên tử trung hòa về điện nên số proton = số electron = 18/2 = 9 (hạt)

Câu hỏi 26 :

Nguyên tử M có số nơtron nhiều hơn số proton là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Tổng số hạt p và n có trong nguyên tử M là:

  • A
    24. 
  • B
    12
  • C
    34
  • D
    23

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Lập phương trình với dữ kiện 1

Lập phương trình với dữ kiện 10

giải hệ được p, n =?

Từ đó tìm được số khối: A = p+n

Lời giải chi tiết :

Đặt số proton, notron lần lượt là p và n (hạt)

Nguyên tử trung hòa về điện nên số electron = số proton = p (hạt)

Trong M, số notron nhiều hơn số proton là 1 → n – p = 1  (1)

Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 → p + e – n = 10 hay 2p – n = 10 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:\(\left\{ \begin{array}{l}n - p = 1\,\\ - n + 2p = 10\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}n = 12\\p = 11\end{array} \right.\)

Tổng số hạt p và n có trong nguyên tử M là: p + n = 11 + 12 = 23

Câu hỏi 27 :

Nguyên tử Nhôm có điện tích hạt nhân là 13+. Trong nguyên tử nhôm, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Số hạt notron của nhôm là?

  • A

    15

  • B

    14

  • C

    13

  • D

    12

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính số p, e của nhôm

Số p = số e = ZAl

Bước 2: Lập pt mối quan hệ giữa số hạt mang điện (p + e) và không mang điện (n)

Bước 3: Tìm n

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Tính số p, e của nhôm

Số p = số e = ZAl = 13 

Bước 2: 

Số hạt mang điện (p+e) nhiều hơn số hạt không mang điện (n) 12 hạt 

=> (p+e) - n = 12 => 26 - n = 12 => n = 14

Câu hỏi 28 :

Nguyên tử B có tổng số hạt là 28. Số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Số proton, notron trong B lần lượt là:

  • A
    9,10. 
  • B
    10,9. 
  • C
    9,9. 
  • D
    9,11

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Hạt không mang điện là notron, chiếm 35,7% → n = ?

Dựa vào dữ kiện tổng số hạt là 36 tìm được nốt p = e = (28-n)/2 =?

Lời giải chi tiết :

Hạt không mang điện là notron, chiếm 35,7% \( \Rightarrow n = 28 \times \frac{{35,7\% }}{{100\% }} = 10\,\)(hạt)

Tổng số hạt proton và electron còn lại là: 28 – 10 = 18 (hạt)

Nguyên tử trung hòa về điện nên số proton = số electron = 18/2 = 9 (hạt)

Câu hỏi 29 :

Mệnh đề nào sau đây không đúng ?

(1) Số điện tích hạt nhân đặc trưng cho 1 nguyên tố.    

(2) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 proton.

(3) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 nơtron.

(4) Chỉ có trong nguyên tử oxi mới có 8 electron.

  • A
    3 và 4
  • B
    1 và 3
  • C
    4  
  • D
    3

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức học về nguyên tử.

Lời giải chi tiết :

(1) đúng

(2) đúng

(3) sai vì có thể đồng vị của nitơ cũng có 8 nơtron

(4) sai

close