Trắc nghiệm Bài 36. Nước - Hóa học 8

Đề bài

Câu 1 :

Nước được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học nào?

 

  • A

    Từ 1 nguyên tử hiđro và 1 nguyên tử oxi

  • B

    Từ 2 nguyên tử hiđro và 1 nguyên tử oxi

  • C

    Từ 1 nguyên tử hiđro và 2 nguyên tử oxi

  • D

    Từ 2 nguyên tử hiđro và 2 nguyên tử oxi

Câu 2 :

Hiđro và oxi đã hóa hợp theo tỉ lệ thế nào về thể tích để tạo thành nước?

  • A

    2 phần khí Hvà 1 phần khí O2

  • B

    3 phần khí H2 và 1 phần khí O­2

  • C

    1 phần khí H2 và 2 phần khí O2

  • D

    1 phần khí Hvà 3 phần khí O2

Câu 3 :

Hiđro và oxi đã hóa hợp theo tỉ lệ thế nào về khối lượng để tạo thành nước?

 

  • A

    8 phần H và 1 phần O 

  • B

    2 phần H và 1 phần O

     

  • C

    4 phần H và 3 phần O 

  • D

    1 phần H và 8 phần O

Câu 4 :

Dãy gồm các kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là

 

  • A

    Fe, Mg, Al. 

  • B

    Fe, Cu, Ag. 

  • C

    Zn, Al, Ag.             

  • D

    Na, K, Ca.

Câu 5 :

Trong phân tử nước có phần trăm khối lượng H là

 

  • A

    11,1% 

  • B

    88,97% 

  • C

    90%                        

  • D

    10%

     

Câu 6 :

Chọn câu đúng:

 

  • A

    Tất cả kim loại tác dụng với nước đều tạo ra bazơ tương ứng và khí hiđro.

     

  • B

    Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị.

     

  • C

    Nước làm đổi màu quỳ tím.

     

  • D

    Na tác dụng với H2O sinh ra khí O2.

Câu 7 :

Cho quỳ tím vào nước vôi trong, hiện tượng xảy ra là

 

  • A

    Quỳ tím chuyển màu đỏ 

  • B

    Quỳ tím không đổi màu

     

  • C

    Quỳ tím chuyển màu xanh 

  • D

    Không có hiện tượng

Câu 8 :

Oxit bazơ không tác dụng với nước là:

 

  • A

    BaO 

  • B

    Na2

  • C

    CaO                        

  • D

    MgO

Câu 9 :

Cho chất oxit A được nước hóa hợp tạo axit nitric. Xác định A, biết MA = 108 (g/mol), trong A có 2 nguyên tử Nitơ

 

  • A

    NO2 

  • B

    N2O3 

  • C

    N2O                                    

  • D

    N2O5

Câu 10 :

Khi cho quỳ tím vào dung dịch axit, quỳ tím chuyển màu gì?

 

  • A

    Đỏ 

  • B

    Xanh 

  • C

    Tím                         

  • D

    Không màu

Câu 11 :

Cho mẩu Na vào cốc nước dư thấy có 4,48 lít khí bay lên ở đktc. Tính khối lượng Na phản ứng

 

  • A

    9,2 gam 

  • B

    4,6 gam 

  • C

    2 gam                      

  • D

    9,6 gam

Câu 12 :

Đốt hoàn toàn 2 mol khí H2 thì thể tích O2 cần dùng (đktc) là bao nhiêu?

 

  • A

    22,4 lít. 

  • B

    11,2 lít. 

  • C

    44,8 lít.                   

  • D

    8,96 lít

Câu 13 :

Hòa tan m1 gam bari vào nước dư, thu được m2 gam Ba(OH)2 và 5,6 lít H2 (đktc). Giá trị m1 + m2

 

  • A

    38,5 gam. 

  • B

    34,25 gam. 

  • C

    42,75 gam.              

  • D

    77 gam.

Câu 14 :

Cho hỗn hợp A gồm 0,92 gam Na và 8,22 gam Ba vào nước dư. Kết thúc phản ứng thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

 

  • A

    0,448 lít. 

  • B

    1,344 lít. 

  • C

    1,792 lít.                 

  • D

    2,24 lít

Câu 15 :

Hòa tan 21,3 gam P2O5 vào nước dư, thu được m gam H3PO4. Tính m

 

  • A

    14,7. 

  • B

    29,4. 

  • C

    44,1.                              

  • D

    19,6.

     

Câu 16 :

Hòa tan V lít khí SO3 (đktc) gam vào nước dư, thu được 49 gam H2SO4. Tính V

 

  • A

    11,2. 

  • B

    22,4. 

  • C

    16,8.                              

  • D

    19,6.

Câu 17 :

Hòa tan hỗn hợp gồm (28,4 gam P2O5 và 12 gam SO3) vào nước dư, thu được m gam hỗn hợp gồm (H3PO4 và H2SO4). Tính m

 

  • A

    39,2 gam. 

  • B

    34,3 gam. 

  • C

    35,9 gam.                      

  • D

    53,9 gam.

Câu 18 :

Hòa tan 11,28 gam K2O vào nước dư, thu được m gam KOH. Tính m

 

  • A

    6,72 gam. 

  • B

    13,44 gam. 

  • C

    8,4 gam.                        

  • D

    8,96 gam

Câu 19 :

Hòa tan hỗn hợp gồm (12,4 gam Na2O và 15,3 gam BaO) vào nước dư, thu được m gam hỗn hợp gồm NaOH và Ba(OH)2. Tính m

 

  • A

    33,1 gam. 

  • B

    17,1 gam. 

  • C

    49,65 gam.                    

  • D

    26,48 gam

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nước được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học nào?

 

  • A

    Từ 1 nguyên tử hiđro và 1 nguyên tử oxi

  • B

    Từ 2 nguyên tử hiđro và 1 nguyên tử oxi

  • C

    Từ 1 nguyên tử hiđro và 2 nguyên tử oxi

  • D

    Từ 2 nguyên tử hiđro và 2 nguyên tử oxi

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Công thức hóa học của nước là: H2O

=> Nước được cấu tạo từ 2 nguyên tử hiđro và 1 nguyên tử oxi

Câu 2 :

Hiđro và oxi đã hóa hợp theo tỉ lệ thế nào về thể tích để tạo thành nước?

  • A

    2 phần khí Hvà 1 phần khí O2

  • B

    3 phần khí H2 và 1 phần khí O­2

  • C

    1 phần khí H2 và 2 phần khí O2

  • D

    1 phần khí Hvà 3 phần khí O2

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hiđro và oxi đã hóa hợp theo tỉ lệ 2 phần khí H2 và 1 phần khí O2 về thể tích để tạo thành nước

Câu 3 :

Hiđro và oxi đã hóa hợp theo tỉ lệ thế nào về khối lượng để tạo thành nước?

 

  • A

    8 phần H và 1 phần O 

  • B

    2 phần H và 1 phần O

     

  • C

    4 phần H và 3 phần O 

  • D

    1 phần H và 8 phần O

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hiđro và oxi đã hóa hợp theo tỉ lệ  1 phần khối lượng H và 8 phần khối lượng O để tạo thành nước

Câu 4 :

Dãy gồm các kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là

 

  • A

    Fe, Mg, Al. 

  • B

    Fe, Cu, Ag. 

  • C

    Zn, Al, Ag.             

  • D

    Na, K, Ca.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Dãy gồm các kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là: Na, K, Ca.

Câu 5 :

Trong phân tử nước có phần trăm khối lượng H là

 

  • A

    11,1% 

  • B

    88,97% 

  • C

    90%                        

  • D

    10%

     

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Công thức tính phần trăm khối lượng của nguyên tố: $\%{{m}_{H}}=\frac{số\,nguyên\,tử.{{M}_{nguyên\,tố}}}{{{M}_{hợp\,\,chất}}}.100\%$

 

 

Lời giải chi tiết :

Phần trăm khối lượng của H trong H2O là:

$\%{{m}_{H}}=\frac{2.{{M}_{H}}}{{{M}_{{{H}_{2}}O}}}.100\%=\frac{2}{2+16}.100\%=11,11\%$

Câu 6 :

Chọn câu đúng:

 

  • A

    Tất cả kim loại tác dụng với nước đều tạo ra bazơ tương ứng và khí hiđro.

     

  • B

    Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị.

     

  • C

    Nước làm đổi màu quỳ tím.

     

  • D

    Na tác dụng với H2O sinh ra khí O2.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Câu đúng là: Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị.

A sai vì không phải kim loại nào cũng tác dụng với nước.

C sai, nước không làm đổi màu quỳ

D sai vì Na tác dụng với H2O sinh ra khí H2.

Câu 7 :

Cho quỳ tím vào nước vôi trong, hiện tượng xảy ra là

 

  • A

    Quỳ tím chuyển màu đỏ 

  • B

    Quỳ tím không đổi màu

     

  • C

    Quỳ tím chuyển màu xanh 

  • D

    Không có hiện tượng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Nước vôi trong là dung dịch bazơ

+) Xem lại phần tính chất hóa học của nước tác dụng với oxit bazơ

Lời giải chi tiết :

Nước vôi trong là dung dịch Ca(OH)2: dung dịch bazơ => làm quỳ chuyển xanh

Câu 8 :

Oxit bazơ không tác dụng với nước là:

 

  • A

    BaO 

  • B

    Na2

  • C

    CaO                        

  • D

    MgO

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

+ Nước có thể tác dụng với một số oxit bazơ như K2O, Na2O, CaO, BaO tạo ra bazơ

=> Oxit bazơ không tác dụng với nước là: MgO

Câu 9 :

Cho chất oxit A được nước hóa hợp tạo axit nitric. Xác định A, biết MA = 108 (g/mol), trong A có 2 nguyên tử Nitơ

 

  • A

    NO2 

  • B

    N2O3 

  • C

    N2O                                    

  • D

    N2O5

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Trong A có 2 nguyên tử nitơ => gọi công thức của A có dạng N2On

+) MA = 2.MN + n.MO

 

Lời giải chi tiết :

Trong A có 2 nguyên tử nitơ => gọi công thức của A có dạng N2On

Theo đầu bài: MA = 108 g/mol => 14.2 + 16.n = 108 => n = 5

Vậy công thức hóa học của A là: N2O5

Câu 10 :

Khi cho quỳ tím vào dung dịch axit, quỳ tím chuyển màu gì?

 

  • A

    Đỏ 

  • B

    Xanh 

  • C

    Tím                         

  • D

    Không màu

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi cho quỳ tím vào dung dịch axit, quỳ tím chuyển màu đỏ

Câu 11 :

Cho mẩu Na vào cốc nước dư thấy có 4,48 lít khí bay lên ở đktc. Tính khối lượng Na phản ứng

 

  • A

    9,2 gam 

  • B

    4,6 gam 

  • C

    2 gam                      

  • D

    9,6 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol khí H2

+) Viết PTHH, tính số mol Na theo số mol H2

 

Lời giải chi tiết :

Khí bay lên là H2

Số mol khí H2 là: ${{n}_{{{H}_{2}}}}=\frac{4,48}{22,4}=0,2\,mol$

PTHH:       2Na   +   2H2O   →   2NaOH  +  H2

Tỉ lệ PT cứ thu được 1mol Hthì cần dùng 2 mol Na

P/ứng:  thu được 0,2mol H2  thì cần dùng: 0,2.2=0,4 mol Na

=> Khối lượng Na phản ứng là: mNa = 0,4.23 = 9,2 gam

Câu 12 :

Đốt hoàn toàn 2 mol khí H2 thì thể tích O2 cần dùng (đktc) là bao nhiêu?

 

  • A

    22,4 lít. 

  • B

    11,2 lít. 

  • C

    44,8 lít.                   

  • D

    8,96 lít

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Viết PTHH và tính số mol O2 theo số mol H2

Lời giải chi tiết :

PTHH:     2H2   +   O2  →  2H2O

Tỉ lệ PT:  2mol      1mol

P/ứng:     2mol → 1 mol

=> Thể tích khí O2 cần dùng là: ${{V}_{{{O}_{2}}}}=1.22,4=22,4$ lít

Câu 13 :

Hòa tan m1 gam bari vào nước dư, thu được m2 gam Ba(OH)2 và 5,6 lít H2 (đktc). Giá trị m1 + m2

 

  • A

    38,5 gam. 

  • B

    34,25 gam. 

  • C

    42,75 gam.              

  • D

    77 gam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Tính số mol khí H2 thu được

+) Viết PTHH:      Ba  +  2H2O → Ba(OH)2 + H2 

=> tính số mol Ba vvà Ba(OH)2 theo số mol H2 => khối lượng

 

Lời giải chi tiết :

Số mol khí H2 thu được là: ${{n}_{{{H}_{2}}}}=\frac{5,6}{22,4}=0,25\,mol$

PTHH:      Ba  +  2H2O → Ba(OH)2 + H2 

Tỉ lệ PT:   1mol                   1mol         1mol

P/ứng:     0,25mol    ←     0,25mol ←  0,25mol

=> Khối lượng Ba phản ứng là: mBa = m1 = 0,25.137 = 34,25 gam

Khối lượng Ba(OH)2 thu được là: ${{m}_{Ba{{(OH)}_{2}}}}={{m}_{2}}=171.0,25=42,75\,gam$

=> Giá trị m1 + m2 = 34,25 + 42,75 = 77 gam

 

Câu 14 :

Cho hỗn hợp A gồm 0,92 gam Na và 8,22 gam Ba vào nước dư. Kết thúc phản ứng thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

 

  • A

    0,448 lít. 

  • B

    1,344 lít. 

  • C

    1,792 lít.                 

  • D

    2,24 lít

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính số mol Na và số mol Ba

+) Viết PTHH: 2Na + 2H2O  →  2NaOH + H2 => tính số mol H2 theo Na

+) Viết PTHH: Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2 => tính số mol H2 theo Ba

=> Tính tổng số mol H2 thu được => thể tích

 

Lời giải chi tiết :

Số mol Na là: ${{n}_{Na}}=\frac{0,92}{23}=0,04\,mol$

Số mol Ba là: ${{n}_{Ba}}=\frac{8,22}{137}=0,06\,mol$

PTHH:     2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Tỉ lệ PT:  2mol                                   1mol

P/ứng:     0,04mol            →              0,02mol

PTHH:      Ba    +   2H2O  →  Ba(OH)2 + H2

Tỉ lệ PT:  1 mol                                         1mol

P/ứng:     0,06mol                →                 0,06mol

=> tổng số mol H2 thu được là: ${{n}_{{{H}_{2}}}}=0,02+0,06=0,08\,mol$

=> Thể tích khí H2 thu được là: ${{V}_{{{H}_{2}}}}=0,08.22,4=1,792$ lít

 

Câu 15 :

Hòa tan 21,3 gam P2O5 vào nước dư, thu được m gam H3PO4. Tính m

 

  • A

    14,7. 

  • B

    29,4. 

  • C

    44,1.                              

  • D

    19,6.

     

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Tính số mol P2O5

+) Viết PTHH:  P2O5  +  3H2O  →  2H3PO4

=> tính số mol H3PO4 theo số mol P2O5 => Khối lượng

 

Lời giải chi tiết :

Số mol P2O5 là: ${{n}_{{{P}_{2}}{{O}_{5}}}}=\frac{21,3}{142}=0,15\,mol$

PTHH:      P2O5  +  3H2O  →  2H3PO4

Tỉ lệ PT:  1mol                         2mol

P/ứng:     0,15mol         →       0,3mol

=> Khối lượng H3PO4 là: ${{m}_{{{H}_{3}}P{{O}_{4}}}}=0,3.98=29,4\,gam$

 

Câu 16 :

Hòa tan V lít khí SO3 (đktc) gam vào nước dư, thu được 49 gam H2SO4. Tính V

 

  • A

    11,2. 

  • B

    22,4. 

  • C

    16,8.                              

  • D

    19,6.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol H2SO4

+) Viết PTHH:  SO3 + H2O → H2SO4

=> tính số mol H2SO4 theo số mol SO3

Lời giải chi tiết :

Số mol H2SO4 là: ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\frac{49}{98}=0,5\,mol$

PTHH:     SO3   +   H2O  →  H2SO4

Tỉ lệ PT:  1mol                       1mol

P/ứng:      0,5mol       ←         0,5mol

=> Thể tích khí SO3 phản ứng là: ${{V}_{S{{O}_{3}}}}=0,5.22,4=11,2$ lít

 

Câu 17 :

Hòa tan hỗn hợp gồm (28,4 gam P2O5 và 12 gam SO3) vào nước dư, thu được m gam hỗn hợp gồm (H3PO4 và H2SO4). Tính m

 

  • A

    39,2 gam. 

  • B

    34,3 gam. 

  • C

    35,9 gam.                      

  • D

    53,9 gam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) tính số mol P2O5 và số mol SO3

+) Viết PTHH: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

=> tính số mol H3PO4 theo số mol P2O5 => Khối lượng

+) Viết PTHH:     SO3   +  H2O   →   H2SO4

=> tính số mol H2SO4 theo số mol SO3 => Khối lượng

 

Lời giải chi tiết :

Số mol P2O5 là: ${{n}_{{{P}_{2}}{{O}_{5}}}}=\frac{28,4}{142}=0,2\,mol$

Số mol SO3 là: ${{n}_{S{{O}_{3}}}}=\frac{12}{80}=0,15\,mol$

PTHH:     P2O5  +  3H2O →  2H3PO4

Tỉ lệ PT:  1mol                       2mol

P/ứng:      0,2mol        →        0,4mol

=> Khối lượng H3PO4 là: ${{m}_{{{H}_{3}}P{{O}_{4}}}}=0,4.98=39,2\,gam$

PTHH:     SO3   +  H2O   →   H2SO4

Tỉ lệ PT:  1mol                       1mol

P/ứng:      0,15mol      →       0,15mol

=> Khối lượng H2SO4 là: ${{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=0,15.98=14,7\,gam$

=> Tổng khối lượng H3PO4 và H2SO4 thu được là: m = 39,2 + 14,7 = 53,9 gam

 

Câu 18 :

Hòa tan 11,28 gam K2O vào nước dư, thu được m gam KOH. Tính m

 

  • A

    6,72 gam. 

  • B

    13,44 gam. 

  • C

    8,4 gam.                        

  • D

    8,96 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Tính số mol K2O phản ứng là

+)  K2O là oixt bazơ, tác dụng với nước theo PT:  K2O  +  H2O →  2KOH

=> tính KOH theo K2O

 

Lời giải chi tiết :

Số mol K2O phản ứng là: ${{n}_{{{K}_{2}}O}}=\frac{11,28}{94}=0,12\,mol$

PTHH:     K2O  +  H2O →  2KOH

Tỉ lệ PT:  1mol                     2mol

P/ứng:      0,12mol     →      0,24mol

=> Khối lượng KOH thu được là: mKOH = 0,24.56 = 13,44 gam

 

Câu 19 :

Hòa tan hỗn hợp gồm (12,4 gam Na2O và 15,3 gam BaO) vào nước dư, thu được m gam hỗn hợp gồm NaOH và Ba(OH)2. Tính m

 

  • A

    33,1 gam. 

  • B

    17,1 gam. 

  • C

    49,65 gam.                    

  • D

    26,48 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol Na2O và số mol BaO

+) Na2O và BaO tác dụng với nước tạo thành bazơ

PTHH:     Na2O  +  H2O  →  2NaOH

PTHH:     BaO  +  H2O  →   Ba(OH)2

+) Tính số mol NaOH theo Na2O và số mol Ba(OH)2 theo BaO

Lời giải chi tiết :

Số mol Na2O là: ${{n}_{N{{a}_{2}}O}}=\frac{12,4}{62}=0,2\,mol$

Số mol BaO là: ${{n}_{BaO}}=\frac{15,3}{153}=0,1\,mol$

PTHH:     Na2O  +  H2O  →  2NaOH

Tỉ lệ PT:  1mol                        2mol

P/ứng:     0,2mol         →        0,4mol

=> Khối lượng NaOH thu được là: mNaOH = 0,4.40 = 16 gam

PTHH:     BaO  +  H2O  →   Ba(OH)2

Tỉ lệ PT:  1mol                        1mol

P/ứng:     0,1mol         →        0,1mol

=> Khối lượng Ba(OH)2 là: ${{m}_{Ba{{(OH)}_{2}}}}=0,1.171=17,1\,gam$

=> Tổng khối lượng NaOH và Ba(OH)2 là:

m = 16 + 17,1 = 33,1 gam

 

close