Trắc nghiệm Bài 26. Oxit - Hóa học 8Đề bài
Câu 1 :
Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại oxit?
Câu 2 :
Công thức Fe2O3 có tên gọi là gì?
Câu 3 :
ZnO thuộc loại oxit gì?
Câu 4 :
Tiền tố của chỉ số nguyên tử phi kim bằng 3 có tên là
Câu 5 :
Axit tương ứng của oxit axit SO2 là
Câu 6 :
Bazơ tương ứng với oxit bazơ CuO là
Câu 7 :
Hợp chất nào sau đây không phải là oxit?
Câu 8 :
Oxit nào sau đây là oxit axit?
Câu 9 :
Oxit bắt buộc phải có nguyên tố nào?
Câu 10 :
Cho các công thức oxit sau: CaO, CuO, NaO, CO2, CO3. Công thức oxit viết sai là
Câu 11 :
Chỉ ra các oxit bazơ: P2O5, CaO, CuO, BaO, Na2O, P2O3
Câu 12 :
Chỉ ra oxit axit: : P2O5, CaO, CuO, BaO, SO2, CO2
Câu 13 :
Cách đọc tên nào sau đây sai?
Câu 14 :
Tên gọi của P2O5 là
Câu 15 :
Oxit của nguyên tố R có hóa trị III chứa 70% về khối lượng nguyên tố R. Xác định R và cho biết oxit trên thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ.
Câu 16 :
Một hợp chất oxit chứa 50% về khối lượng của S. Xác định CTHH của oxit.
Câu 17 :
Công thức hóa học của một loại sắt oxit có tỉ lệ khối lượng mFe : mO = 7 : 2. Xác định CTHH của oxit.
Câu 18 :
Đốt cháy 13,64 gam photpho trong khí oxi thu được 31,24 gam hợp chất. Tên gọi của hợp chất thu được là
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại oxit?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Lời giải chi tiết :
Trong các hợp chất sau, hợp chất thuộc loại oxit là: K2O
Câu 2 :
Công thức Fe2O3 có tên gọi là gì?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Fe là kim loại có nhiều hóa trị, hóa trị của Fe trong Fe2O3 là III => Công thức Fe2O3 có tên gọi là : sắt (III) oxit
Câu 3 :
ZnO thuộc loại oxit gì?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
ZnO thuộc loại oxit lưỡng tính vì tạo bởi ZnO vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với bazơ.
Câu 4 :
Tiền tố của chỉ số nguyên tử phi kim bằng 3 có tên là
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Tiền tố của chỉ số nguyên tử phi kim bằng 3 có tên là tri
Câu 5 :
Axit tương ứng của oxit axit SO2 là
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Axit tương ứng của oxit axit SO2 là H2SO3.
Câu 6 :
Bazơ tương ứng với oxit bazơ CuO là
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Bazơ tương ứng với oxit bazơ CuO là Cu(OH)2
Câu 7 :
Hợp chất nào sau đây không phải là oxit?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Hợp chất không phải là oxit là: CuS vì không có nguyên tử O
Câu 8 :
Oxit nào sau đây là oxit axit?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Oxit axit thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
Lời giải chi tiết :
Oxit axit thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit. C là phi kim => CO2 là oxit axit Loại A, B, D vì Cu, Na, Ca là kim loại
Câu 9 :
Oxit bắt buộc phải có nguyên tố nào?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Oxit bắt buộc phải có nguyên tố oxi. Vì theo định nghĩa: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Câu 10 :
Cho các công thức oxit sau: CaO, CuO, NaO, CO2, CO3. Công thức oxit viết sai là
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Ca có hóa trị II => hợp chất oxit của Ca là : CaO Cu có hóa trị II => oxit của Cu là CuO Na có hóa trị I => oxit của Na là Na2O C có hóa trị II, IV => 2 oxit của C là CO và CO2 => không có công thức oxit NaO và CO3
Câu 11 :
Chỉ ra các oxit bazơ: P2O5, CaO, CuO, BaO, Na2O, P2O3
Đáp án : B Phương pháp giải :
Oxit bazơ là oxit của kim loại
Lời giải chi tiết :
Oxit bazơ là oxit của kim loại. Các kim loại là: Ca, Cu, Ba, Na => các oxit bazơ là: CaO, CuO, BaO, Na2O
Câu 12 :
Chỉ ra oxit axit: : P2O5, CaO, CuO, BaO, SO2, CO2
Đáp án : D Phương pháp giải :
Oxit axit là oxit của phi kim
Lời giải chi tiết :
Oxit axit là oxit của phi kim. Các phi kim là: P, S, C => các oxit axit là: SO2, CO2 , P2O5
Câu 13 :
Cách đọc tên nào sau đây sai?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Tên oxit bazơ = Tên kim loại (kèm theo hoá trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + oxit Tên oxit axit = Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + oxit
Lời giải chi tiết :
Tên oxit axit = Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + oxit CO2 là oxit axit => cacbon đioxit CuO, FeO, CaO là oxit bazơ Tên oxit bazơ = Tên kim loại (kèm theo hoá trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + oxit CuO : đồng (II) oxit FeO: sắt (II) oxit CaO: canxi oxit
Câu 14 :
Tên gọi của P2O5 là
Đáp án : D Phương pháp giải :
Tên oxit axit = Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + oxit Lời giải chi tiết :
P là oxit axit => Tên oxit axit = Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + oxit => P2O5 : Điphotpho pentaoxit
Câu 15 :
Oxit của nguyên tố R có hóa trị III chứa 70% về khối lượng nguyên tố R. Xác định R và cho biết oxit trên thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ.
Đáp án : B Phương pháp giải :
+) Viết công thức oxit của nguyên tố R có hóa trị III +) Nguyên tố R chiếm 70% về khối lượng => %\({{m}_{R}}=\frac{2.{{M}_{R}}}{2{{M}_{R}}+3.{{M}_{O}}}.100=70\)% +) Tính MR => nguyên tố R Lời giải chi tiết :
Oxit của R có hóa trị III là R2O3 Nguyên tố R chiếm 70% về khối lượng => %\({{m}_{R}}=\frac{2.{{M}_{R}}}{2{{M}_{R}}+3.{{M}_{O}}}.100=70\)% => 2.MR = 0,7.(2.MR + 3.16) => MR = 56 => R là nguyên tố Fe Vì Fe là kim loại => oxit là của Fe là oxit bazơ
Câu 16 :
Một hợp chất oxit chứa 50% về khối lượng của S. Xác định CTHH của oxit.
Đáp án : C Phương pháp giải :
+) Gọi công thức oxit của S cần tìm là S2On +) Nguyên tố S chiếm 50% về khối lượng => %\({{m}_{S}}=\frac{2.{{M}_{S}}}{2{{M}_{S}}+n.{{M}_{O}}}.100\%=50\)% => tính n => CTPT
Lời giải chi tiết :
Gọi công thức oxit của S cần tìm là S2On Nguyên tố S chiếm 50% về khối lượng => %\({{m}_{S}}=\frac{2.{{M}_{S}}}{2{{M}_{S}}+n.{{M}_{O}}}.100\%=50\)% => 2.32 = 0,5.(2.32 + 16n) => n = 4 => Công thức chưa tối giản là S2O4 => công thức oxit là SO2
Câu 17 :
Công thức hóa học của một loại sắt oxit có tỉ lệ khối lượng mFe : mO = 7 : 2. Xác định CTHH của oxit.
Đáp án : A Phương pháp giải :
+) Gọi công thức hóa học của oxit sắt cần tìm là Fe2On +) Tính khối lượng mỗi nguyên tố sau đó xét tỉ lệ mFe : mO = 7 : 2 => $\frac{{{m}_{F\text{e}}}}{{{m}_{O}}}=\frac{7}{2}$ => tính n => CTPT Lời giải chi tiết :
Gọi công thức hóa học của oxit sắt cần tìm là Fe2On => Khối lượng của Fe trong hợp chất là: 56.2 = 112 Khối lượng của O trong hợp chất là: 16.n Ta có: mFe : mO = 7 : 2 => $\frac{{{m}_{F\text{e}}}}{{{m}_{O}}}=\frac{7}{2}=>\frac{112}{16n}=\frac{7}{2}=>n=2$ => công thức chưa tối giản là: Fe2O2 => công thức oxit cần tìm là FeO
Câu 18 :
Đốt cháy 13,64 gam photpho trong khí oxi thu được 31,24 gam hợp chất. Tên gọi của hợp chất thu được là
Đáp án : D Phương pháp giải :
Gọi công thức hợp chất là PxOy. \(2xP + y{O_2} \to 2{P_x}{O_y}\) ta có \(\dfrac{{{n_P}}}{{{n_{{O_2}}}}} = \dfrac{{2x}}{y}\) ⟹ Công thức hợp chất Lời giải chi tiết :
nP = 0,44 mol. Áp dụng ĐLBTKL ⟹ mP + moxi = moxit ⟹ moxi = moxit – mP = 31,24 – 13,64 = 17,6 gam ⟹ \({n_{{O_2}}} = 0,55\)mol Gọi CT là PxOy. ta có \(\dfrac{{{n_P}}}{{{n_{{O_2}}}}} = \dfrac{{2x}}{y} \Rightarrow \dfrac{{0,44}}{{0,55}} = \dfrac{{2x}}{y} \Rightarrow \dfrac{2}{5} = \dfrac{x}{y}\) Vậy công thức của oxit sắt là P2O5 có tên gọi là điphotpho pentaoxit.
|