Trắc nghiệm Bài 37. Muối - Hóa học 8

Đề bài

Câu 1 :

Trong các chất sau: NaCl, HCl, CaO, CuSO4, Ba(OH)2, KHCO3. Số chất thuộc hợp chất muối là

 

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    1

Câu 2 :

Dãy chất nào chỉ toàn bao gồm muối:

 

  • A

    MgCl­2; Na2SO4; KNO3 

  • B

    Na2CO3; H2SO4; Ba(OH)2

  • C

    CaSO4; HCl; MgCO3 

  • D

    H2O; Na3PO4; KOH

Câu 3 :

Công thức hóa học của muối nhôm clorua là

 

  • A

    AlCl. 

  • B

    Al3Cl. 

  • C

    AlCl3.                     

  • D

    Al3Cl2.

Câu 4 :

Công thức của bạc clorua là:

 

  • A

    AgCl2 

  • B

    Ag2Cl 

  • C

    Ag2Cl3                    

  • D

    AgCl

Câu 5 :

Hợp chất Na2SO4 có tên gọi là

 

  • A

    natri sunfat. 

  • B

    natri sunfit. 

  • C

    sunfat natri.                        

  • D

    natri sunfuric.

     

Câu 6 :

Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các muối trung hòa?

 

  • A

    NaCl, MgSO4, Fe(NO3)3

  • B

    NaHCO3, MgCO3, BaCO3.

     

  • C

    NaOH, ZnCl2, FeCl2

  • D

    NaCl, HNO3, BaSO4.

     

Câu 7 :

Muối nào trong các muối sau kim loại có hóa trị II: Al2(SO4)3; Na2SO4; K2SO4; BaCl2; CuSO4?

 

  • A

    K2SO4; BaCl2 

  • B

    Al2(SO4)3 

  • C

    BaCl2; CuSO4                     

  • D

    Na2SO4

Câu 8 :

Cho các chất sau: CaO, H2SO4, Fe(OH)2, FeSO4, CaSO4, HCl, LiOH, MnO2, CuCl2, Al(OH)3, SO2. Số muối là

 

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    6

Câu 9 :

Hợp chất nào sau đây không phải là muối?

 

  • A

    Đồng (II) nitrat                                      

  • B

    Kali clorua

     

  • C

    Sắt (II) sunfat                                         

  • D

    Canxi hiđroxit

Câu 10 :

Cho dãy các chất sau: Na2SO3, K2SO4, CuS, CuSO4, Na3PO4, KHSO4, CaCl2, BaHPO4, FeCl3, Ca3(PO4)2. Có bao nhiêu muối axit?

 

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 11 :

Trong số những chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào làm cho quì tím không đổi màu?

 

  • A

    HNO3 

  • B

    NaOH                   

  • C

    Ca(OH)2 

  • D

    NaCl

Câu 12 :

Chất không tồn tại trong dung dịch là:

 

  • A

    NaCl 

  • B

    CuSO4 

  • C

    BaCO3                   

  • D

    Fe2(CO3)3

Câu 13 :

Chọn câu đúng:

 

  • A

    Các hợp chất muối của Na và K hầu như không tan.

     

  • B

    Ag2SOlà chất tan.

     

  • C

    Không tồn tại AgOH trong dung dịch.

  • D

    CuSOlà muối không tan.

Câu 14 :

Để nhận biết các dung dịch: HCl, NaOH, MgSO4 ta dùng:

 

  • A

    Quỳ tím 

  • B

    Phenolphtalein 

  • C

    Kim loại                  

  • D

    Phi kim

     

Câu 15 :

Cho 0,1 mol NaOH tác dụng với 0,2 mol HCl, sản phẩm sinh ra sau phản ứng là muối NaCl và nước. Khối lượng muối NaCl thu được là

 

  • A

    11,7 gam. 

  • B

    5,85 gam. 

  • C

    4,68 gam.                

  • D

    7,02 gam.

Câu 16 :

Khối lượng muối thu được khi cho 9,75 gam kẽm tác dụng với 9,8 gam axit sunfuric (H2SO4) là

 

  • A

    24,15 gam 

  • B

    19,32 gam 

  • C

    16,1 gam                 

  • D

    17,71 gam

     

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong các chất sau: NaCl, HCl, CaO, CuSO4, Ba(OH)2, KHCO3. Số chất thuộc hợp chất muối là

 

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    1

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

=> Số chất thuộc hợp chất muối là : NaCl, CuSO4, KHCO3.

 

Câu 2 :

Dãy chất nào chỉ toàn bao gồm muối:

 

  • A

    MgCl­2; Na2SO4; KNO3 

  • B

    Na2CO3; H2SO4; Ba(OH)2

  • C

    CaSO4; HCl; MgCO3 

  • D

    H2O; Na3PO4; KOH

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Dãy chất chỉ toàn bao gồm muối là: MgCl­2; Na2SO4; KNO3

Loại B vì H2SO4 là axit, Ba(OH)2 là bazơ

Loại C vì HCl là axit

Loại D vì H2O không phải muối, KOH là bazơ

 

Câu 3 :

Công thức hóa học của muối nhôm clorua là

 

  • A

    AlCl. 

  • B

    Al3Cl. 

  • C

    AlCl3.                     

  • D

    Al3Cl2.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tên muối = Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit

=> Công thức hóa học của muối nhôm clorua là AlCl3

 

Câu 4 :

Công thức của bạc clorua là:

 

  • A

    AgCl2 

  • B

    Ag2Cl 

  • C

    Ag2Cl3                    

  • D

    AgCl

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tên muối = Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit

=> Công thức hóa học của bạc clorua là AgCl

 

Câu 5 :

Hợp chất Na2SO4 có tên gọi là

 

  • A

    natri sunfat. 

  • B

    natri sunfit. 

  • C

    sunfat natri.                        

  • D

    natri sunfuric.

     

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tên muối = Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit

=> tên gọi của Na2SO4 là: Natri sunfat

 

Câu 6 :

Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các muối trung hòa?

 

  • A

    NaCl, MgSO4, Fe(NO3)3

  • B

    NaHCO3, MgCO3, BaCO3.

     

  • C

    NaOH, ZnCl2, FeCl2

  • D

    NaCl, HNO3, BaSO4.

     

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

* Muối trung hoà: Là muối mà gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.

=> Dãy gồm các muối trung hòa là: NaCl, MgSO4, Fe(NO3)3.

Loại B vì NaHCO3 là muối axit

Loại C vì NaOH là bazơ, không phải muối

Loại D vì HNO3 là axit, không phải muối

 

Câu 7 :

Muối nào trong các muối sau kim loại có hóa trị II: Al2(SO4)3; Na2SO4; K2SO4; BaCl2; CuSO4?

 

  • A

    K2SO4; BaCl2 

  • B

    Al2(SO4)3 

  • C

    BaCl2; CuSO4                     

  • D

    Na2SO4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Cần nhớ: gốc SO4 có hóa trị II, gốc Cl có hóa trị I

+) Dựa vào quy tắc hóa trị để xác định hóa trị của nguyên tố kim loại

 

Lời giải chi tiết :

Cần nhớ: gốc SO4 có hóa trị II, gốc Cl có hóa trị I

Dựa vào quy tắc hóa trị để xác định hóa trị của nguyên tố kim loại:

\({{\overset{III}{\mathop{Al}}\,}_{2}}{{\overset{II}{\mathop{\left( S{{O}_{4}} \right)}}\,}_{3}};\text{ }{{\overset{I}{\mathop{Na}}\,}_{2}}{{\overset{II}{\mathop{SO}}\,}_{4}};\text{ }{{\overset{I}{\mathop{K}}\,}_{2}}{{\overset{II}{\mathop{SO}}\,}_{4}};\text{ }\overset{II}{\mathop{Ba}}\,{{\overset{I}{\mathop{Cl}}\,}_{2}};\text{ }\overset{II}{\mathop{Cu}}\,{{\overset{II}{\mathop{SO}}\,}_{4}}\)

=> muối có kim loại có hóa trị II là: BaCl2 và CuSO4

 

Câu 8 :

Cho các chất sau: CaO, H2SO4, Fe(OH)2, FeSO4, CaSO4, HCl, LiOH, MnO2, CuCl2, Al(OH)3, SO2. Số muối là

 

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    6

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

=> Các muối là: FeSO4, CaSO4, CuCl2

 

Câu 9 :

Hợp chất nào sau đây không phải là muối?

 

  • A

    Đồng (II) nitrat                                      

  • B

    Kali clorua

     

  • C

    Sắt (II) sunfat                                         

  • D

    Canxi hiđroxit

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Muối = kim loại + gốc axit

 

Lời giải chi tiết :

Hợp chất không phải muối là: Canxi hiđroxit vì canxi hiđroxit thuộc loại bazơ

 

Câu 10 :

Cho dãy các chất sau: Na2SO3, K2SO4, CuS, CuSO4, Na3PO4, KHSO4, CaCl2, BaHPO4, FeCl3, Ca3(PO4)2. Có bao nhiêu muối axit?

 

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Muối axit: Là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử hiđro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.

=> các muối axit là: KHSO4, BaHPO4

 

Câu 11 :

Trong số những chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào làm cho quì tím không đổi màu?

 

  • A

    HNO3 

  • B

    NaOH                   

  • C

    Ca(OH)2 

  • D

    NaCl

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Axit làm quỳ chuyển đỏ, bazơ làm quỳ chuyển xanh

Lời giải chi tiết :

Loại A vì HNO3 là axit làm quỳ chuyển đỏ

Loại B và C vì NaOH, Ca(OH)2 là bazơ làm quỳ chuyển xanh

=> đáp án D. NaCl không làm quỳ đổi màu

 

Câu 12 :

Chất không tồn tại trong dung dịch là:

 

  • A

    NaCl 

  • B

    CuSO4 

  • C

    BaCO3                   

  • D

    Fe2(CO3)3

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chất không tồn tại trong dung dịch là: Fe2(CO3)3

 

Câu 13 :

Chọn câu đúng:

 

  • A

    Các hợp chất muối của Na và K hầu như không tan.

     

  • B

    Ag2SOlà chất tan.

     

  • C

    Không tồn tại AgOH trong dung dịch.

  • D

    CuSOlà muối không tan.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu đúng là: Không tồn tại AgOH trong dung dịch.

 

Câu 14 :

Để nhận biết các dung dịch: HCl, NaOH, MgSO4 ta dùng:

 

  • A

    Quỳ tím 

  • B

    Phenolphtalein 

  • C

    Kim loại                  

  • D

    Phi kim

     

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ axit làm quỳ chuyển đỏ

+ bazơ làm quỳ chuyển xanh

+ muối không làm đổi màu quỳ

 

 

Lời giải chi tiết :

Để nhận biết HCl, NaOH, MgSO4 ta dùng: quỳ tím

HCl là axit làm quỳ chuyển đỏ

NaOH là bazơ làm quỳ chuyển xanh

MgSO4 là muối không làm đổi màu quỳ

 

Câu 15 :

Cho 0,1 mol NaOH tác dụng với 0,2 mol HCl, sản phẩm sinh ra sau phản ứng là muối NaCl và nước. Khối lượng muối NaCl thu được là

 

  • A

    11,7 gam. 

  • B

    5,85 gam. 

  • C

    4,68 gam.                

  • D

    7,02 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Viết PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O và xét tỉ lệ dư thừa

+) tính số mol NaCl theo số mol chát hết => khối lượng

 

Lời giải chi tiết :

PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O

Xét tỉ lệ: $\frac{{{n}_{NaOH}}}{1}=0,1<\frac{{{n}_{HCl}}}{1}=0,2$ => HCl dư, NaOH phản ứng hết

=> tính số mol NaCl theo NaOH

PTHH:     NaOH   +   HCl → NaCl + H2O

Tỉ lệ PT:  1mol          1mol      1mol

P/ứng:      0,1mol        →         0,1mol

=> Khối lượng muối NaCl thu được là: mNaCl = 0,1.58,5 = 5,85 gam

 

Câu 16 :

Khối lượng muối thu được khi cho 9,75 gam kẽm tác dụng với 9,8 gam axit sunfuric (H2SO4) là

 

  • A

    24,15 gam 

  • B

    19,32 gam 

  • C

    16,1 gam                 

  • D

    17,71 gam

     

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính số mol kẽm và số mol H2SO4

+) Viết PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 => xét tỉ lệ dư thừa

=> tính số mol muối ZnSO4 theo số mol chất hết => khối lượng

  

Lời giải chi tiết :

Số mol kẽm là: ${{n}_{Zn}}=\frac{9,75}{65}=0,15\,mol$

Số mol H2SO4 là: ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\frac{9,8}{98}=0,1\,mol$

PTHH:      Zn   +   H2SO4 → ZnSO4 + H2

Xét tỉ lệ: $\frac{{{n}_{Zn}}}{1}=0,15\,>\frac{{{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}}{1}=0,1$ => Zn dư, H2SO4 phản ứng hết

=> tính số mol muối ZnSO4 theo số mol H2SO4

PTHH:      Zn   +   H2SO4 → ZnSO4 + H2

Tỉ lệ PT:  1mol      1mol         1mol

P/ứng:                   0,1mol  → 0,1mol

=> Khối lượng ZnSO4 là: ${{m}_{Zn\text{S}{{O}_{4}}}}=0,1.161=16,1\,gam$

 

close