Lý thuyết Số vô tỉ. Căn bậc hai số học SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo1. Biểu diễn thập phân của một số hữu tỉ Quảng cáo
1. Biểu diễn thập phân của một số hữu tỉ Ví dụ: Các số thập phân đã học như -4,3 ; 0,35;… còn được gọi là số thập phân hữu hạn. Các số -0,2(7) ; 1,3(18) ; 5,(1) ;…. là những số thập phân vô hạn tuần hoàn với chu kì lần lượt là 7 ; 18 ; 1. + Mỗi số thập phân vô hạn tuần hoàn biểu diễn 1 số hữu tỉ. Chữ số hay cụm chữ số lặp đi lặp lại được gọi là chu kì. Chú ý: + Mọi số hữu tỉ đều viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn. + Nếu phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu không có ước nguyên tố nào khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn. Ví dụ: \(\frac{3}{{80}} = \frac{3}{{{2^4}.5}} = \frac{{{{3.5}^3}}}{{{2^4}{{.5.5}^3}}} = \frac{{375}}{{10000}} = 0,0375\) + Nếu phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn. Ví dụ: \(\frac{7}{{30}} = 0,2333.... = 0,2(3)\) 2. Số vô tỉ Số vô tỉ là số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Ví dụ: \(\pi = 3,1415926.....;e = 2,71828.....;....\)là những sô vô tỉ Tập hợp các số vô tỉ được kí hiệu là I 3. Căn bậc hai số học Căn bậc hai số học của một số a không âm, kí hiệu \(\sqrt a \), là số x không âm sao cho x2 = a. Ví dụ: \(\sqrt {121} = 11\) vì 11 > 0 và 112 = 121 Chú ý: Cho \(a \ge 0\). Khi đó: + Đẳng thức \(\sqrt a = b\) đúng nếu \(b \ge 0;{b^2} = a\) + \({\left( {\sqrt a } \right)^2} = a\) 4. Tính căn bậc hai số học bằng máy tính cầm tay Ví dụ: Tính \(\sqrt {25} \) Ta bấm liên tiếp các nút:
Quảng cáo
|