Lý thuyết Quy tắc dấu ngoặc và quy tắc chuyển vế SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo

1. Quy tắc dấu ngoặc

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Quảng cáo

1. Quy tắc dấu ngoặc

* Khi bỏ ngoặc,

+ Nếu trước dấu ngoặc có dấu “+” thì ta bỏ ngoặc và giữ nguyên dấu của tất cả các số hạng trong ngoặc.

x + ( y + z - t) = x + y + z - t

+ Nếu trước dấu ngoặc có dấu “-” thì ta bỏ ngoặc và đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.

x – ( y + z – t) = x – y – z + t

* Đối với 1 tổng, ta có thể đổi chỗ tùy ý các số hạng, đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng 1 cách tùy ý.

Ví dụ:

\(\begin{array}{l}\dfrac{8}{5} - (\dfrac{5}{4} + \dfrac{3}{5} - \dfrac{1}{4})\\ = \dfrac{8}{5} - \dfrac{5}{4} - \dfrac{3}{5} + \dfrac{1}{4}\\ = \left( {\dfrac{8}{5} - \dfrac{3}{5}} \right) + \left( {\dfrac{1}{4} - \dfrac{5}{4}} \right)\\ = \dfrac{5}{5} + \dfrac{{ - 4}}{4}\\ = 1 + ( - 1)\\ = 0\end{array}\)

2. Quy tắc chuyển vế

Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu của số hạng đó.

x + y = z \( \Rightarrow \) x = z – y

Ví dụ:

Tìm x, biết:

\(\dfrac{{ - 2}}{5} + x =  - \dfrac{2}{3}\)

\(\begin{array}{l}x = \dfrac{{ - 2}}{3} + \dfrac{2}{5}\\x = \dfrac{{ - 10}}{{15}} + \dfrac{6}{{15}}\\x = \dfrac{{ - 4}}{{15}}\end{array}\)

Vậy \(x = \dfrac{{ - 4}}{{15}}\)

3. Thứ tự thực hiện các phép tính

* Biểu thức không có ngoặc:

+ Nếu biểu thức chỉ có cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia, ta thực hiện từ trái sang phải

+ Nếu biểu thức có các phép cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa thì ta thực hiện:

Lũy thừa --> Nhân, chia --> Cộng, trừ

* Biểu thức có ngoặc:

( ) --> [ ] --> { }

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close