Luyện từ và câu - Câu kể Ai là gì? trang 35, 36

Giải câu 1, 2, 3 VBT Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Luyện từ và câu: Câu kể Ai là gì? trang 35, 36 VBT Tiếng Việt lớp 4 tập 2. Câu 2: Viết đoạn văn ngắn có câu kể Ai là gì? để giới thiệu về các bạn trong lớp (hoặc giới thiệu từng người trong ảnh chụp gia đình em)

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

I. Nhận xét

1. Đọc các câu văn dưới đây, đánh dấu X vào ô thích hợp (xác định câu nào dùng để giới thiệu, câu nào dùng để nêu nhận định về bạn Diệu Chi).

 

Câu dùng để giới thiệu

Câu dùng để nêu nhận định

a) Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.

 

 

b) Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công.

 

 

c) Bạn ấy là một hoạ sĩ nhỏ đấy.

 

 

 


2. Đọc lại ba câu văn ở bài tập 1, gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai/ (cái gì, con gì)?, gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì (là ai, là con gì)?

 

3 . Kiểu câu Ai là gì? trên khác hai kiểu câu đã học (Ai làm gì ? Ai thế nào?) ở chỗ nào?

- Kiểu câu Ai làm gì? -> Vị ngữ trả lời câu hỏi...............................

- Kiểu câu Ai thế nào? -> Vị ngữ trả lời câu hỏi.............................

- Kiểu câu Ai là gì? -> Vị ngữ trả lời câu hỏi......................................

Phương pháp giải:

1) 

- Nhận định: Đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá về một ai đó hoặc một vấn đề nào đó.

- Giới thiệu: Cho biết một vài thông tin cần thiết như tên tuổi, địa chỉ,... về một người nào đó cho người khác biết.

2) Con phân tích các thành phần trong câu.

3) Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:

1)

 

Câu dùng để giới thiệu

Câu dùng để nêu nhận định

a) Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.

X

 

b) Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công.

X

 

c) Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy.

 

X

2) 

- Trong câu thứ nhất:

Đây // là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.

+ Bộ phận chủ ngữ “Đây" trả lời câu hỏi Ai? (cái gì, con gì)?

+ Bộ phận vị ngữ "là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta" trả lời câu hỏi là gì? (là ai, là con gì)?

- Trong câu thứ hai:

Bạn Diệu Chi // là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công.

+ Bộ phận chủ ngữ "Bạn Diệu Chi" trả lời câu hỏi Ai? (cái gì, con gì)?

+ Bộ phận vị ngữ "là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công" trả lời cho câu hỏi là gì? (là ai, là con gì)?

- Trong câu thứ ba:

Bạn ấy // là một họa sĩ nhỏ đấy.

+ Bộ phận chủ ngữ "Bạn ấy" trả lời câu hỏi Ai? (cái gì, con gì)?

+ Bộ phận vị ngữ "là một họa sĩ nhỏ đấy" trả lời câu hỏi là gì? (là ai, là con gì)?

 

3) 

- Kiểu câu Ai làm gì? —► Vị ngữ trả lời câu hỏi làm gì ?

- Kiểu câu Ai thế nào? —> Vị ngữ trả lời câu hỏi như thế nào?

- Kiểu câu Ai là gì? —► Vị ngữ trả lời câu hỏi là gì ? (là ai ? là con gì?)

II. Luyện tập

1. Gạch dưới những câu kể Ai là gì? trong các câu dưới đây. Nêu tác dụng của từng câu.

- Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo.

- Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại.

- Lá là lịch của cây.

- Cây lại là lịch đốt.

- Trăng lặn rồi trăng mọc

Là lịch của bầu trời.

- Bà tính nhẩm Mẹ ơi,

Mười ngón tay là lịch

- Con tới lớp, tới trường

Lịch lại là trang sách.

- Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đạm, bay rất xa, lâu tan trong không khí.

 

2. Viết đoạn văn ngắn có câu kể Ai là gì? Để giới thiệu về các bạn trong lớp (hoặc giới thiệu từng người trong ảnh chụp gia đình em).

Phương pháp giải:

1) 

- Em tìm những câu theo cấu trúc: Ai (cái gì, con gì)? + Là gì (là ai, là con gì)?

- Những câu kể nhằm mục đích nhận định hoặc giới thiệu về một người, một vật nào đó.

2) Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:

1)

Câu kể Ai là gì?

 

Tác dụng

Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo.

 

Giới thiệu về thứ máy mới.

Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại.

 

Nêu nhận định về giá trị chiếc máy tính đầu tiên.

Lá là lịch của cây

 

Nêu nhận định

Cây là lịch của đất

 

Nêu nhận định

Trăng lặn rồi trăng mọc

Là lịch của bầu trời

 

Nêu nhận định

- Bà tính nhẩm. Mẹ ơi,

Mười ngón tay là lịch.

 

Nêu nhận định

- Con tới lớp, tới trường

Lịch lại là trang sách

 

Nêu nhận định

Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí

 

Vừa nêu nhận định vừa hàm ý giới thiệu.

2) 

           Đây là ảnh chụp gia đình mình. Người ở ngồi trên ghế này là ông nội mình. Ông là sĩ quan về hưu đấy! Ngồi bên cạnh là bà nội mình. Xem này, ở trong hình thôi mà ánh mắt của bà cũng toát lên được vẻ đẹp hiền từ. Đứng cạnh ông nội là ba mình. Người ôm vai bà nội mình là mẹ mình đấy ! Trông mẹ mình thật là đẹp phải không? Cạnh mẹ mình là em gái nhỏ của mình. Bé đang là học sinh lớp 1. Và đây, là mình. Khi chụp tấm hình này mình đang học lớp ba. Trông mình thật là buồn cười !

  • Tập làm văn - Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối trang 37

    Giải bài tập bài Tập làm văn - Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối trang 37 VBT Tiếng Việt 4 tập 2. Bài tập: Dựa vào dàn ý bài văn tả cây chuối tiêu (Tiếng Việt 4, tâp hai, trang 60), bạn Hồng Nhung dự kiến viết bốn đoạn văn, nhưng chưa viết được đoạn nào hoàn chỉnh.

  • Luyện từ và câu - Vị ngữ trong câu kể Ai là gì? trang 38, 39

    Giải câu 1, 2, 3 bài Luyện từ và câu - Vị ngữ trong câu kể Ai là gì? trang 38, 39 VBT Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 1: Gạch hai gạch dưới câu Ai là gì? trong đoạn văn sau

  • Tập làm văn - Tóm tắt tin tức trang 39, 40

    Giải câu 1, 2 bài Tập làm văn - Tóm tắt tin tức trang 39, 40 VBT Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 1: Đọc bản tin Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 63 - 64), tóm tắt bản tin bằng ba hoặc bốn câu

  • Chính tả - Tuần 24 trang 34

    Giải câu 1, 2 bài Chính tả - Tuần 24: Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân trang 34 VBT Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2: Em đoán xem đây là những chữ gì. Viết vào chỗ trống những chữ em đoán.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close