Bài 1.1, 1.2, 1.3 phần bài tập bổ sung trang 81, 82 SBT toán 6 tập 2Giải bài 1.1, 1.2, 1.3 phần bài tập bổ sung trang 81, 82 sách bài tập toán 6. Vẽ hình theo cách diễn đạt bằng lời trong mỗi trường hợp dưới đây: a) Nửa mặt phẳng (I) có bờ là đường thẳng I ... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài 1.1 Vẽ hình theo cách diễn đạt bằng lời trong mỗi trường hợp dưới đây a) Nửa mặt phẳng \((I)\) có bờ là đường thẳng \(t\). b) Điểm \(M\) thuộc nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng \(d\) và điểm \(N\) thuộc nửa mặt phẳng đối. c) Điểm \(M\) thuộc nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng \(a\). Hai điểm \(M, N\) nằm khác phía đối với đường thẳng \(a.\) Hai điểm \(N, P\) nằm khác phía đối với đường thẳng \(a.\) d) Hai đường thẳng \(m\) và \(n\) cắt nhau tại điểm \(O.\) Điểm \(A\) thuộc nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng \(m\). Hai điểm \(A, B\) ở cùng phía với đường thẳng \(m\) nhưng khác phía đối với đường thẳng \(n\). Điểm \(C\) vừa thuộc nửa mặt phẳng bờ \(n\) có chứa điểm \(B\) vừa thuộc nửa mặt phẳng bờ \(m\) không chứa điểm \(A.\) Điểm \(D\) không thuộc nửa mặt phẳng bờ \(n\) có chứa điểm \(B\) và hai điểm \(A, D\) khác phía đối với đường thẳng \(m\). Phương pháp giải: Sử dụng: - Định nghĩa: Hình gồm đường thẳng \(a\) và một phần của mặt phẳng bị chia cắt bởi \(a\) được gọi là nửa mặt phẳng bờ \(a.\) - Tính chất: Bất kì đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai mặt phẳng đối nhau. Giải chi tiết:
Bài 1.2 Dựa vào hình bs.1 nối mỗi ý ở cột A với chỉ một ý ở cột B để được kết quả đúng.
Phương pháp giải: Sử dụng lí thuyết nửa mặt phẳng. Giải chi tiết: Ta nối như sau: 1 – d ; 2 – c ; 3 – a. Bài 1.3 Nhìn hình bs.2 hãy đọc tên một tia nằm giữa hai tia khác. Phương pháp giải: Tia \(Oz\) nằm giữa hai tia \(Ox\) và \(Oy\) nếu tia \(Oz\) cắt đoạn \(MN\) tại một điểm nằm giữa \(M\) và \(N\) (\(M\) thuộc \(Ox, N\) thuộc \(Oy\) và \(M,N\) không trùng với \(O\)). Giải chi tiết: Tia \(SU\) nằm giữa hai tia \(ST\) và \(SV\). Tia \(SU\) nằm giữa hai tia \( ST\) và \(SW\). Tia \(SU\) nằm giữa hai tia \(ST\) và \(SX\). Tia \(SV\) nằm giữa hai tia \( ST\) và \(SW\). Tia \(SV\) nằm giữa hai tia \( ST \) và \(SX\). Tia \(SV\) nằm giữa hai tia \( SU\) và \(SW\). Tia \(SV\) nằm giữa hai tia \( SU\) và \(SX\). Tia \(SW\) nằm giữa hai tia \( ST\) và \(SX\). Tia \(SW\) nằm giữa hai tia \( SU\) và \(SX\). Tia \(SW\) nằm giữa hai tia \( SV\) và \(SX\). Loigiaihay.com
Quảng cáo
|