Cảm nhận của anh/chị về bi kịch tình yêu của Xúy Vân qua trích đoạn “Xúy Vân giả dại”Chèo là loại hình kịch hát dân gian có tính chất tổng hợp, phổ biến nhất ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trước đây. Chèo là sản phẩm của các tầng lớp trí thức bình dân nên dù vô thức hay hữu thức, nội dung của chèo thường đề cao mộng công danh, học hành đỗ đạt làm quan, điều mà các trí thức xưa thường theo đuổi. Quảng cáo
Chèo là loại hình kịch hát dân gian có tính chất tổng hợp, phổ biến nhất ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trước đây. Chèo là sản phẩm của các tầng lớp trí thức bình dân nên dù vô thức hay hữu thức, nội dung của chèo thường đề cao mộng công danh, học hành đỗ đạt làm quan, điều mà các trí thức xưa thường theo đuổi. Vở chèo Kim Nham là một trong những tác phẩm nổi tiếng của sân khấu chèo. Trong đó trích đoạn Xúy Vân giả dại là một trích đoạn tiêu biểu. Xúy Vân giả dại là trích đoạn thể hiện tập trung được bi kịch tình yêu và nội tâm đầy mâu thuẫn của nhân vật Xúy Vân một cách đặc sắc. Xúy Vân là một cô gái xinh đẹp, đảm đang, luôn mang trong mình khát khao hạnh phúc. Nhưng trong chế độ phong kiến xưa, Xúy Vân nói riêng và những người con gái sống dưới chế độ ấy nói chung đều không có cái quyền tự định liệu cho hạnh phúc, lựa chọn cho mình tình yêu cũng như đối tượng mà mình cảm mến, mọi chuyện tình yêu, hôn nhân đều do cha mẹ sắp đặt theo qua niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Cuộc hôn nhân của Xúy Vân với Kim Nham đều do một tay của cha mẹ nàng sắp xếp. Nhân duyên của Kim Nham, Xúy Vân ràng buộc, gắn bó, dắt díu với nhau nhưng những ước mơ, ao ước của họ hoàn toàn khác xa nhau, vì vậy mà khó có thể dung hợp, cuộc sống vợ chồng cũng khó có thể hạnh phúc. Tâm trạng ấm ức, bế tắc, cô đơn của Xúy Vân được thể hiện qua hình ảnh: “Con cá rô nằm giữa vũng chân trâu- để cho năm bảy cần câu châu vào”.Hình ảnh gợi bóng gió về một không gian nhỏ hẹp và đầy bất trắc. Đó cũng chính là tình cảnh thực tại của Xúy Vân. Sau mỗi lời bộc bạch lại là điệp ngữ: “Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên” cho thấy nỗi cô đơn và khát khao hạnh phúc của nàng không thể chia sẻ được với bất cứ ai, từ láng giềng cho đến ngay cả với cha mẹ- người yêu thương và hiểu nàng nhất thì cũng không thể thấy hiểu được nỗi lòng của nàng. Ước mơ giản đơn nhưng không tìm được người “đồng điệu”, nên Xúy Vân luôn trong tâm trạng u uất, đau buồn. Và cũng trong hoàn cảnh ấy thì nàng đã gặp Trần Phương. Lần gặp gỡ này nàng tưởng đâu đã gặp được người tri kỉ, cảm thông và cũng có những tình cảm yêu mến đối với nàng. Nhưng cuộc đời thật không như là mơ, mà mọi giấc mơ thì đều sẽ tan biến, Trần Phương không phải là một người đàn ông tốt. Vì sau khi lừa gạt được tình cảm dại khờ, trong sáng của Xúy Vân thì hắn đã xúi Xúy Vân giả điên giả dại để nhà chồng viết giấy từ hôn, khi đó thì hai người sẽ đến với nhau và có một cuộc sống hạnh phúc. Xúy Vân rất ngây thơ, dại khờ nên tin những lời nói và những lời hứa suông của hắn ta. Để rồi ôm giấc mộng hạnh phúc, nàng đã giả điên, giả dại mong sao Kim Nham có thể bỏ mình. Nhưng Kim Nham không hề bỏ cuộc, chàng đã tìm thầy thuốc giỏi ở khắp các phương về chữa trị cho nàng. Nhưng bệnh của nàng là do cố ý, sắp xếp chứ đâu phải bệnh thật, do đó mà mọi chữa trị đều không có tác dụng gì, các thầy thuốc giỏi dù tài ba đến đâu thì cũng phải bó tay. Đến nước đường cùng, Kim Nham mới phải viết giấy từ hôn với nàng. Nhưng khi đã bỏ chồng thành công thì nàng lại phải chịu sự thật nghiệt ngã, đó chính là sự dứt bỏ, phụ tình của Trần Phương. Bởi sau khi nàng bỏ chồng thì hắn ta cũng không lấy nàng như đã hứa mà vứt bỏ nàng như một thứ đồ dùng cũ kĩ. Sự đả kích ấy quá lớn đối với Xúy Vân, vì không thể chịu đựng được nên nàng từ giả dại sang phát điên vì tình, có thể nói hoàn cảnh của người phụ nữ này vô cùng éo le, tuy đánh trách khi bỏ Kim Nham theo Trần Phương nhưng nàng cũng vô cùng đáng thương vì tin tưởng người khác một cách đầy dại khờ. Xúy Vân đã tự hát về mình: “Tôi không trăng gió nhưng gặp người gió trăng”, nàng không phải người lẳng lơ, nhưng nàng lại không hề có tình yêu với chồng của mình là Kim Nham, Trần Phương là người đầu tiên nàng yêu, hơn nữa còn yêu say đắm. Vì tình yêu ấy, nàng bất chấp vượt ra khỏi lễ giáo phong kiến, những định kiến ngặt nghèo của xã hội về phẩm tiết của người phụ nữ. Xã hội ấy không chấp nhận cho người đàn bà bỏ chồng theo trai, nhưng nàng bất chấp tất cả. Cuối cùng nàng không nhận được gì ngoài sự thực đau đớn, khi Trần Phương là một kẻ phụ tình. Nếu Trần Phương không phải là con người lật lọng, tráo trở thì có lẽ nàng đã có một cuộc sống hạnh phúc bên người mình yêu, nhưng đã lỡ tin lời của kẻ phụ tình nên nàng “đã đến nỗi trở thành một người điên dại”. Xúy Vân là một cô gái xinh đẹp, đảm đang, có tâm hồn trong sáng, lúc nào cũng mang trong mình khát vọng của tình yêu, của hạnh phúc. Nhưng cuối cùng nàng lại chết một cách đáng thương, chỉ vì tin lời của một kẻ phụ tình mà nàng đã bất chấp mọi rào cản, thậm chí bỏ chồng để chạy theo tiếng gọi của tình yêu. Trích đoạn này thể hiện sự lên án của xã hội đối với hành động “bỏ chồng theo trai” của Xúy Vân nhưng cũng thể hiện sự đồng cảm với tình yêu tự do, trong sáng ấy của nàng.
Quảng cáo
|