Viết bài văn Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Đôi mắt lớp 10

1.Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: - Nhà văn Nam cao- một trong những cây bút xuất sắc của văn học hiện thực phê phán Việt Nam.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý chi tiết

1.Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

- Nhà văn Nam cao- một trong những cây bút xuất sắc của văn học hiện thực phê phán Việt Nam. 

 2. Thân bài

a. Nhan đề, tình huống truyện:

- Nhan đề "Đôi mắt" Nam Cao đã khéo léo gợi ra tư tưởng cũng như chủ đề chính trong truyện ngắn: Cách nhìn nhận của sống của mỗi con người thông qua đôi mắt, nhưng đôi mắt ấy không chỉ làm nhiệm vụ nhìn nhận mà nó còn là ẩn dụ cho tư tưởng, lối sống.

- Tình huống truyện:

+ Kể về chuyến viếng thăm văn sĩ Hoàng của văn sĩ Độ, người mà trước đây mới "đá" anh, và cũng "đá" nhiều người khác không hiểu vì nguyên cớ ghen ghét gì.
+ Câu chuyện đã diễn ra trong một bối cảnh Độ liên tục nghe Hoàng phàn nàn chê trách chốn làng quê và những người nông dân ít chữ làm cách mạng bằng một thái độ cực kỳ khó chịu, mỉa mai.

b. Nhân vật Hoàng:

- Quen sống cuộc sống sung túc, phong lưu thích đọc tiểu thuyết dài tập, thích nuôi chó, cũng mang tiếng nhà văn nhưng hầu như bao giờ viết được một tác phẩm nào có giá trị

- Thường bị người ta ghét, đến nỗi tưởng chừng như văn sĩ ở Hà Nội này đều ghét anh cả, bởi cái tật hay "đá" bạn, chỉ bởi người ta tài năng hơn anh, có tác phẩm được tuyên dương khen ngợi, hoặc đơn giản là kẻ đó chơi với người có hiềm khích với anh.

- Tổng khởi nghĩa nổ ra Hoàng cũng tự vơ cho mình cái danh "theo kháng chiến", nhưng thực tế là đi chạy nạn về một làng ngụ cư, tiếp tục cuộc sống phong lưu, an nhàn của mình, bỏ ngoài những sự gợi ý về phục vụ cho cách mạng.

- Thái độ của Hoàng với người dân quê:

+ Anh chỉ thấy độc một màu đen, chỉ nhìn thấy những khuyết điểm của họ, cho rằng họ là những kẻ nhiêu khê, cả đời chỉ biết tiết kiệm, không biết hưởng thụ, ít chữ, nhiều chuyện, can cái tội "đần độn, lỗ mãng, ích kỷ, tham lam, bần tiện".

+ Mỉa mai, khinh ghét những kẻ dân quê, bản thân Hoàng chưa từng một lần chịu hòa nhập, tìm hiểu chung sống với họ ngày nào, bản thân anh chỉ quanh quẩn với thú vui tao nhã bên vợ con, và tìm về mấy kẻ có học thức nhưng đã hết thời để đánh tổ tôm.

+ Gọi người nông dân làm cách mạng là "thằng chủ tịch", "ông ủy ban", "bố tự vệ", "các ông thanh niên", "các bà phụ nữ",... một cách khinh miệt, coi thường.

+ Hoàng ích kỷ, thiếu nhân ái, chỉ biết "nhìn đời, nhìn người một phía", anh không thích làm cách mạng với những người anh cho là dốt nát, bần tiện, lắm giáo điều, thích tuyên truyền, thế nên anh chấp nhận làm kẻ "phản động". Trở thành kẻ lãnh đạm và thờ ơ với cách mạng.

- Sùng bái, tôn thờ quá mức một cá nhân, anh chỉ một lòng tôn sùng cụ Hồ, cho rằng nhờ chỉ duy nhất tài thao lược của cụ đã cứu rỗi cả đất nước mà hoàn toàn bỏ qua sự đồng lòng quân dân, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc kháng chiến.

c. Nhân vật Độ:

- Hiền lành và có phong thái điềm tĩnh, trong cuộc nói chuyện với Hoàng, anh phần nhiều chỉ ngồi nghe, cười lấy lệ, anh ít khi phản bác, là người bao dung, hiểu biết và có đôi mắt đa chiều.

- Tuy lời thoại ít ỏi nhưng cũng thấy được tư tưởng mà tác giả muốn truyền tải "Nghe các ông nói đến "sức mạnh quần chúng"... như họ vẫn thường thế nữa".

→ Nếu ta chỉ mãi đứng ngoài trông vào, mà không chịu xông pha, đi sâu vào đời sống, cùng chiến đấu, cùng tìm hiểu những người nông dân chất phác thật thà thì sẽ chẳng bao giờ phát hiện được những cái tốt đẹp đang tiềm ẩn bên trong những con người thô sơ, ít chữ ấy.

- Bộc lộ niềm tin của người trí thức trong cách mạng, ánh nhìn tích cực của họ đối với quần chúng nhân dân, những người đa phần ít học, nhưng có sức mạnh quật khởi, lòng hăng hái, truyền thống đánh giặc giữ nước đã ăn sâu vào máu thịt, mà không một kẻ thù nào có thể chiến thắng.

→Tuyên ngôn về "nguồn cảm hứng mới cho văn nghệ", khuyến khích người làm nghệ thuật phải biết đi sâu, lội sâu vào đời sống nhân dân con người, vạch những cái xù xì, thô kệch để tìm những viên ngọc tiềm ẩn bên trong, ví như tấm lòng hoạt động, cống hiến hết mình cho cách mạng. Và tránh xa cái thói ích kỷ, phân biệt, miệt thị chỉ vì họ không giống mình, chỉ vì cho họ là những kẻ lỗ mãng, thất phu, không xứng được tìm hiểu tôn trọng.  

3. Kết bài

Nêu cảm nhận chung.

Bài siêu ngắn Mẫu 1

Ít có nhà vãn lại trăn trở nghĩ suy về ngòi bút của mình như Nam Cao và ông đã gửi gắm những suy nghĩ đó vào tác phẩm như là những tuyên ngôn nghệ thuật của người cầm bút. Từ Trăng sáng (1943) với việc dứt khoát đứng về phía "nghệ thuật vị nhân sinh", đến Đời thừa (1943) nhấn mạnh tính sáng tạo trong ngòi bút để làm tròn sứ mạng cao quý của nghề văn, đến Đôi mắt (1948) ông lại đặt ra vấn đề cách nhìn của nhà văn trong sáng tác nghệ thuật ở thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp mà Tô Hoài đã coi đó là tuyên ngôn nghệ thuật của thế hệ nhà văn lúc bấy giờ.

Viết Đôi mắt, Nam Cao đặt ra một vấn đề bức xúc và cốt tử của nhà văn nghệ sĩ lúc bấy giờ: vấn đề cách nhìn, quan điểm. Ở đây là quan điểm đối với cuộc kháng chiến, đặc biệt là đối với nhân dân, những người đã làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám và đang đóng vai trò chủ chốt trong cuộc kháng chiến. Không chỉ là cách nhìn, quan điểm mà nội dung tác phẩm còn đặt vấn đề sâu hơn, gốc gác hơn: Vấn đề lập trường của nhà văn đối với cuộc kháng chiến của dân tộc.

Vì sao Nam cao lại đặt ra vấn đề cách nhìn vào thời điểm ấy? và đặt ra cho ai? Đó là lớp văn nghệ sĩ trước 1945, tuy yêu nước và có tinh thần dân tộc, đi theo cách mạng, nhưng chưa thật hiểu cách mạng, hiểu nhân dân và kháng chiến. Họ còn nhiều hoài nghi, phân vân, do dự trước cuộc kháng chiến của dân tộc. Như vậy thì làm sao có thể nhìn đúng để viết đúng được, làm sao có thể phục vụ cuộc kháng chiến bằng ngòi bút của mình? Họ đang "tìm đường" và "nhận đường" cho mình. Và Nam Cao đã giúp họ "gỡ nứt" bằng truyện ngắn Đôi mắt: xác lập cho họ một chỗ đứng  và một cách nhìn để giải tỏa những băn khoăn, vướng mắc trong ngòi bút của họ.

Tuyên ngôn nghệ thuật của Đôi mắt không chỉ là vấn đề bức xúc lúc bấy giờ mà còn là vấn đề cốt tử, vĩnh hằng của văn nghệ sĩ: "thế giới quan quyết định sáng tác nghệ thuật". Có nghĩa là, cách nhìn hiện thực đúng thì sẽ đem lại những tác phẩm tốt, có ích cho đời, và ngược lại

Nam Cao đã đặt ra vấn đề cốt tử này – không phải bằng lí luận khô khan trừu tượng, mà bằng một hình tượng nghệ thuật sóng đôi hấp dẫn, sinh động với hai nhân vật có lập trường và cách nhìn đối lập nhau: Hoàng và Độ. Văn sĩ Hoàng là tiêu biểu cho loại người có cách nhìn sai lệch, phiến diện (Nam Cao gọi là "nhìn một phía") với thái độ hằn học, khinh miệt quần chúng và không tin tưởng vào cuộc kháng chiến của nhân dân: ông ta chỉ chăm chăm nhìn vào hiện tượng bên ngoài mà không thấy được bản chất tốt đẹp bên trong của người nông dân yêu nước kháng chiến. Ngược lại là Độ – nhà văn có cách nhìn đúng đắn, toàn diện (thấy được cả mặt tích cực, mặt hạn chế tồn tại, và đâu là bản chất của người nông dân) với thái độ thông cảm và tin tưởng. Trước sự việc anh nông dân vác tre đi rào làng kháng chiến, Hoàng chỉ thấy đó là một con người "ngố và nhặng xị", một con vẹt đọc thuộc lòng ba giai đoạn kháng chiến; nhưng Độ lại thấy ở anh một tấm lòng yêu nước thật hồn nhiên và vô tư.

Cách nhìn khác nhau ấy, suy cho cùng, là do chỗ đứng khác nhau của hai nhà văn quyết định, sống một cuộc sống cá nhân, ích kỉ, hưởng lạc, xa rời nhân dân, tách biệt hẳn cuộc sống kháng chiến như Hoàng thì không thể cổ cách nhìn giống như Độ – một nhà văn của nhân dân, sống hòa mình cùng quần chúng, sẵn sàng "làm anh tuyên truyền nhãi nhép" phục vụ kháng chiến. Ở văn sĩ Hoàng, cái chính là vấn đề lập trường.

Đôi mắt xứng đáng là "tuyên ngôn nghệ thuật" của một lớp văn nghệ sĩ hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Đây là tuyên ngôn về lập trường kháng chiến của nhà văn, về cách nhìn đúng đắn hiện thực để sáng tạo nghệ thuật, cũng là tuyên ngôn về khuynh hướng mỹ học mới: cái đẹp là thuộc về nhân dân lao động, những con người bình thường mà vĩ đại – nhân vật chính của nền văn học mới.

Bài siêu ngắn Mẫu 2

Chúng ta thường biết đến nhà văn Nam Cao với những tác phẩm trước cách mạng tháng Tám với những tác phẩm Chí Phèo, Đời Thừa, Tư Cách Mõ…nhiều hơn những tác phẩm sau cách mạng tháng Tám. Một tác phẩm tiêu biểu cho những sáng tác của ông sau cách mạng tháng Tám là tác phẩm Đôi Mắt. Tác phẩm được viết vào năm 1948 là giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến sau khi thắng lợi tháng Tám năm 1945. Ban đầu truyện có tên là tiên sư thằng tào tháo sau đổi thành Đôi Mắt. Qua câu chuyện tác giả muốn thể hiện tầm quan trọng của cách mạng đối với cuộc sống con người.

Câu chuyện được nhìn theo con mắt và quan điểm cá nhân của hai nhân vật Hoàng và Độ. Qua đó người đọc thấy được hai luồng nhìn nhận về những người nông dân trong cùng một bộ phận văn nghệ sĩ. Đồng thời nó thể hiện được sự đánh giá của người nghệ sĩ đối với nhân dân ta xưa. 

Thứ nhất cuộc sống và bản tính người nông dân được hiện lên qua cái nhìn của nhà văn Hoàng. Vào ngay vấn đề Nam Cao đã nói lên cuộc sống sinh hoạt và cách nhìn thái độ của nhà văn Hoàng. Nhân vật này thuộc một lớp nhà văn cũ từ thành thị tản cư về miền quê sinh sống. Ông Hoàng hiện lên với những nét của một gia đình khá giả với một con chó béc giê to như một con bê, mỗi lần nhân vật tôi đến đều phải gọi từ trước đợi cho anh Hoàng nắm giữ con chó mới được vào. Đến tướng tá của Hoàng cũng cho thấy ông có một cuộc sống  sung túc với bước đi khệnh khạng, “những khối thịt ở bên dưới nách kềnh ra và trông tủn mủn như ngắn quá”. Nó thể hiện qua cái cửa luôn luôn đóng và những lời nạt nộ. 

Ở đây ta thấy được những người nông dân qua cái nhìn của nhân vật Hoàng thật là không đẹp chút nào. Thực chất đó chính là những mặt xấu của những người nông dân thế nhưng họ cũng có những phẩm chất tốt của họ. vậy mà ở đây nhân vật Hoàng với một gia đình khá giả ki bo, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình mà quên đi nhiệm vụ quốc gia. Đúng thế những người nông dân ấy có tính xấu như thế tuy họ chưa tốt chữ quốc ngữ thế nhưng họ vẫn cứ hiện lên thật đẹp khi mà họ vẫn tuyên truyền theo cách mạng. họ tuy dốt nát nhưng họ có ý thức dân tộc hơn chính gia đình và bản thân Hoàng.

Trái ngược với Hoàng, Độ có một cái nhìn tích cực hơn so với ông. Trong cuộc chiến tranh ấy, Độ cũng là một nhà văn anh nhìn đời bằng con mắt khách quan hơn, chân thực hơn. Anh không những thấy người nông dân hiện lên với những phẩm chất thật đẹp mà còn thật đáng yêu. Anh không thờ ơ trước những sự thay đổi của đất nước mà anh quyết tâm hiến thân cho cách mạng, lăn xả vào đời để hiến thân cho đất nước. Có thể nói anh sống vì cộng đồng vì quê hương, vì con người đất nước mình. Anh hiểu được sự cục mịch của những người nông dân nhưng cũng đồng thời thấy được sự hăng hái và tinh thần cách mạng của họ.

Qua đây ta thấy được tầm quan trọng của cách mạng đối với cuộc sống con người. Sống như những người nông dân, sống như nha văn Độ dẫu có nghèo nàn lạc hậu, dẫu có khó khăn gian khổ nhưng tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng luôn được đề cao còn sống như Hoàng thì thật đáng xấu hổ. vì anh ta chỉ biết nghĩ cho bản thân mình và nhìn vào những mặt xấu của người khác mà thôi. Anh Hoàng không bằng những người nông dân vì ít ra họ cục mịch như thế nhưng đã được giác ngộ cách mạng còn bản thân anh và gia đình thì lại chưa. Không tin tưởng vào cách mạng ta, đồng thời cũng không góp sức.

Nhà văn Nam Cao đã để lại cho chúng ta một tác phẩm thật giàu ý nghĩa, chỉ với hai con mắt nhìn chúng ta thấy được những nhược điểm và ưu điểm của nhân dân ta trong cuộc sống cũng như kháng chiến. Đồng thời qua đó ta thấy được tầm quan trọng của cách mạng đối với cuộc sống mỗi người. những người nông dân ấy ngu dốt đến đâu nhưng cũng đã biết đi theo con đường cách mạng vì chỉ có con đường ấy mới đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bài siêu ngắn Mẫu 3

Trong nền văn học hiện thực Việt Nam, Nam Cao là cái tên vô cùng sáng giá. Là người đến sau so với Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng nhưng Nam Cao vẫn có những tác phẩm khẳng định tên tuổi của mình. Sau khi cách mạng tháng Tám thành công nhà văn tập trung đi vào phản ánh cách nhìn nhận của một bộ phận nhà văn về người nông dân qua tác phẩm đôi mắt.
Nhà văn Nam Cao đã xây dựng thành công hai nhân vật nhà văn là Hoàng và Độ. Nhà văn Hoàng là đàn anh của Độ. Sau đó kháng chiến nổ ra Hoàng tản cư về nông thôn sau đó mất liên lạc. Sau những tháng ngày hỏi han thì Độ biết nhà của anh Hoàng, Độ biết được nhà đàn anh này và đến thăm hỏi. Trong lần gặp mặt này hai người đã có những câu chuyện thể hiện cái nhìn của mình về người nông dân. Nhân vật Độ bước vào thì có một anh hàng xóm gọi hộ anh Hoàng. Cái cánh cửa cổng kín mít cùng con chó béc dê không ai dám vào. Ban đầu anh Hoàng phải cẩn thận nhìn xem ai mới mở cửa. Và khi nhận ra người anh em cũ anh bảo vợ xích chó lại và đưa anh vào nhà.
Còn nhân vật Độ khi nghe những nhận xét của nhà văn Hoàng về người nông dân thì anh cũng chỉ im lặng. Nhiều câu phản bác lại để bảo vệ cho người nông dân nhưng không hề gay gắt. Nói như thế không phải nhà văn ấy chịu trước cái nhận xét ấy của Hoàng mà lại Độ không thể nói cho Hoàng hiểu được, Bởi cuộc sống và suy nghĩ của Hoàng đã lệch lạc quá rồi. Những nhận xét về người nông dân quả thật không sai nhưng cái nhìn ấy là cái nhìn tiêu cực. Đọc đoạn hội thoại bình luận ta tưởng chừng như nhà văn Độ là người lép về bị lấn át không thể làm sao mà bảo vệ được quan niệm của mình được. Tuy nhiên cái tài của nhà văn Nam Cao là dù không nói người đọc vẫn thấy được cái nhìn của Độ mới là đúng. Bởi vì lối sống của Hoàng là quay lưng lại với nông dân cách mạng, bó hẹp mình lại trong cái bao an toàn. Điều đó đủ cho thấy Hoàng xa rời quần chúng cách mạng đến nhường nào. Và Hoàng không hiểu hết được những người nông dân. Hoàng nhìn người một cách phiến diện. Đó là cái nhìn hoàn toàn sai lệch.
Kết thúc tác phẩm nhà văn để cho vợ chồng Hoàng đọc chuyện Tào Tháo mà cười. Và có lẽ Hoàng khi ấy mới nhận ra rằng mình cô đơn và lạc lõng trước cuộc đời này. Và phải chăng cách Hoàng nhìn nhận về người nông dân sẽ khác?

Truyện ngắn đôi mắt của Nam Cao đã nêu lên một vấn đề nóng bỏng đó là cách nhìn của những nhà văn với người dân và cách mạng, Trong tình hình đất nước ấy nhà văn có vai trò sáng tác ra những tác phẩm khơi dậy ý chí chiến đấu và ca ngợi sức mạnh của nhân dân. Nhưng nếu có những cái nhìn sai lệch như Hoàng thì liệu rằng có những tác phẩm kia không. Vì vậy mỗi nhà văn phải có trách nhiệm nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo sâu sắc.

Bài tham khảo Mẫu 1

Nam Cao là một trong những tác gia lớn của văn học hiện đại Việt Nam, có đóng góp to lớn vào kho tàng văn học dân tộc đặc biệt là trong mảng văn học hiện thực thế kỷ XX, phản ánh và phô bày nhiều mặt tối của con người và xã hội lúc bấy giờ. Nếu trước cách mạng tháng tám Nam Cao tập trung khai thác đề tài người nông dân và trí thức tiểu tư sản nghèo đói với số phận bất hạnh, bị chế độ tay sai thực dân nửa phong kiến chèn ép đến tận cùng của đớn đau, với giọng văn lạnh lùng, xót xa và bế tắc. Thì sau cách mạng, Nam Cao đã tự tìm cho mình một hướng đi mới ông bắt đầu quan tâm đến những vấn đề hiện thực khác trong xã hội, sự vận động biến đổi của con người trong thời kỳ đất nước có nhiều chuyển biến tích cực, ra sức ủng hộ cách mạng bằng một giọng văn dịu dàng và nhân văn hơn, kém đi nhiều phần gay gắt. Trong số những tác phẩm sáng tác sau cách mạng tháng tám thì Đôi mắt là một trong những tác phẩm nổi tiếng và thành công nhất của Nam Cao, với triết lý về cách nhìn nhận cuộc đời thông qua việc xây dựng hai nhân vật đối lập Hoàng và Độ.

Với nhan đề "Đôi mắt" Nam Cao đã khéo léo gợi ra tư tưởng cũng như chủ đề chính trong truyện ngắn, ấy là cách nhìn nhận của sống của mỗi con người thông qua đôi mắt, nhưng đôi mắt ấy không chỉ làm nhiệm vụ nhìn nhận mà nó còn là ẩn dụ cho tư tưởng, lối sống, những suy nghĩ chủ quan của một con người trước sự thay đổi của cuộc sống, trước những con người khác nhau. Mà ở đó đôi mắt hay chủ thể có thể lựa chọn mở thật rộng đôi mắt, tâm hồn mình để bao quát vấn đề hay chỉ khư khư, bảo thủ dùng đôi mắt kén chọn, khắc nghiệt, hẹp hòi của mình để nhìn lấy một góc sự việc rồi phán quyết. Hoàng và Độ chính là 2 kiểu người có hai đôi mắt khác nhau như vậy.

Tình huống truyện cũng là một tình huống khá đơn giản, giọng văn của Nam Cao giờ đây đã mềm mại và gần gũi hơn, ông hóa thân thành văn sĩ Độ xưng "tôi" trong tác phẩm, thong thả kể về chuyến viếng thăm của mình tới nhà ông bạn văn sĩ Hoàng, người mà trước đây mới "đá" văn sĩ Độ, và cũng "đá" nhiều người khác không hiểu vì nguyên cớ ghen ghét gì. Thế nhưng nhưng văn sĩ Độ vốn là người mềm tính, hiền lành, nên cũng cố gắng từ ngoại ô vượt cả trăm cây số tìm về khu tản cư để chơi với Hoàng. Từ đó câu chuyện đã diễn ra trong một bối cảnh Độ liên tục nghe Hoàng phàn nàn chê trách chốn làng quê và những người nông dân ít chữ làm cách mạng bằng một thái độ cực kỳ khó chịu, mỉa mai. Bản thân văn sĩ Độ thực không đồng ý với cách nghĩ của Hoàng có ý muốn khuyên giải, thế nhưng dần dà anh nhận ra không thể thay đổi được sự cố chấp của con người, nên đành ậm ừ cho qua chuyện, đồng thời từ đây anh cũng suy nghĩ ra được nhiều điều.

Với nhân vật văn sĩ Hoàng, một con người quen sống cuộc sống sung túc, phong lưu thích đọc tiểu thuyết dài tập, thích nuôi chó, cũng mang tiếng nhà văn nhưng hầu như bao giờ viết được một tác phẩm nào có giá trị. Hoàng không sống bằng nghề văn mà trái lại anh sống bằng cái nghề mà như văn sĩ Độ nói ấy là "một tay chợ đen rất tài tình". Có lẽ rằng cái danh văn sĩ chỉ đem lại cho Hoàng được ít tiếng tăm và thỏa mãn cái thú được xem là người có học rộng tài cao. Thế nhưng bản thân Hoàng lăn lộn trong giới văn chương lại thường bị người ta ghét, đến nỗi tưởng chừng như văn sĩ ở Hà Nội này đều ghét anh cả. Cũng chỉ bởi cái tật hay "đá" bạn, mà không cho người ta biết nguyên cớ, chỉ bởi người ta tài năng hơn anh, có tác phẩm được tuyên dương khen ngợi, hoặc đơn giản là kẻ đó chơi với người có hiềm khích với anh. Mà bản thân văn sĩ Độ vốn hiền lành không dưng cũng bị Hoàng "đá". Khi những cuộc khởi nghĩa lần lượt nổ ra, nhiều văn sĩ quyết tâm theo cách mạng, cống hiến cho cách mạng và được tuyên dương trên tuần báo giải phóng, duy chỉ mình Hoàng vì chỉ biết chạy nạn, không đóng góp được gì thế nên dĩ nhiên chẳng có sự khen ngợi nào. Và xuất phát từ lòng ghen tức, ấm ức Hoàng đã dùng ngòi bút của mình để làm ra một việc thật đáng khinh ghét, đê tiện anh chửi những đồng nghiệp theo kháng chiến của mình, chửi cả những người xưa nay chưa từng động chạm đến anh, "hằn học gì mỉa họ là những nhà văn vô sản và cho họ là một bọn khố rách áo ôm đã đến ngày mả phát, ăn mặc và tẩm bổ hết cả phần thiên hạ". Đất nước dần đổi mới, thay da đổi thịt, nhưng Hoàng vẫn như cũ, không chịu thay đổi, vẫn ích kỷ và quen thói ăn trên ngồi trước cho mình là bậc phong lưu, cao cả. Tổng khởi nghĩa nổ ra Hoàng cũng tự vơ cho mình cái danh "theo kháng chiến", nhưng thực tế là đi chạy nạn về một làng ngụ cư, tiếp tục cuộc sống phong lưu, an nhàn của mình, bỏ ngoài những sự gợi ý về phục vụ cho cách mạng. Tuy nhiên cuộc sống thôn dã, và những người nông dân làm cách mạng lại khiến Hoàng bực dọc, khó chịu, thế nên để xả nỗi bí bách trong người Hoàng đã xởi lởi mời văn sĩ Độ ghé chơi rồi mặc sức kể lể. Trong mắt Hoàng khi nhìn về nông thôn, anh chỉ thấy độc một màu đen, chỉ nhìn thấy những khuyết điểm của họ, cho rằng họ là những kẻ nhiêu khê, cả đời chỉ biết tiết kiệm, không biết hưởng thụ, ít chữ, nhiều chuyện, can cái tội "đần độn, lỗ mãng, ích kỷ, tham lam, bần tiện". Đó là một loạt những từ ngữ mỉa mai, khinh ghét mà Hoàng đã dành tặng cho những kẻ dân quê, trong khi bản thân Hoàng chưa từng một lần chịu hòa nhập, tìm hiểu chung sống với họ ngày nào, bản thân anh chỉ quanh quẩn với thú vui tao nhã bên vợ con, và tìm về mấy kẻ có học thức nhưng đã hết thời để đánh tổ tôm. Cả cuộc kháng chiến quyết liệt, mạnh mẽ và vang dội cũng không thể quét sạch được tâm trí Hoàng để tặng cho anh một tầm nhìn mới. Đối với Hoàng những người nông dân làm cách mạng chẳng xứng đáng được anh tôn trọng nên anh cứ mặc sức gọi họ là "thằng chủ tịch", "ông ủy ban", "bố tự vệ", "các ông thanh niên", "các bà phụ nữ",... một cách khinh miệt, coi thường. Nhưng chưa bao giờ Hoàng chịu suy nghĩ xem tại sao họ có thể được làm những chức vụ quan trọng ấy trong bộ máy dù họ ít chữ còn anh thì không. Hoàng ích kỷ, thiếu nhân ái, chỉ biết "nhìn đời, nhìn người một phía", anh không thích làm cách mạng với những người anh cho là dốt nát, bần tiện, lắm giáo điều, thích tuyên truyền, thế nên anh chấp nhận làm kẻ "phản động". Trở thành kẻ lãnh đạm và thờ ơ với cách mạng, không chịu tham gia ủng hộ bất ký một điều gì cho kháng chiến. Hoàng trở nên cô độc và càng ganh tỵ đỏ mắt khi nhìn thấy những kẻ anh khinh miệt được ủng hộ hoan nghênh, Hoàng không hiểu và mãi mãi không hiểu được lý do nào cho sự lạ ấy. Thêm vào đó bản thân Hoàng lại có sự sùng bái, tôn thờ quá mức một cá nhân giống như việc anh liên tục khen Tào Tháo hay, thì bây giờ anh lại chỉ một lòng tôn sùng cụ Hồ, cho rằng nhờ chỉ duy nhất tài thao lược của cụ đã cứu rỗi cả đất nước mà hoàn toàn bỏ qua sự đồng lòng quân dân, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc kháng chiến. Trong khi đó thực tế rằng nếu quân dân ta không có sự đồng lòng, không đóng góp sức người, sức của thì có lẽ cuộc kháng chiến đã thất bại từ những ngày đầu, không phải vì Hồ Chủ tịch không giỏi mà bởi lẽ "một cây làm chẳng nên non".

Còn đối với văn sĩ Độ, anh là một người hiền lành và có phong thái điềm tĩnh, trong cuộc nói chuyện với Hoàng, anh phần nhiều chỉ ngồi nghe, cười lấy lệ, anh ít khi phản bác. Mặc dù bản thân Độ là một tri thức nghèo, theo kháng chiến, cũng nằm trong số những kẻ mà trước đây Hoàng đã chửi rủa là bọn vô sản, khố rách áo ôm. Nếu ai đó có hỏi rằng liệu trong suốt buổi chơi ở nhà Hoàng, Độ có lúc nào thấy bực tức, khó chịu vì cái cách cư xử quá đáng và thiếu hiểu biết của Hoàng đối với những người làm cách mạng hay không. Thì xin được trả lời là có một chút, nhưng rồi sau đó Độ cũng thấu hiểu bản chất của Hoàng, rõ ràng thế giới quan khác nhau thì người ta lại càng không nên tranh luận với nhau, và càng không nên chắp nhặt mà làm gì. Độ là người bao dung, hiểu biết và có đôi mắt đa chiều như vậy đấy. Từ những lời thoại ít ỏi của anh ta cũng thấy được tư tưởng mà tác giả muốn truyền tải "Nghe các ông nói đến "sức mạnh quần chúng", tôi rất nghi ngờ. Tôi vẫn cho rằng đa số nước mình là nông dân, mà nông dân nước mình thì vạn kiếp nữa cũng chưa làm cách mạng. Cái thời Lê Lợi, Quang Trung, có lẽ đã chết hẳn rồi, chẳng bao giờ còn trở lại. Nhưng đến hồi Tổng khởi nghĩa thì tôi đã ngả ngửa người. Té ra người nông dân nước mình vẫn có thể làm cách mạng, mà làm cách mạng hăng hái lắm. Tôi đã theo họ đi đánh phủ. Tôi đã gặp họ trong mặt trận Nam Trung Bộ. Vô số anh răng đen, mắt toét, gọi lựu đạn là "lựu đạn", hát Tiến quân ca như người buồn ngủ cầu kinh, mà lúc ra trận thì xung phong can đảm lắm. Mà không hề bận tâm đến vợ con, nhà cửa, như họ vẫn thường thế nữa". Một đoạn dài trong lời thoại của nhân vật Độ, cũng đủ để ta hiểu rằng nếu ta chỉ mãi đứng ngoài trông vào, mà không chịu xông pha, đi sâu vào đời sống, cùng chiến đấu, cùng tìm hiểu những người nông dân chất phác thật thà thì sẽ chẳng bao giờ phát hiện được những cái tốt đẹp đang tiềm ẩn bên trong những con người thô sơ, ít chữ ấy. Ở họ có vẻ đẹp của tinh thần yêu nước, yêu cách mạng, sẵn sàng hy sinh xương máu khi Tổ quốc gọi tên, họ đoàn kết với nhau làm nên sức mạnh tập thể, là tầng lớp vô sản nòng cốt làm nên chiến thắng của dân tộc. Từ đó bộc lộ niềm tin của người trí thức trong cách mạng, ánh nhìn tích cực của họ đối với quần chúng nhân dân, những người đa phần ít học, nhưng có sức mạnh quật khởi, lòng hăng hái, truyền thống đánh giặc giữ nước đã ăn sâu vào máu thịt, mà không một kẻ thù nào có thể chiến thắng. Rõ ràng ở vị trí của những tri thức thế hệ mới thì các văn sĩ phải nhận ra được rằng, nước ta vốn khởi đầu với nền văn minh lúa nước từ bao đời, giai cấp nông dân là đông đảo và mạnh mẽ nhất đã gây dựng đất nước từ thời các vua Hùng đến nay. Thì đến nay cách mạng nước ta dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh cũng là một cuộc cách mạng vô sản, vậy thử hỏi xem còn giai cấp nào xứng đáng và phù hợp hơn giai cấp nông dân trong cuộc chiến này nữa? Ai là người có ý chí hơn họ trong việc bảo vệ quê hương, giành lại tấc đất của dân tộc? Như vậy trước thời đại mới, người trí thức, người nghệ sĩ phải tự lập ra cho mình một tuyên ngôn về "nguồn cảm hứng mới cho văn nghệ", khuyến khích người làm nghệ thuật phải biết đi sâu, lội sâu vào đời sống nhân dân con người, vạch những cái xù xì, thô kệch để tìm những viên ngọc tiềm ẩn bên trong, ví như tấm lòng hoạt động, cống hiến hết mình cho cách mạng. Và tránh xa cái thói ích kỷ, phân biệt, miệt thị chỉ vì họ không giống mình, chỉ vì cho họ là những kẻ lỗ mãng, thất phu, không xứng được tìm hiểu tôn trọng.

Truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao không chỉ là tuyên ngôn của tác về cách làm nghệ thuật trong thời đại mới, mà còn đưa ra cho mỗi chúng ta một triết lý có giá trị muôn đời ấy là cách nhìn nhận vấn đề bằng đôi mắt, trái tim và nhận thức. Rõ ràng ta không nên và không thể hiểu thấu bất kỳ sự việc, con người nào trên cuộc đời bằng một cái nhìn phiến diện, chủ quan, vị kỷ và thiếu nhân ái. Mà thay vào đó chúng ta phải cất công tìm hiểu đi sâu vào từng vấn đề, khai thác từng chi tiết rồi mới có thể cho kết luận. Có thể nói rằng bằng một câu chuyện ngắn, cốt truyện đơn giản nhưng Nam Cao đã "thức tỉnh" được rất nhiều con người, chứ không riêng gì giới văn nghệ sĩ lúc bấy giờ và cả mai sau nữa.

Bài tham khảo Mẫu 2

Nam Cao là cây bút kiệt xuất của nền văn học hiện đại Việt Nam. Với lối hành văn sắc sảo, cái nhìn mang đậm tính hiện thực cùng tấm lòng nhân đạo cao cả, ông đã thành công tái hiện hình ảnh những người nông dân dưới ách áp bức, bóc lột của xã hội cũ. Một trong số các tác phẩm nổi bật nhất phải kể đến truyện ngắn “Đôi mắt”. 

Ngay từ nhan đề, Nam Cao đã khéo léo gợi mở cho độc giả về tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Mắt là bộ phận dùng để quan sát, từ đó giúp con người cảm nhận về sự vật, sự việc. Đây cũng được coi như sự ẩn dụ cho cách nhìn nhận, cho tư tưởng và lối sống riêng của từng người. Chính điều này đã góp phần hình thành nên cái “tôi” cá nhân, tạo ra nhiều giá trị riêng cho xã hội. 

Câu chuyện được nhìn theo con mắt và quan điểm cá nhân của hai nhân vật Hoàng và Độ. Qua đó người đọc thấy được hai luồng nhìn nhận về những người nông dân trong cùng một bộ phận văn nghệ sĩ. Đồng thời nó thể hiện được sự đánh giá của người nghệ sĩ đối với nhân dân ta xưa. 

Xét về tình huống truyện, ta thấy “Đôi mắt” kể lại việc nhà văn Độ đến thăm nhà của Hoàng - một người bạn cũ mà trước đó đã từng “đá” anh chẳng vì nguyên cớ gì. Xoay quanh cuộc trò chuyện giữa Độ và vợ chồng Hoàng, độc giả đã nhìn ra được hai luồng tư tưởng hoàn toàn khác nhau. Một bên là Độ với sự yêu thương, trân trọng dành cho người dân. Còn bên khác, vợ chồng Hoàng lại chê trách, phàn nàn và mỉa mai chốn làng quê với những người dân “ít chữ” làm Cách mạng. Qua đó, càng làm nổi bật hơn tính cách, suy nghĩ của từng nhân vật. 

Độ và Hoàng là hai nhà văn có luồng tư tưởng cũng như nhân sinh quan trái ngược nhau. Bằng việc khắc họa hình tượng ấy, Nam Cao đã nêu bật quan điểm của bản thân về xã hội, về con người.

Đầu tiên là Hoàng - một “văn sĩ” hầu như chưa bao giờ viết được tác phẩm nào có giá trị. Anh ta thích nuôi chó, đọc tiểu thuyết dài tập - toàn những thú vui của kẻ sung túc. Điều này có thể rất bình thường, nhưng đặt trong bối cảnh những năm kháng chiến gian khổ, người dân còn nghèo đói thì cái tính đó lại trở nên lạc quẻ, không phù hợp. Qua lời kể của nhân vật “tôi”, ta còn thấy Hoàng hay “đá” bạn một cách vô lí. Đồng thời, gán cho mình cái danh “theo kháng chiến” nhưng thực chất là đi chạy nạn, bỏ qua việc phục vụ Cách mạng. Thái độ của vợ chồng anh ta với những người dân quê cũng đầy miệt thị, mỉa mai, khinh ghét. Hoàng chỉ chăm chăm bới móc khuyết điểm của người ta, chấp nhận trở nên lãnh đạm, thờ ơ chỉ vì không muốn làm Cách mạng với những người mà anh ta coi là ít chữ, dốt nát, bần tiện, lắm giáo điều, không biết hưởng thụ,... Như vậy, ở Hoàng, độc giả chỉ thấy sự hợm hĩnh, ích kỉ. Thậm chí, anh ta còn một lòng tôn sùng tài thao lược của cụ Hồ mà bỏ qua sự đồng lòng, đoàn kết của toàn dân tộc trong kháng chiến. Tất cả đã vẽ nên bức chân dung một con người vô cùng phiến diện. 

Ở đây ta thấy được những người nông dân qua cái nhìn của nhân vật Hoàng thật là không đẹp chút nào. Thực chất đó chính là những mặt xấu của những người nông dân thế nhưng họ cũng có những phẩm chất tốt của họ. vậy mà ở đây nhân vật Hoàng với một gia đình khá giả ki bo, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình mà quên đi nhiệm vụ quốc gia. Đúng thế những người nông dân ấy có tính xấu như thế tuy họ chưa tốt chữ quốc ngữ thế nhưng họ vẫn cứ hiện lên thật đẹp khi mà họ vẫn tuyên truyền theo cách mạng. họ tuy dốt nát nhưng họ có ý thức dân tộc hơn chính gia đình và bản thân Hoàng.

Trái ngược lại với Hoàng là Độ. Tuy không được khắc họa quá nhiều về chân dung, tính cách nhưng độc giả vẫn cảm nhận anh là người hiền lành, điềm tĩnh, bao dung và có cái nhìn đa chiều, bao quát. Bản thân anh đã tự đi vào đời sống, cùng sát cánh bên những người nông dân “ít chữ” kia, phát hiện ra nét đẹp ẩn sâu trong vẻ ngoài thô sơ ấy. Ở Độ, ta thấy niềm tin vào quần chúng, tin vào sức mạnh tập thể. “Đôi mắt” của anh đầy sự bao dung và tình yêu thương, khác hẳn với sự miệt thị mà Hoàng thể hiện. Thái độ tích cực ấy đã bộc lộ thái độ đáng có của một người tri thức trong Cách mạng. Qua đây, Nam Cao muốn khuyến khích những người làm nghệ thuật phải biết đi sâu vào đời sống nhân dân, biết yêu thương và bao dung với con người. Hãy tìm kiếm cái đẹp, cái tốt trong những “viên ngọc thô” kia. Từ đó mài dũa họ, định hướng và dẫn dắt họ đi theo đúng con đường của Cách mạng. Đồng thời, văn sĩ - những “thư kí” của thời đại, cũng cần biết tránh xa thói ích kỉ, thái độ trịnh thượng, coi thường kẻ khác.

Qua đây ta thấy được tầm quan trọng của cách mạng đối với cuộc sống con người. Sống như những người nông dân, sống như nha văn Độ dẫu có nghèo nàn lạc hậu, dẫu có khó khăn gian khổ nhưng tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng luôn được đề cao còn sống như Hoàng thì thật đáng xấu hổ. vì anh ta chỉ biết nghĩ cho bản thân mình và nhìn vào những mặt xấu của người khác mà thôi. Anh Hoàng không bằng những người nông dân vì ít ra họ cục mịch như thế nhưng đã được giác ngộ cách mạng còn bản thân anh và gia đình thì lại chưa. Không tin tưởng vào cách mạng ta, đồng thời cũng không góp sức.

Bên cạnh thành công về mặt nội dung, truyện ngắn “Đôi mắt” còn mang theo nhiều nét nghệ thuật vô cùng đặc sắc. Ngòi bút Nam Cao vốn nổi tiếng sắc sảo, thâm trầm. Cách nhà văn miêu tả các nhân vật vô cùng đơn giản, không chút cầu kì nhưng mang lại hiệu quả vô cùng cao. Hoàng chủ yếu được khắc họa qua ngoại hình, lời nói, thái độ. Còn Độ ít thoại hơn, cũng chẳng được miêu tả ngoại hình. Anh chỉ hiện lên qua những dòng suy nghĩ nội tâm đầy sâu sắc. Nhưng vài nét đó cũng đủ để độc giả hiểu và nhận định về nhân vật. Bên cạnh đó, ngôn ngữ của nhà văn cũng rất chân thực, gần gũi, giúp người đọc dễ dàng tiếp cận tác phẩm hơn rất nhiều. 

Tựu chung lại, có thể khẳng định “Đôi mắt” là một trong những tác phẩm xuất sắc và giàu ý nghĩa bậc nhất trên văn đàn thời bấy giờ. Truyện vừa răn dạy con người về cách hành xử, thái độ phù hợp với cộng đồng; vừa tôn vinh vẻ đẹp, phẩm chất của những người dân nông thôn giản dị, chân chất. Qua đây, đem đến bài học đạo đức quý báu dành cho giới văn nghệ sĩ thời bấy giờ cũng như cả các thế hệ mai sau. 

Bài tham khảo Mẫu 3

Trong nhật kí Ở rừng, Nam Cao kể lại rằng ông đã dùng thời gian của mấy ngày nghỉ Tết "để viết một truyện ngắn cho đỡ nhớ", truyện Tiên sư thằng Tào Tháo. Và sau đó ông đặt lại tên truyện cho giản dị và đứng đắn là Đôi mắt. Có lẽ chính Nam Cao cũng không ngờ rằng cái truyện ngắn viết cho "đỡ nhớ" ấy lại là một trong những tác phẩm thành công của văn học cách mạng buổi đầu. Ông cũng không ngờ rằng truyện ngắn ấy lại trở thành một "tuyên ngôn nghệ thuật" của thế hệ ông, thế hệ những nhà văn tiền chiến đi theo cách mạng. Sở dĩ có được những thành công đó vì ở tác phẩm này ông đã đặt ra được một vấn đề quan trọng của sáng tạo nghệ thuật.

 

Đó là vấn đề "đôi mắt", hay nói khác đi đó là vấn đề tầm nhìn của người nghệ sĩ.

Khi đặt tên cho truyện ngắn là Đôi mắt, ngụ ý của Nam Cao là muốn đề cập đến tầm nhìn của người nghệ sĩ trước hiện thực. Nhà văn cho rằng có tầm nhìn đúng mới lý giải đúng đắn về hiện thực. Cùng một hiện thực mà tầm nhìn khác nhau sẽ có cách lý giải, quan niệm khác nhau. Tư tưởng này của ông trong truyện ngắn không phải là những lý thuyết khô khan mà được bộc lộ qua những hình tượng sinh động. Với hai nhân vật Hoàng và Độ, ông đã lý giải, cắt nghĩa hai tầm nhìn khác nhau.

Trước hết là tầm nhìn của Hoàng. Có nhiều ý kiến đã xem Hoàng như một nhân vật hoàn toàn tiêu cực. Nhất là khi mà chính Nam Cao tô đậm một vài nét thái quá như đã cấp cho Hoàng cái lý lịch quá đen tối, có khi thù địch với phong trào giải phóng quốc gia. Thật ra, Hoàng không phải là nhân vật hoàn toàn xấu. Tính cách của nhân vật này phức tạp hơn nhiều. Anh là nhà văn bỏ Thủ đô ra vùng tự do vì không muốn hợp tác với giặc Pháp. Anh không làm gì cho kháng chiến, nhưng cũng không hề chống đối kháng chiến. Nghĩa là anh vẫn chưa phải là một "kẻ phản động" như anh đã chua chát tự nhận. Hơn thế nữa, anh vẫn là người đặt niềm tin vào chủ tịch Hồ Chí Minh, dù là niềm tin mang màu sắc anh hùng cá nhân khá rõ. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để thấy Hoàng không phải hoàn toàn là người bỏ đi.

Vậy thì lý do gì khiến anh đứng bên lề cuộc kháng chiến của dân tộc? Vấn đề có lẽ là do tầm nhìn của Hoàng bị hạn chế.

Quả đúng như vậy, Hoàng chỉ nhìn thấy một phía của bức tranh hiện thực. Dưới con mắt anh, người dân quê vừa ngu dốt, vừa lỗ mãng, ích kỉ, tham lam, lại vừa ngố vừa nhặng xị. Con mắt sắc sảo của Hoàng đã moi ra bao nhiêu tật xấu của người dân quê: "Viết chữ quốc ngữ sai vần mà lại cứ hay nói chuyện chính trị rối rít cả lên". "Đàn bà chửa mà đến nỗi cho là có lựu đạn giắt trong quần!". "Họ đánh vần xong một cái giấy ít nhất phải mất mười lăm phút, thế mà động thấy ai đi qua là hỏi giấy". Có thể nói về phương diện này, cái nhìn của Hoàng thật sắc sảo. Anh không dừng lại ở nhũng nhận xét chung chung mà bao giờ cũng nêu ra những dẫn chứng rất sinh động. Chẳng hạn để diễn tả cái tò mò, thóc mách của người dân quê Nam Cao đã để cho Hoàng nói với Độ: "Này, anh mới đến chơi mà lúc nãy tôi đã thấy có người nấp nom rồi. Ngày mai thế nào chuyện anh đến chơi tôi cũng sẽ chạy khắp làng. Họ sẽ kể rất rạch ròi tên anh, tuổi anh, anh gầy béo thế nào, có bao nhiêu nốt ruồi ở mặt, có mấy lỗ rách ở ống quần bên trái".

Những điều Hoàng nhìn thấy không phải không có. Anh không hề nói sai sự thật như chính anh đã nhiều lần thế thốt: "Tôi có bịa một tí nào tôi chết". Không ai nghi ngờ những điều anh nó. Chính Độ cũng kể ra không ít những nhược điểm của người dân quê như Hoàng.

Vậy Hoàng không đúng ở chỗ nào?

Cái nhìn không đúng của Hoàng là anh đã quen nhìn đời và nhìn người từ một phía: "Anh trông thấy anh thanh niên đọc thuộc lòng bài "ba giai đoạn" nhưng anh không trông thấy bó tre anh thanh niên vui vẻ vác đi để ngăn quân thù. Mà ngay trong cái việc anh thanh niên đọc thuộc lòng bài báo như một con vẹt biết nói kia, anh cũng chỉ nhìn thấy cái ngố bể ngoài của nó, mà không nhìn thấy cái nguyên cớ thật đẹp đẽ bên trong". Hoàng chỉ nhìn thấy người dân quê nấp nom mà không thấy tinh thần cảnh giác để ý những người lạ mặt tới làng. Bất cứ hiện tượng nào, Hoàng cũng chỉ nhìn từ một phía. Từ phía đó anh chỉ nhìn thấy người dân quê "ngu độn, lô mãng, tham lam, bần tiện, ích kỉ và tàn nhẫn", nghĩa là chỉ nhìn thấy thói hư, tật xấu, mà không nhìn thấy bản chất tốt đẹp bên trong.

Với cách nhìn đó, Hoàng đã tỏ ra khinh bỉ, giễu cợt mỗi khi nhắc đến người dân quê. Nôi khinh bỉ của anh phì cả ra ngoài theo cái bĩu môi dài thườn thượt. Nhắc tới họ "mủi anh nhăn lại như ngửi phải mùi xác chết". Từ đó anh đóng cổng suốt ngày, không dám đi đâu. Anh thà tìm đến những ông tuần, ông đốc mà anh thừa biết là cặn bã của xã hội còn hơn là hợp tác với người dân quê (Anh nghĩ có buồn không? Trí thức thì thế đấy. Còn dân thì như anh đã biết). Đây cũng là lý do tại sao Hoàng lại say mê những trang Tam quốc đến thế. Anh không tìm thấy lẽ sống ngày hiện tại, đành tiếc nuối những ngày xa xưa. Trong câu văn "tiên sư anh Tào Tháo" có sự khâm phục mà có sự tiếc nuối. Hoàng lạc lõng với cuộc kháng chiến, xa lạ với kháng chiến là điều dễ hiểu.

Với một người bạn như vậy, Độ không khỏi băn khoăn: Sao Hoàng cứ ở mãi cái làng này, với đám cặn bã của giới thượng lưu này mà không lao mình vào cuộc sống lớn của nhân dân. Nhưng rồi chính Độ cũng nhận ra: nếu vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, chỉ càng thêm chua chát và chán nản mà thôi.

Ngược lại với Hoàng, Độ có đôi mắt khác, tầm nhìn khác. Không phải Độ không nhìn thấy người dân quê. Họ là những người "răng đen, mắt toét, gọi lựu đạn là "lựu đạn", hát Tiến quân ca như người buồn ngủ cầu kinh". Đã có lúc Độ gần như thất vọng vì thấy họ "phần đông dốt nát, nheo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương". Thậm chí có khi anh đã nghi ngờ cả cái gọi là "sức mạnh quần chúng".

Về phương diện này, cái nhìn của Độ rất gần với cái nhìn của Hoàng. Nam Cao miêu tả cái nhìn của Độ gần với Hoàng như để khẳng định rằng có một cái nhìn đúng là một quá trình; mặt khác cho thấy Hoàng không đến nỗi quá xa vời mà rất gần gũi.

Nhưng điều đáng nói là Độ không dừng lại ở cái nhìn này. Anh nhìn thấy đằng sau sự nhếch nhác kia là bao nhiêu điều tốt đẹp. Anh nhìn thấy người nông dân là răng đen, mắt toét nhưng khi ra trận thì xung phong can đảm lam. Anh tưởng thời Quang Trung, Lê Lợi đã chết hẳn rồi, nhưng đến thời Tổng khởi nghĩa mới ngã ngửa người. Té ra nông dân nước mình vẫn có thể làm cách mạng hăng hái lắm. Càng gần gũi họ, anh càng nhận ra người dân quê "có nhiều cái kì lạ lắm" và họ dù sao cũng là một cái bí mật đối với chúng ta.

Từ cách nhìn này, Độ có một thái độ khác. Hoàng khinh bỉ người dân quê bao nhiêu, xa lánh họ bao nhiêu thì Độ trân trọng họ, gần gũi họ bấy nhiêu. Anh từng theo họ đi đánh phủ, từng gặp họ ở mặt trận Nam Trung bộ. Anh mải mê đi sâu vào đời sống quần chúng nhân dân, gắn bó đời mình với họ. Anh sẵn sàng làm một anh tuyên truyền viên nhãi nhép để phục vụ sự nghiệp cách mạng to lớn của dân tộc.

Nam Cao viết truyện ngắn Đôi mắt vào năm 1948. Đó là thời điểm cách mạng tháng Tám thành công chưa được bao lâu, nhân dân ta đã phải đương đầu với thực dân Pháp. Lúc này hầu hết các nhà văn tiền chiến thuộc thế hệ Nam Cao đều dí theo cách mạng. Nhưng từ chân trời cũ, bước sang chân trời mới của cách mạng, họ không tránh khỏi những nhận thức lệch lạc về cách mạng, về quần chúng nhân dân. Cho nên vấn đề nhận đường được đặt ra bức thiết đối với người nghệ sĩ. Truyện ngắn Đôi mắt đã phần nào giải quyết vấn đề này. Vì thế, nhiều người đã xem đây như một tuyên ngôn nghệ thuật của lớp văn nghệ sĩ tiền chiến đi theo cách mạng.

Vấn đề tầm nhìn của người nghệ sĩ không chỉ quan trọng đối với thời kì nhà văn viết truyện ngắn này mà vẫn còn nguyên giá trị mãi về sau. Có khi nào tầm nhìn lại không quan trọng đối với người nghệ sĩ. Để có một tầm nhìn đúng, không chỉ có một thế giới quan đúng, mà còn cần có một nhân sinh quan lành mạnh. Tầm nhìn chỉ thực sự đúng đắn khi đó là tầm nhìn của một trái tim biết hòa nhịp đập với quần chúng nhân dân, với Tổ quốc.

Quảng cáo

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close