Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 trang 137, 138 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sốngBức tranh dưới đây cho em biết điều gì. Nêu tên 1 – 2 bài đọc mà em yêu thích ở mỗi chủ điểm. Đọc một bài em yêu thích và trả lời câu hỏi. Trò chơi: Ghép từ ngữ để tạo câu. Cách thực hiện: bạn thứ nhất nêu từ ngữ chỉ sự vật, bạn thứ hai nêu từ ngữ chỉ đặc điểm hoặc hoạt động phù hợp. Chọn dấu cấu thích hợp thay cho ô vuông. Tìm câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến trong truyện vui ở trên. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Bức tranh dưới đây cho em biết điều gì? Phương pháp giải: Em quan sát bức tranh và nói lên suy nghĩ của mình. Lời giải chi tiết: Bức tranh là những chủ điểm em đã được học. Câu 2 Nêu tên 1 – 2 bài đọc mà em yêu thích ở mỗi chủ điểm. Phương pháp giải: Em nhớ lại các bài đọc đã học và lựa chọn bài em yêu thích. Lời giải chi tiết: Em yêu thích một số bài đọc như: - Những sắc màu thiên nhiên: Bầu trời, Mưa - Bài học từ cuộc sống: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, Quả hồng của thỏ con - Đất nước ngàn năm: Đất nước là gì, Núi quê tôi - Trái đất của chúng mình: Ngọn lửa Ô - lim – pích, Rô - bốt ở quanh ta - Những trải nghiệm thú vị: Ngày gặp lại, Về thăm quê - Cổng trường rộng mở: Đi học vui sao, Con đường đến trường - Mái nhà yêu thương: Ngưỡng cửa, Món quà đặc biệt - Cộng đồng gắn bó: Những bậc đá chạm mây, Những chiếc áo ấm Câu 3 Đọc một bài em yêu thích và trả lời câu hỏi. a. Bài đọc đó thuộc chủ điểm nào? b. Bài đó viết về ai hoặc viết về sự vật gì? c. Chi tiết nào trong bài đọc khiến em thấy thú vị? Phương pháp giải: Em nhớ lại các bài đọc và lựa chọn một bài đọc mà em yêu thích rồi trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: a. Em rất thích bài Bầu trời ở chủ điểm Những sắc màu thiên nhiên. b. Bài đọc miêu tả cảnh sắc của bầu trời. Qua đó em học được rất nhiều kiến thức về bầu trời như màu sắc, cảnh vật ở trên trời. Em còn được học về tầm quan trọng của bầu trời đối với sự sống của chúng ta. c. Em rất thích chi tiết tả màu sắc bầu trời trong bài đọc. Câu 4 Trò chơi: Ghép từ ngữ để tạo câu. Cách thực hiện: bạn thứ nhất nêu từ ngữ chỉ sự vật, bạn thứ hai nêu từ ngữ chỉ đặc điểm hoặc hoạt động phù hợp. Phương pháp giải: Em dựa vào hướng dẫn và thức hiện trò chơi tại lớp. Lời giải chi tiết: a. Ghép từ ngữ chỉ sự vật với từ ngữ chỉ đặc điểm thích hợp: con suối – róc rách, rừng cây – rậm rạp, ngọn núi – cheo leo, mặt hồ - êm ả, đồng lúa – vàng óng,... b. Ghép từ ngữ chỉ người hoặc con vật với từ ngữ chỉ hoạt động thích hợp: cô giáo – dạy học, họa sĩ – vẽ tranh, học sinh – đến trường, chú hề - biểu diễn,... Câu 5 Chọn dấu cấu thích hợp thay cho ô vuông. Tưởng tượng Anh: - Sao em không uống thuốc đúng giờ thế_ Em: - Thuốc đó đắng lắm_ Anh: - Hãy tưởng tượng thuốc rất ngọt_ Em sẽ uống dễ dàng_ Em: - Hay là anh cứ tưởng tượng em đã uống thuốc rồi, được không ạ_ (Theo Truyện cười thông minh dí dỏm) Phương pháp giải: Em đọc và chọn dấu câu phù hợp. Lời giải chi tiết: Anh: - Sao em không uống thuốc đúng giờ thế? Em: - Thuốc đó đắng lắm! Anh: - Hãy tưởng tượng thuốc rất ngọt! Em sẽ uống dễ dàng. Em: - Hay là anh cứ tưởng tượng em đã uống thuốc rồi, được không ạ? Câu 6 Tìm câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến trong truyện vui ở trên. Phương pháp giải: Em đọc câu chuyện để tìm câu trả lời phù hợp. Lời giải chi tiết: Câu kể: Em sẽ uống dễ dàng. Câu hỏi: Sao em không uống thuốc đúng giờ thế? Hay là anh cứ tưởng tượng em đã uống thuốc rồi, được không ạ? Câu cảm: Thuốc đó đắng lắm! Câu khiến: Hãy tưởng tượng thuốc rất ngọt!
Quảng cáo
|