Bài 2: Mở rộng vốn từ về các hiện tượng tự nhiên trang 12, 13, 14 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp. Ghép thẻ chữ để gọi tên các loại mưa và gió. Xếp các câu dưới đây vào kiểu câu thích hợp. Quan sát tranh, nói nội dung từng tranh. Dựa vào sơ đồ dưới đây, nói về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia. Tìm đọc bài văn, bài thơ,… viết về hiện tượng tự nhiên (nắng, mưa, gió,…)

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các từ ngữ và dựa vào mẫu để xếp chúng vào nhóm phù hợp.

Lời giải chi tiết:

- Từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên: mưa, gió, nắng, bão, lũ, hạn hán

- Từ ngữ chỉ đặc điểm: nóng, xối xả, mát rượi, lạnh, nứt nẻ, chói chang

Câu 2

Ghép thẻ chữ để gọi tên các loại mưa và gió.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các từ ngữ ở 2 cột và nối cho phù hợp để tạo thành các loại mưa gió.

Lời giải chi tiết:

Câu 3

Xếp các câu dưới đây vào kiểu câu thích hợp.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu và phân biệt câu cảm, câu khiến.

- Câu cảm: câu dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

- Câu khiến: câu dùng để đưa ra yêu cầu, đề nghị.

Lời giải chi tiết:

Câu cảm:

- Trời ơi! Nóng quá!

- Gió thổi mát quá!

Câu khiến:

- Sắp mưa rồi, con cất quần áo đi!

- Hãy đội mũ khi ra ngoài trời nắng!

Câu 4

Quan sát tranh, nói nội dung từng tranh.

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ các bức tranh và cho biết mỗi bức tranh vẽ gì?

Lời giải chi tiết:

Tranh 1: Thầy giáo đưa các bạn nhỏ đến công viên để quan sát và vẽ những cảnh mình thích.

Tranh 2: Các bạn nhỏ say sưa vẽ những cảnh đẹp mà mình quan sát được.

Tranh 3: Các bạn đang vẽ thì trời đổ mưa, các bạn nhỏ vội vàng thu dọn đồ đạc và chạy đi tìm chỗ trú

Tranh 4: Trời mưa làm tranh của các bạn nhỏ bị ướt, những hạt mưa lấm tấm trên các bức tranh giống như được vẽ lên. Vậy là bạn nhỏ nào cũng có một bức tranh vẽ cảnh vật trong mưa.

Câu 5

Dựa vào sơ đồ dưới đây, nói về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia.

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý trong sơ đồ để kể lại một hoạt động ngoài trời mà mình đã tham gia hoặc đã được chứng kiến.

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo 1:

Nhân dịp kỉ niệm ngày sinh của Bác Hồ, trường tổ chức cho chúng em đi thăm lăng Bác. Sáng hôm ấy, ai cũng có mặt ở trường từ rất sớm. Sau khi điểm danh xong thì tất cả cùng lên xe và di chuyển đến lăng Bác. Đến nơi, mỗi lớp được xếp thành 2 hàng ngay ngắn ở khu vực trước cửa lăng. Sau đó, lần lượt từng lớp được vào để viếng Bác và tham quan lăng. Chúng em được nghe cô hướng dẫn viên giới thiệu rất kĩ về lăng Bác và về Bác Hồ. Chuyến thăm lăng Bác của trường em kết thúc vào buổi trưa. Ai cũng đều rất thích thú và hào hứng khi được đến thăm lăng Bác. Nhờ có chuyến đi này mà em đã biết thêm nhiều điều về Bác Hồ.

Bài tham khảo 2:

Em rất thích hoạt động thể dục giữa giờ của trường em. Cứ vào giờ ra chơi sáng thứ Tư hàng tuần, tất cả học sinh trường em lại tập trung ở sân trường để cùng nhau thực hiện bài tập thể dục giữa giờ. Khi nghe hiệu lệnh trống tập trung, học sinh các lớp kéo nhau ra sân và xếp hàng ngay ngắn. Sau khi ổn định hàng ngũ, cô tổng phụ trách sẽ mở một đoạn nhạc và chúng em bắt đầu tập theo. Bạn nào cũng rất tập trung nghe tiếng nhạc để tập cho đúng và đều. Kết thúc bài tập, cả trường cùng hô khẩu hiệu rồi giải tán. Mọi người lại tiếp tục với giờ ra chơi của mình.

Vận dụng

Tìm đọc bài văn, bài thơ,… viết về hiện tượng tự nhiên (nắng, mưa, gió,…)

Ví dụ:

Phương pháp giải:

Em tìm đọc trên sách báo, trên mạng hoặc hỏi người thân trong gia đình.

Lời giải chi tiết:

Nắng

Nắng vừa đậu trên lá

Gió rung nắng rơi ngay

Em chạy vội ra nhặt

Nắng không vào bàn tay

 

Hoa cúc vàng nắng đậu
Hoa cúc càng vàng tươi
Nắng mà có hoa cúc

Nắng cũng thơm nắng ơi!

(Lê Hồng Thiện)

 

Gió

Gió lúc nào cũng chạy

Suốt ngày vội thế à

Lúc nào cũng huýt sáo

Lúc nào cũng hát ca …

 

Gió thích chơi chong chóng

Cùng bé chơi thả diều

Lại giật tung nón bé

Gió bông đùa chọc trêu

(Đặng Hấn)

Quảng cáo
close