Bài 20: Tiếng nước mình trang 92, 93 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sốngNgoài tiếng Việt, em còn biết thêm thứ tiếng nào khác. Nói 1, 2 câu về thứ tiếng đó. Bài thơ nhắc đến những dấu thanh nào trong tiếng Việt. Ở khổ 1 và khổ 2, dấu sắc và dấu nặng được nhắc đến qua những tiếng nào. Tìm những hình ảnh so sánh được gợi ra từ các tiếng đó. Trong bài thơ, dấu ngã, dấu huyền, dấu hỏi gắn với tiếng nào. Mỗi tiếng đó gợi nhớ đến điều gì. Hai câu thơ cuối cùng nhắc đến tiếng nào. Tiếng đó có gì khác với những tiếng được nhắc tới trong bài thơ. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Khởi động
Ngoài tiếng Việt, em còn biết thêm thứ tiếng nào khác? Nói 1 – 2 câu về thứ tiếng đó. Phương pháp giải: Em dựa vào hiểu biết và liên hệ bản thân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Ngoài tiếng Việt, em còn được học tiếng Anh ở trường. Em có thể giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh: Hello everyone, my name is Ly. I’am 8 years old,... Bài đọc
TIẾNG NƯỚC MÌNH Tiếng bố là dấu sắc Có phải không bố ơi? Cao như mây đỉnh núi Bát ngát như trùng khơi.
Tiếng mẹ là dấu nặng Bập bẹ thuở đầu đời Ngọt ngào như dòng sữa Nuôi con lớn thành người.
Tiếng võng là dấu ngã Kẽo kẹt suốt mùa hè Bà ru cháu khôn lớn Trong êm đềm tiếng ve.
Tiếng làng là dấu huyền Có sân đình bến nước Có cánh diều tuổi thơ Nâng cả trời mơ ước.
Tiếng cỏ là dấu hỏi Tuổi thơ chơi chọi gà Nếu tiếng không có dấu Là tiếng em reo ca. (Trúc Lâm) Từ ngữ: - Bập bẹ: nói chưa rõ do mới tập nói. - Kẽo kẹt: từ mô phỏng tiếng kêu của võng khi đung đưa. - Sân đình: nơi sinh hoạt cộng đồng của làng xã trong khuôn viên đình làng. - Chọi (cỏ) gà: trò chơi dân gian của trẻ nhỏ (dùng cỏ gà của mình quất mạnh vào cỏ gà của bạn), mang đậm nét đẹp đồng quê. Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
Câu 1
Bài thơ nhắc đến những dấu thanh nào trong tiếng Việt? Phương pháp giải: Em đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Bài thơ nhắc đến những dấu thanh: huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng trong tiếng Việt. Câu 2
Ở khổ 1 và khổ 2, dấu sắc và dấu nặng được nhắc đến qua những tiếng nào? Tìm những hình ảnh so sánh được gợi ra từ các tiếng đó. Phương pháp giải: Em đọc kĩ khổ thơ 1 và khổ thơ 2 để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Dấu sắc và dấu nặng được nhắc đến qua tiếng bố, mẹ. - Bố: cao như mây đỉnh núi / bát ngát như trùng khơi. - Mẹ: ngọt ngào như dòng sữa / nuôi con lớn thành người. Câu 3
Trong bài thơ, dấu ngã, dấu huyền, dấu hỏi gắn với tiếng nào? Mỗi tiếng đó gợi nhớ đến điều gì? Phương pháp giải: Em đọc khổ thơ 3, 4, 5 để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Trong bài thơ, dấu ngã, dấu huyền, dấu hỏi gắn với tiếng võng, làng, cỏ. Mỗi tiếng đó gợi nhớ đến điều là: - võng: kẽo kẹt, bà ru cháu ngủ. - làng: sân đình, bến nước, cánh diều tuổi thơ. - cỏ: tuổi thơ chơi chọi gà. Câu 4
Hai câu thơ cuối cùng nhắc đến tiếng nào? Tiếng đó có gì khác với những tiếng được nhắc tới trong bài thơ? * Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu hoặc cả bài thơ. Phương pháp giải: Em đọc hai câu thơ cuối bài để hoàn thành bài tập. Lời giải chi tiết: Hai câu thơ cuối cùng nhắc đến tiếng em. Tiếng đó khác với những tiếng khác trong bài thơ ở chỗ: không có dấu. Nội dung
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
Quảng cáo
|