Trắc nghiệm Bài 60. Định luật bảo toàn năng lượng - Vật Lí 9

Đề bài

Câu 1 :

Trong các hiện tượng tự nhiên, thường có sự biến đổi giữa:

  • A

    Điện năng và thế năng

  • B

    Thế năng và động năng

  • C

    Quang năng và động năng

  • D

    Hóa năng và điện năng

Câu 2 :

Trong quá trình biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại trong các hiện tượng tự nhiên. Cơ năng luôn luôn giảm, phần cơ năng hao hụt đi đã chuyển hóa thành:

  • A

    Nhiệt năng

  • B

    Hóa năng

  • C

    Quang năng

  • D

    Năng lượng hạt nhân

Câu 3 :

Trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành:

  • A

    Điện năng

  • B

    Hóa năng

  • C

    Quang năng

  • D

    Cơ năng

Câu 4 :

Chọn phát biểu đúng.

  • A

    Trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng

  • B

    Trong các máy phát điện, phần lớn cơ năng chuyển hóa thành hóa năng

  • C

    Phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng lớn hơn phần năng lượng ban đầu cung cấp cho máy.

  • D

    Phần năng lượng hao hụt đi biến đổi thành dạng năng lượng khác.

Câu 5 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng.

  • A

    Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác

  • B

    Năng lượng không tự sinh ra và tự mất đi mà có thể truyền từ vật này sang vật khác

  • C

    Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác

  • D

    Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác

Câu 6 :

Trong máy phát điện, điện năng thu được bao giờ cũng có giá trị nhỏ hơn cơ năng cung cấp cho máy. Vì sao?

  • A

    Vì một đơn vị điện năng lớn hơn một đơn vị cơ năng

  • B

    Vì một phần cơ năng đã biến thành dạng năng lượng khác ngoài điện năng

  • C

    Vì một phần cơ năng đã tự biến mất

  • D

    Vì chất lượng điện năng cao hơn chất lượng cơ năng

Câu 7 :

Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, điều gì luôn xảy ra với cơ năng?

  • A

    Luôn được bảo toàn

  • B

    Luôn tăng thêm

  • C

    Luôn bị hao hụt

  • D

    Khi thì tăng, khi thì giảm

Câu 8 :

Hiệu suất pin mặt trời là \(10\% \). Điều này có nghĩa: Nếu pin nhận được :

  • A

    điện năng là \(100J\) thì sẽ tạo ra quang năng là \(10J\)

  • B

    năng lượng mặt trời là \(100J\) thì sẽ tạo ra điện năng là \(10J\)

  • C

    điện năng là \(10J\) thì sẽ tạo ra quang năng là \(100J\)

  • D

    năng lượng mặt trời là \(10J\) thì sẽ tạo ra điện năng là \(100J\)

Câu 9 :

Nói hiệu suất động cơ điện là \(97\% \). Điều này có nghĩa là \(97\% \) điện năng đã sử dụng được chuyển hóa thành:

  • A

    cơ năng

  • B

    nhiệt năng

  • C

    cơ năng và nhiệt năng

  • D

    cơ năng và năng lượng khác.

Câu 10 :

Hiện tượng nào dưới đây không tuân theo định luật bảo toàn năng lượng?

  • A

    Bếp nguội đi khi tắt lửa

  • B

    Xe dừng lại khi tắt máy

  • C

    Bàn là nguội đi khi tắt điện

  • D

    Không có hiện tượng nào

Câu 11 :

Ngâm một dây điện trở vào một bình cách nhiệt đựng 2 lít nước. Cho dòng điện chạy qua dây này trong một thời gian, nhiệt độ nước trong bình tăng từ 200C lên 800C. Tính phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4 200J/kg.K

  • A
    504000 J
  • B
    840000J
  • C
    50400J
  • D
    84000J

     

Câu 12 :

Trong các máy móc làm biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, năng lượng hữu ích thu được cuối cùng luôn ít hơn năng lượng ban đầu cung cấp cho máy. Điều đó có trái với định luật bảo toàn năng lượng không? Tại sao?

  • A
    Có. Vì năng lượng hữu ích thu được cuối cùng ít hơn năng lượng ban đầu.
  • B
    Có. Vì năng lượng ban đầu chuyển một phần thành năng lượng hữu ích và một phần chuyển thành các dạng năng lượng khác (nhiệt năng) nhưng năng lượng toàn phần luôn luôn được bảo toàn.
  • C
    Không. Vì năng lượng ban đầu chuyển một phần thành năng lượng hữu ích và một phần chuyển thành các dạng năng lượng khác (nhiệt năng) nhưng năng lượng toàn phần luôn luôn được bảo toàn.
  • D
    Không. Vì năng lượng hữu ích thu được cuối cùng ít hơn năng lượng ban đầu.
Câu 13 :

Trong chu trình biến đổi của nước biển (từ nước thành hơi, thành mưa trên nguồn, thành nước chảy trên suối, sông về biển) có kèm theo sự biến đổi của năng lương từ dạng nào sang dạng nào?

  • A
     Quang năng → Nhiệt năng → Thế năng → Động năng
  • B
     Quang năng → Hoá năng → Thế năng → Động năng
  • C
     Thế năng → Nhiệt năng → Thế năng → Động năng
  • D
     Thế năng → Điện năng → Thế năng → Động năng
Câu 14 :

Một ô tô đang chạy thì tắt máy đột ngột, xe chạy thêm một đoạn nữa rồi dừng hẳn. Định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này có đúng không?

  • A
     Đúng, vì thế năng của xe luôn không đổi
  • B
     Đúng, vì động năng của xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát
  • C
     Không đúng, vì động năng của xe giảm dần
  • D
     Không đúng vì khi tắt máy động năng của xe đã dần chuyển hóa thành thế năng
Câu 15 :

Hãy chỉ ra sự biến đổi năng lượng khi nước đổ từ thác xuống.

  • A

    Động năng biến đổi thành nhiệt năng

  • B

    Thế năng biến đổi thành động năng

  • C

    Nhiệt năng biến đổi thành năng lượng âm

  • D

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 16 :

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

Khi quả bóng được giữ yên ở trên cao, nó đang có ______

Khi quả bóng được thả rơi, ______ của nó được chuyển hóa thành ______.

  • A

    thế năng, động năng, thế năng

  • B

    thế năng, thế năng, động năng

  • C

    động năng, thế năng, nhiệt năng

  • D

    động năng, động năng, thế năng

Câu 17 :

Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa:

  • A

    cơ năng thành điện năng

  • B

    điện năng thành hóa năng

  • C

    nhiệt năng thành điện năng

  • D

    điện năng thành cơ năng

Câu 18 :

Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì:

  • A

    quả bóng bị Trái Đất hút

  • B

    quả bóng đã bị biến dạng

  • C

    thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng

  • D

    một phần cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng

Câu 19 :

Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng?

  • A

    Máy quạt

  • B

    Bàn là điện

  • C

    Máy khoan

  • D

    Máy bơm nước

Câu 20 :

Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng

  • A

    luôn được bảo toàn

  • B

    luôn tăng thêm

  • C

    luôn bị hao hụt

  • D

    tăng giảm liên tục

Câu 21 :

Khi phơi thóc, hạt thóc nhận năng lượng từ đâu để có thể khô được?

  • A

    Sân phơi

  • B

    Mặt trời

  • C

    Mặt đất

  • D

    Cả A và C đều đúng

Câu 22 :

Khi đèn đường được thắp sáng, dạng năng lượng nào đã chuyển thành quang năng?

  • A

    Nhiệt năng

  • B

    Quang năng

  • C

    Điện năng

  • D

    Cơ năng

Câu 23 :

Quan sát hình vẽ và cho biết khi bóng đèn sợi đốt đang sáng, dạng năng lượng nào là có ích, dạng năng lượng nào là hao phí?

  • A

    Điện năng là có ích và nhiệt năng là hao phí.

  • B

    Quang năng là có ích và nhiệt năng là hao phí.

  • C

    Nhiệt năng là có ích và quang năng là hao phí.

  • D

    Quang năng là có ích và điện năng là hao phí.

Câu 24 :

Hình vẽ dưới đây mô tả chuyển động của viên bi trên máng cong. Chọn đáp án sai?

  • A

    Khi viên bi chuyển động từ vị trí A sang vị trí B thì vận tốc tăng dần

  • B

    Động năng của viên bi có giá trị lớn nhất tại vị trí B

  • C

    Động năng của viên bi có giá trị lớn nhất tại vị trí C

  • D

    Khi viên bi chuyển động từ vị trí B sang vị trí C thì động năng giảm dần.

Câu 25 :

Hình vẽ dưới đây mô tả chuyển động của viên bi trên máng cong. Chọn đáp án đúng?

  • A

    Khi viên bi chuyển động từ A đến B thì thế năng tăng dần, động năng giảm dần

  • B

    Khi viên bi chuyển động từ B đến C thì thế năng tăng dần, động năng giảm dần

  • C

    Khi viên bi chuyển động từ B đến C thì động năng tăng dần, thế năng giảm dần

  • D

    Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 26 :

Phát biểu nào sau đây đúng? Khi quạt điện hoạt động,

  • A

    phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành nhiệt năng

  • B

    phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành thế năng

  • C

    phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng lớn hơn phần năng lượng ban đầu cung cấp cho quạt.

  • D

    phần năng lượng hao hụt đi biến đổi thành dạng năng lượng khác.

Câu 27 :

Một vật được thả rơi từ trên cao xuống. Trong quá trình rơi của vật:

  • A

    Thế năng của nó tăng lên

  • B

    Thế năng của nó giảm đi

  • C

    Động năng của nó giảm đi

  • D

    Cả A và C đều đúng.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong các hiện tượng tự nhiên, thường có sự biến đổi giữa:

  • A

    Điện năng và thế năng

  • B

    Thế năng và động năng

  • C

    Quang năng và động năng

  • D

    Hóa năng và điện năng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong các hiện tượng tự nhiên, thường có sự biến đổi giữa thế năng và động năng

Câu 2 :

Trong quá trình biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại trong các hiện tượng tự nhiên. Cơ năng luôn luôn giảm, phần cơ năng hao hụt đi đã chuyển hóa thành:

  • A

    Nhiệt năng

  • B

    Hóa năng

  • C

    Quang năng

  • D

    Năng lượng hạt nhân

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong các hiện tượng tự nhiên, thường có sự biến đổi giữa thế năng và động năng.

Cơ năng luôn luôn giảm. Phần cơ năng hao hụt đi đã chuyển hóa thành nhiệt năng.

Câu 3 :

Trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành:

  • A

    Điện năng

  • B

    Hóa năng

  • C

    Quang năng

  • D

    Cơ năng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành cơ năng

Câu 4 :

Chọn phát biểu đúng.

  • A

    Trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng

  • B

    Trong các máy phát điện, phần lớn cơ năng chuyển hóa thành hóa năng

  • C

    Phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng lớn hơn phần năng lượng ban đầu cung cấp cho máy.

  • D

    Phần năng lượng hao hụt đi biến đổi thành dạng năng lượng khác.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A - sai vì: Trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành cơ năng

B - sai vì: Trong các máy phát điện, phần lớn cơ năng chuyển hóa thành điện năng

C - sai vì: Phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng nhỏ hơn phần năng lượng ban đầu cung cấp cho máy

D - đúng

Câu 5 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng.

  • A

    Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác

  • B

    Năng lượng không tự sinh ra và tự mất đi mà có thể truyền từ vật này sang vật khác

  • C

    Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác

  • D

    Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Định luật bảo toàn năng lượng:

Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác

Câu 6 :

Trong máy phát điện, điện năng thu được bao giờ cũng có giá trị nhỏ hơn cơ năng cung cấp cho máy. Vì sao?

  • A

    Vì một đơn vị điện năng lớn hơn một đơn vị cơ năng

  • B

    Vì một phần cơ năng đã biến thành dạng năng lượng khác ngoài điện năng

  • C

    Vì một phần cơ năng đã tự biến mất

  • D

    Vì chất lượng điện năng cao hơn chất lượng cơ năng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong máy phát điện, điện năng thu được bao giờ cũng có giá trị nhỏ hơn cơ năng cung cấp cho máy, vì một phần cơ năng đã biến thành dạng năng lượng khác ngoài điện năng

Câu 7 :

Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, điều gì luôn xảy ra với cơ năng?

  • A

    Luôn được bảo toàn

  • B

    Luôn tăng thêm

  • C

    Luôn bị hao hụt

  • D

    Khi thì tăng, khi thì giảm

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng luôn bị hao hụt. Chỉ khi bỏ qua sự mất mát năng lượng thành các dạng năng lượng khác thì cơ năng mới được bảo toàn.

Câu 8 :

Hiệu suất pin mặt trời là \(10\% \). Điều này có nghĩa: Nếu pin nhận được :

  • A

    điện năng là \(100J\) thì sẽ tạo ra quang năng là \(10J\)

  • B

    năng lượng mặt trời là \(100J\) thì sẽ tạo ra điện năng là \(10J\)

  • C

    điện năng là \(10J\) thì sẽ tạo ra quang năng là \(100J\)

  • D

    năng lượng mặt trời là \(10J\) thì sẽ tạo ra điện năng là \(100J\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Xác định năng lượng biến đổi trong pin mặt trời

+ Vận dụng định nghĩa hiệu suất

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Pin mặt trời hoạt động dưới sự biến đổi từ năng lượng mặt trời sang điện năng

+ Hiệu suất pin mặt trời là \(10\% \), nghĩa là Nếu pin nhận được năng lượng mặt trời là \(100J\) thì sẽ tạo ra điện năng là \(10J\)

Câu 9 :

Nói hiệu suất động cơ điện là \(97\% \). Điều này có nghĩa là \(97\% \) điện năng đã sử dụng được chuyển hóa thành:

  • A

    cơ năng

  • B

    nhiệt năng

  • C

    cơ năng và nhiệt năng

  • D

    cơ năng và năng lượng khác.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có, trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành cơ năng

Nói hiệu suất động cơ điện là \(97\% \). Điều này có nghĩa là \(97\% \) điện năng đã sử dụng được chuyển hóa thành cơ năng

Câu 10 :

Hiện tượng nào dưới đây không tuân theo định luật bảo toàn năng lượng?

  • A

    Bếp nguội đi khi tắt lửa

  • B

    Xe dừng lại khi tắt máy

  • C

    Bàn là nguội đi khi tắt điện

  • D

    Không có hiện tượng nào

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ta có:

Định luật bảo toàn năng lượng:

Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác

Trong tất cả các hiện tượng trên, đều có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác và khi bỏ qua sự mất mát năng lượng thành các dạng năng lượng khác thì cơ năng được bảo toàn

=> Không có hiện tượng nào không tuân theo định luật bảo toàn năng lượng

Câu 11 :

Ngâm một dây điện trở vào một bình cách nhiệt đựng 2 lít nước. Cho dòng điện chạy qua dây này trong một thời gian, nhiệt độ nước trong bình tăng từ 200C lên 800C. Tính phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4 200J/kg.K

  • A
    504000 J
  • B
    840000J
  • C
    50400J
  • D
    84000J

     

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức tính nhiệt năng: Q = mc.(t2 – t1)

Lời giải chi tiết :

Nhiệt lượng mà nước nhận được làm cho nó nóng lên được tính theo công thức:

\(Q = cm\left( {{t_2}-{t_1}} \right) = 4200.2.\left( {80-20} \right) = 504000J\)

Nhiệt lượng này do dòng điện tạo ra và truyền cho nước, vậy có thể nói rằng, dòng điện có năng lượng, gọi là điện năng. Chính điện năng này đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm nước nóng lên.

Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng cho các hiện tượng nhiệt và điện, ta có thể nói phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước là 504000J.

Câu 12 :

Trong các máy móc làm biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, năng lượng hữu ích thu được cuối cùng luôn ít hơn năng lượng ban đầu cung cấp cho máy. Điều đó có trái với định luật bảo toàn năng lượng không? Tại sao?

  • A
    Có. Vì năng lượng hữu ích thu được cuối cùng ít hơn năng lượng ban đầu.
  • B
    Có. Vì năng lượng ban đầu chuyển một phần thành năng lượng hữu ích và một phần chuyển thành các dạng năng lượng khác (nhiệt năng) nhưng năng lượng toàn phần luôn luôn được bảo toàn.
  • C
    Không. Vì năng lượng ban đầu chuyển một phần thành năng lượng hữu ích và một phần chuyển thành các dạng năng lượng khác (nhiệt năng) nhưng năng lượng toàn phần luôn luôn được bảo toàn.
  • D
    Không. Vì năng lượng hữu ích thu được cuối cùng ít hơn năng lượng ban đầu.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

Lời giải chi tiết :

Không trái với định luật bảo toàn năng lượng. Vì khi năng lượng ban đầu sẽ chuyển một phần thành năng lượng hữu ích còn một phần chúng sẽ chuyển sang các dạng năng lượng khác, nhưng năng lượng toàn phần luôn được bảo toàn.

Câu 13 :

Trong chu trình biến đổi của nước biển (từ nước thành hơi, thành mưa trên nguồn, thành nước chảy trên suối, sông về biển) có kèm theo sự biến đổi của năng lương từ dạng nào sang dạng nào?

  • A
     Quang năng → Nhiệt năng → Thế năng → Động năng
  • B
     Quang năng → Hoá năng → Thế năng → Động năng
  • C
     Thế năng → Nhiệt năng → Thế năng → Động năng
  • D
     Thế năng → Điện năng → Thế năng → Động năng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Ta nhận biết được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công (cơ năng) hay làm nóng các vật khác (nhiệt năng).

- Ta nhận biết được hoá năng, điện năng, quang năng khi chúng chuyển hoá thành cơ năng hay nhiệt năng.

- Nói chung, mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

Lời giải chi tiết :

Quang năng của ánh sáng Mặt Trời biến đổi thành nhiệt năng làm nước nóng bốc hơi thành mây bay lên cao có thế năng; giọt mưa từ đám mây rơi xuống thì thế năng chuyển thành động năng; nước từ trên núi cao chảy xuống suối, sông ra biển thì thế năng của nước biển chuyển thành động năng.

→ Quang năng → Nhiệt năng → Thế năng → Động năng

Câu 14 :

Một ô tô đang chạy thì tắt máy đột ngột, xe chạy thêm một đoạn nữa rồi dừng hẳn. Định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này có đúng không?

  • A
     Đúng, vì thế năng của xe luôn không đổi
  • B
     Đúng, vì động năng của xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát
  • C
     Không đúng, vì động năng của xe giảm dần
  • D
     Không đúng vì khi tắt máy động năng của xe đã dần chuyển hóa thành thế năng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, hoặc truyền từ vật này sang vật khác

Lời giải chi tiết :

Một ô tô đang chạy thì tắt máy đột ngột, xe chạy thêm một đoạn nữa rồi dừng hẳn. Định luật bảo toàn trong trường hợp này đúng , vì động năng của xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.

Câu 15 :

Hãy chỉ ra sự biến đổi năng lượng khi nước đổ từ thác xuống.

  • A

    Động năng biến đổi thành nhiệt năng

  • B

    Thế năng biến đổi thành động năng

  • C

    Nhiệt năng biến đổi thành năng lượng âm

  • D

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng định luật bảo toàn năng lượng.

Lời giải chi tiết :

Nước từ trên thác đổ xuống => Năng lượng tồn tại dưới dạng thế năng.

Khi nước đổ xuống => nước chuyển động => Năng lượng tồn tại dưới dạng động năng.

Suy ra: thế năng biến đổi thành động năng.

Câu 16 :

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

Khi quả bóng được giữ yên ở trên cao, nó đang có ______

Khi quả bóng được thả rơi, ______ của nó được chuyển hóa thành ______.

  • A

    thế năng, động năng, thế năng

  • B

    thế năng, thế năng, động năng

  • C

    động năng, thế năng, nhiệt năng

  • D

    động năng, động năng, thế năng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi quả bóng được giữ yên ở trên cao, nó đang có thế năng.

Khi quả bóng được thả rơi, thế năng của nó được chuyển hóa thành động năng.

Câu 17 :

Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa:

  • A

    cơ năng thành điện năng

  • B

    điện năng thành hóa năng

  • C

    nhiệt năng thành điện năng

  • D

    điện năng thành cơ năng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa điện năng thành cơ năng.

Câu 18 :

Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì:

  • A

    quả bóng bị Trái Đất hút

  • B

    quả bóng đã bị biến dạng

  • C

    thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng

  • D

    một phần cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì một phần cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng.

Câu 19 :

Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng?

  • A

    Máy quạt

  • B

    Bàn là điện

  • C

    Máy khoan

  • D

    Máy bơm nước

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thiết bị chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng là bàn là điện.

Câu 20 :

Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng

  • A

    luôn được bảo toàn

  • B

    luôn tăng thêm

  • C

    luôn bị hao hụt

  • D

    tăng giảm liên tục

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng luôn bị hao hụt do có sự xuất hiện của năng lượng hao phí.

Câu 21 :

Khi phơi thóc, hạt thóc nhận năng lượng từ đâu để có thể khô được?

  • A

    Sân phơi

  • B

    Mặt trời

  • C

    Mặt đất

  • D

    Cả A và C đều đúng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi phơi thóc, hạt thóc nhận năng lượng từ mặt trời để có thể khô được.

Câu 22 :

Khi đèn đường được thắp sáng, dạng năng lượng nào đã chuyển thành quang năng?

  • A

    Nhiệt năng

  • B

    Quang năng

  • C

    Điện năng

  • D

    Cơ năng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi đèn đường được thắp sáng, dạng năng lượng điện năng đã chuyển thành quang năng.

Câu 23 :

Quan sát hình vẽ và cho biết khi bóng đèn sợi đốt đang sáng, dạng năng lượng nào là có ích, dạng năng lượng nào là hao phí?

  • A

    Điện năng là có ích và nhiệt năng là hao phí.

  • B

    Quang năng là có ích và nhiệt năng là hao phí.

  • C

    Nhiệt năng là có ích và quang năng là hao phí.

  • D

    Quang năng là có ích và điện năng là hao phí.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi bóng đèn sợi đốt sáng, điện năng đã chuyển hóa thành quang năng và nhiệt năng.

Quang năng là có ích và nhiệt năng là hao phí.

Câu 24 :

Hình vẽ dưới đây mô tả chuyển động của viên bi trên máng cong. Chọn đáp án sai?

  • A

    Khi viên bi chuyển động từ vị trí A sang vị trí B thì vận tốc tăng dần

  • B

    Động năng của viên bi có giá trị lớn nhất tại vị trí B

  • C

    Động năng của viên bi có giá trị lớn nhất tại vị trí C

  • D

    Khi viên bi chuyển động từ vị trí B sang vị trí C thì động năng giảm dần.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Khi viên bi chuyển động từ vị trí A sang vị trí B thì vận tốc tăng dần và đạt giá trị lớn nhất tại B, cũng là vị trí động năng của nó lớn nhất.

- Khi viên bi chuyển từ vị trí B sang vị trí C, tức là độ cao của nó tăng dần nên thế năng của viên bi cũng tăng dần, nhưng đồng thời vận tốc giảm dần nên động năng của nó ở vị trí C giảm dần.

Câu 25 :

Hình vẽ dưới đây mô tả chuyển động của viên bi trên máng cong. Chọn đáp án đúng?

  • A

    Khi viên bi chuyển động từ A đến B thì thế năng tăng dần, động năng giảm dần

  • B

    Khi viên bi chuyển động từ B đến C thì thế năng tăng dần, động năng giảm dần

  • C

    Khi viên bi chuyển động từ B đến C thì động năng tăng dần, thế năng giảm dần

  • D

    Cả ba đáp án trên đều đúng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Khi viên bi chuyển động từ A đến B thì:

+ Độ cao giảm dần => thế năng giảm dần

+ Vận tốc tăng dần => động năng tăng dần.

Vậy khi viên bi chuyển động từ A đến B thì động năng tăng dần, thế năng giảm dần => A sai.

- Khi viên bi chuyển động từ B đến C thì:

+ Độ cao tăng dần => thế năng tăng dần.

+ Vận tốc giảm dần => động năng giảm dần.

Vậy khi viên bi chuyển động từ B đến C thì thế năng tăng dần, động năng giảm dần => B đúng, C sai.

Câu 26 :

Phát biểu nào sau đây đúng? Khi quạt điện hoạt động,

  • A

    phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành nhiệt năng

  • B

    phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành thế năng

  • C

    phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng lớn hơn phần năng lượng ban đầu cung cấp cho quạt.

  • D

    phần năng lượng hao hụt đi biến đổi thành dạng năng lượng khác.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi năng lượng truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác luôn xuất hiện năng lượng hao phí.

Câu 27 :

Một vật được thả rơi từ trên cao xuống. Trong quá trình rơi của vật:

  • A

    Thế năng của nó tăng lên

  • B

    Thế năng của nó giảm đi

  • C

    Động năng của nó giảm đi

  • D

    Cả A và C đều đúng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Một vật được thả rơi từ trên cao xuống. Trong quá trình rơi của vật thì:

+ Thế năng của nó giảm dần vì thế năng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.

+ Động năng của vật tăng lên. Vì khi thả vật từ trên cao, vật sẽ chuyển động nhanh dần đều. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.

close