Trắc nghiệm Bài 33. Dòng điện xoay chiều - Vật Lí 9

Đề bài

Câu 1 :

Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi:

  • A

    số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên

  • B

    số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.

  • C

    số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm đi

  • D

    số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không thay đổi

Câu 2 :

Dòng điện xoay chiều là:

  • A

    dòng điện luân phiên đổi chiều

  • B

    dòng điện không đổi

  • C

    dòng diện có chiều từ trái qua phải

  • D

    dòng điện có một chiều cố định

Câu 3 :

Trong thí nghiệm như hình sau, dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi:

  • A

    Nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục PQ

  • B

    Nam châm và cuộn dây đều quay quanh trục PQ

  • C

    Nam châm và cuộn dây chuyển động thẳng cùng chiều với cùng vận tốc

  • D

    Nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục AB

Câu 4 :

Một khung dây dẫn kín được đặt trong từ trường như hình.

Chọn phát biểu đúng.Khi cho khung quay quanh trục PQ nằm ngang

  • A

    Trong khung không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ qua khung dây luôn bằng không

  • B

    Trong khung xuất hiện dòng điện xoay chiều

  • C

    Trong khung không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ qua khung luôn thay đổi

  • D

    Không xác định được trong khung có dòng điện xoay chiều không

Câu 5 :

Có mấy cách tạo ra dòng điện xoay chiều:

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 6 :

Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?

  • A

    Cho nam châm chuyển động lại gần cuộn dây

  • B

    Cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ

  • C

    Đặt thanh nam châm vào trong lòng ống dây rồi cả hai đều quay quanh một trục

  • D

    Đặt một cuộn dây kín trước một thanh nam châm rồi cho cuộn dây quay quanh trục của nó

Câu 7 :

Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?

  • A

    Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín, các đường sức từ bị cuộn dây cắt ngang

  • B

    Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức của từ trường

  • C

    Liên tục cho một cực của nam châm lại gần rồi ra xa một đầu cuộn dây dẫn kín

  • D

    Đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục đó.

Câu 8 :

Khi nào thì dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều?

  • A

    Nam châm đang chuyển động thì dừng lại

  • B

    Cuộn dây dẫn đang quay thì dừng lại

  • C

    Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại

  • D

    Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây liên tục tăng hoặc liên tục giảm

Câu 9 :

Treo một thanh nam châm ở đầu một sợi dây và cho dao động quanh vị trí cân bằng OA như hình.

Dòng điện điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín B là:

  • A

    Dòng điện xoay chiều

  • B

    Dòng điện có chiều không đổi

  • C

    Không xuất hiện dòng điện trong cuộn dây

  • D

    Không xác định được

Câu 10 :

Bố trí thí nghiệm như hình:

Chọn phát biểu đúng khi ta tiến hành đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây và từ trong ra ngoài cuộn dây.

  • A

    Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây và từ trong ra ngoài cuộn dây thì 2 đèn led sáng

  • B

    Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây và từ trong ra ngoài cuộn dây thì 2 đèn led không sáng.

  • C

    Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây thì 1 đèn led sáng và từ trong ra ngoài cuộn dây thì đèn led còn lại sáng.

  • D

    Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây thì hai đèn led không sáng, khi đưa thanh nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây thì hai đèn led sáng

Câu 11 :

Một khung dây dẫn kín được đặt trong từ trường như hình vẽ. Chọn phát biểu đúng. Khi cho khung quay quanh trục PQ nằm ngang:

  • A
    Trong khung không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ qua khung dây luôn bằng không.
  • B
    Trong khung xuất hiện dòng điện xoay chiều.
  • C
    Trong khung không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ qua khung dây luôn thay đổi.
  • D
    Không xác định được trong khung có dòng điện xoay chiều hay không.
Câu 12 :

Treo một thanh nam châm bằng một sợi dây mềm rồi thả cho nam châm đu đưa quanh vị trí cân bằng \(OA\) (hình vẽ). Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín \(B\) là:

  • A
    Dòng điện xoay chiều           
  • B
    Dòng điện có chiều không đổi
  • C
    Không xuất hiện dòng điện trong cuộn dây.
  • D
    Không xác định được.
Câu 13 :

Thiết bị nào sau đây hoạt động bằng dòng điện xoay chiều?

  • A
    Đèn pin đang sáng    
  • B
    Nam châm vĩnh cửu
  • C
    Bình điện phân          
  • D
    Quạt trần trong nhà đang quay

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi:

  • A

    số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên

  • B

    số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.

  • C

    số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm đi

  • D

    số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không thay đổi

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.

Câu 2 :

Dòng điện xoay chiều là:

  • A

    dòng điện luân phiên đổi chiều

  • B

    dòng điện không đổi

  • C

    dòng diện có chiều từ trái qua phải

  • D

    dòng điện có một chiều cố định

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.

Dòng điện luân phiên đổi chiều như thế gọi là dòng điện xoay chiều.

Câu 3 :

Trong thí nghiệm như hình sau, dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi:

  • A

    Nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục PQ

  • B

    Nam châm và cuộn dây đều quay quanh trục PQ

  • C

    Nam châm và cuộn dây chuyển động thẳng cùng chiều với cùng vận tốc

  • D

    Nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục AB

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ta có: Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.

Dòng điện luân phiên đổi chiều như thế gọi là dòng điện xoay chiều.

=> Các phương án

A, B, C - không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây không đổi

D - xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây thay đổi

Câu 4 :

Một khung dây dẫn kín được đặt trong từ trường như hình.

Chọn phát biểu đúng.Khi cho khung quay quanh trục PQ nằm ngang

  • A

    Trong khung không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ qua khung dây luôn bằng không

  • B

    Trong khung xuất hiện dòng điện xoay chiều

  • C

    Trong khung không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ qua khung luôn thay đổi

  • D

    Không xác định được trong khung có dòng điện xoay chiều không

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi cho khung dây quay quanh trục PQ nằm ngang thì các đường sức từ gửi qua khung dây vẫn luôn bằng không tức là không có sự biến đổi của các đường sức từ.

Vì vậy, trong khung dây không xuất hiện dòng điện xoay chiều.

Câu 5 :

Có mấy cách tạo ra dòng điện xoay chiều:

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Có 2 cách tạo ra dòng điện xoay chiều là:

+ Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín

+ Cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường

Câu 6 :

Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?

  • A

    Cho nam châm chuyển động lại gần cuộn dây

  • B

    Cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ

  • C

    Đặt thanh nam châm vào trong lòng ống dây rồi cả hai đều quay quanh một trục

  • D

    Đặt một cuộn dây kín trước một thanh nam châm rồi cho cuộn dây quay quanh trục của nó

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trường hợp trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng diện cảm ứng xoay chiều là khi cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ

Câu 7 :

Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?

  • A

    Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín, các đường sức từ bị cuộn dây cắt ngang

  • B

    Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức của từ trường

  • C

    Liên tục cho một cực của nam châm lại gần rồi ra xa một đầu cuộn dây dẫn kín

  • D

    Đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục đó.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trường hợp trong cuộn dây dẫn kín không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều là đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục đó.

Câu 8 :

Khi nào thì dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều?

  • A

    Nam châm đang chuyển động thì dừng lại

  • B

    Cuộn dây dẫn đang quay thì dừng lại

  • C

    Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại

  • D

    Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây liên tục tăng hoặc liên tục giảm

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại.

Câu 9 :

Treo một thanh nam châm ở đầu một sợi dây và cho dao động quanh vị trí cân bằng OA như hình.

Dòng điện điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín B là:

  • A

    Dòng điện xoay chiều

  • B

    Dòng điện có chiều không đổi

  • C

    Không xuất hiện dòng điện trong cuộn dây

  • D

    Không xác định được

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi thanh nam châm dao động quanh vị trí cân bằng $OA$ như hình, dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây kín $B$ là dòng điện xoay chiều

Vì, khi thanh nam châm tiến lại gần vị trí cân bằng $OA$, số lượng đường sức từ gửi qua cuộn dây $B$ sẽ tăng, dòng điện cảm ứng theo một chiều nào đó thì khi thanh nam châm tiến ra xa vị trí cân bằng $OA$ , số lượng đường sức từ gửi qua cuộn dây $B$ sẽ giảm, dòng điện theo chiều ngược lại => dòng điện xoay chiều

Câu 10 :

Bố trí thí nghiệm như hình:

Chọn phát biểu đúng khi ta tiến hành đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây và từ trong ra ngoài cuộn dây.

  • A

    Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây và từ trong ra ngoài cuộn dây thì 2 đèn led sáng

  • B

    Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây và từ trong ra ngoài cuộn dây thì 2 đèn led không sáng.

  • C

    Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây thì 1 đèn led sáng và từ trong ra ngoài cuộn dây thì đèn led còn lại sáng.

  • D

    Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây thì hai đèn led không sáng, khi đưa thanh nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây thì hai đèn led sáng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Vì đèn led chỉ cho dòng điện một chiều đi qua.

Nên khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây thì 1 đèn led sáng và từ trong ra ngoài cuộn dây thì đèn led còn lại sáng.

Điều đó cho thấy dòng điện cảm ứng trong hai trường hợp trên ngược nhau.

Câu 11 :

Một khung dây dẫn kín được đặt trong từ trường như hình vẽ. Chọn phát biểu đúng. Khi cho khung quay quanh trục PQ nằm ngang:

  • A
    Trong khung không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ qua khung dây luôn bằng không.
  • B
    Trong khung xuất hiện dòng điện xoay chiều.
  • C
    Trong khung không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ qua khung dây luôn thay đổi.
  • D
    Không xác định được trong khung có dòng điện xoay chiều hay không.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện \(S\) của cuộn dây biến thiên. Muốn dòng điện cảm ứng đó là dòng xoay chiều thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây luân phiên tăng giảm.

Lời giải chi tiết :

Khi cho khung quay quanh trục \(PQ\) nằm ngang thì các đường sức từ xuyên qua khung dây vẫn luôn bằng không, tức là không có sự biến đổi của các đường sức từ  nên trong khung dây không xuất hiện dòng điện xoay chiều.

Câu 12 :

Treo một thanh nam châm bằng một sợi dây mềm rồi thả cho nam châm đu đưa quanh vị trí cân bằng \(OA\) (hình vẽ). Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín \(B\) là:

  • A
    Dòng điện xoay chiều           
  • B
    Dòng điện có chiều không đổi
  • C
    Không xuất hiện dòng điện trong cuộn dây.
  • D
    Không xác định được.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện \(S\) của cuộn dây biến thiên. Muốn dòng điện cảm ứng đó là dòng xoay chiều thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây luân phiên tăng giảm.

Lời giải chi tiết :

Là dòng điện xoay chiều vì số đường sức từ xuyên qua tiết diện \(S\) của cuộn dây luân phiên tăng giảm.

Khi thanh nam châm tiến lại gần vị trí cân bằng \(OA\) thì số đường sức từ gửi qua cuộn dây \(B\) sẽ tăng. Tiếp đến thanh nam châm tiến ra xa vị trí cân bằng \(OA,\) số lượng đường sức từ gửi qua cuộn dây \(B\) sẽ giảm.

\( \Rightarrow \) Số đường sức từ xuyên qua tiết diện \(S\) của cuộn dây \(B\) luân phiên tăng giảm nêm dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng xoay chiều.

Câu 13 :

Thiết bị nào sau đây hoạt động bằng dòng điện xoay chiều?

  • A
    Đèn pin đang sáng    
  • B
    Nam châm vĩnh cửu
  • C
    Bình điện phân          
  • D
    Quạt trần trong nhà đang quay

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Các dụng cụ điện trong gia đình: Quạt trần, quạt cây, tủ lạnh, máy giặt, ti vi,…  hoạt động bằng dòng điện xoay chiều.

Lời giải chi tiết :

Quạt trần trong nhà đang quay hoạt động bằng dòng điện xoay chiều.

close