Trắc nghiệm Bài 28. Động cơ điện một chiều - Vật Lí 9

Đề bài

Câu 1 :

Động cơ điện một chiều gồm mấy bộ phận chính:

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 2 :

Chọn phát biểu đúng khi nói về động cơ điện một chiều

  • A

    Nam châm để tạo ra dòng điện

  • B

    Bộ phận đứng yên là roto

  • C

    Để khung có thể quay liên tục cần phải có bộ góp điện

  • D

    Khung dây dẫn là bộ phận đứng yên

Câu 3 :

Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên:

  • A

    tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

  • B

     tác dụng của điện trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

  • C

     tác dụng của lực điện lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

  • D

    tác dụng của lực hấp dẫn lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

Câu 4 :

Động cơ điện một chiều quay được là nhờ tác dụng của lực nào?

  • A

    Lực hấp dẫn

  • B

    Lực đàn hồi

  • C

    Lực điện từ

  • D

    Lực từ

Câu 5 :

Roto của một động cơ điện một chiều trong kĩ thuật được cấu tạo như thế nào?

  • A

    Là một nam châm vĩnh cửu có trục quay

  • B

    Là một nam châm điện có trục quay

  • C

    Là nhiều cuộn dây dẫn có thể quay quanh một trục

  • D

    Là nhiều cuộn dây dẫn quấn quanh một lõi thép gắn với vỏ máy

Câu 6 :

Trong động cơ điện kĩ thuật, bộ phận tạo ra từ trường là:

  • A

    Nam châm điện đứng yên (Stato)

  • B

    Nhiều cuộn dây đặt lệch nhau đứng yên (Stato)

  • C

    Nam châm điện chuyển động (Roto)

  • D

    Nhiều cuộn dây đặt lệch nhau chuyển động (Roto)

Câu 7 :

Động cơ điện là dụng cụ biến đổi:

  • A

    Nhiệt năng thành điện năng.

  • B

    Điện năng thành cơ năng.

  • C

    Cơ năng thành điện năng.

  • D

    Điện năng thành nhiệt năng.

Câu 8 :

Ưu điểm nào dưới đây không phải là ưu điểm của động cơ điện?

  • A

    Không thải ra ngoài các chất, khí hay hơi làm ô nhiễm môi trường xung quanh

  • B

    Có thể có công suất từ vài oát đến hàng trăm, hàng ngàn, hàng chục ngàn kilôoát

  • C

    Hiệu suất rất cao, có thể đạt tới 98%

  • D

    Có thể biến đổi trực tiếp năng lượng của nhiên liệu thành cơ năng.

Câu 9 :

Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động nó chuyển hóa điện năng thành cơ năng ?

  • A

    Bàn ủi điện và máy giặt.

  • B

    Máy khoan điện và mỏ hàn điện.

  • C

    Quạt máy và nồi cơm điện.

  • D

    Quạt máy và máy giặt.

Câu 10 :

Muốn cho động cơ điện quay được, cho ta cơ năng thì phải cung cấp năng lượng dưới dạng nào?

  • A

    Động năng

  • B

    Thế năng

  • C

    Điện năng

  • D

    Nhiệt năng

Câu 11 :

Ta có bảng sau:

Chọn phương án đúng khi ta ghép các nội dung từ cột I với các nội dung cột II

  • A

    \(A \to d\)

  • B

    \(D \to f\)

  • C

    \(B \to a\)

  • D

    \(C \to c\)

Câu 12 :

Một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường giữa hai nhánh của một nam châm hình U. Khung dây sẽ quay đến vị trí nào thì dừng lại

  • A
    Mặt khung dây song song với các đường sức từ
  • B
    Mặt khung dây vuông góc với các đường sức từ.
  • C
    Mặt khung dây tạo thành một góc 60o với đường sức từ.
  • D
    Mặt khung dây tạo thành một góc 45o với đường sức từ
Câu 13 :

Khung dây dẫn ABCD có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường của nam châm vĩnh cửu (hình vẽ). Mặt phẳng của khung dây song song với các đường sức từ. Các lực điện từ tác dụng vào khung dây làm cho khung có xu hướng chuyển động như thế nào?

 

  • A
    Khung chuyển động lên trên
  • B
    Khung chuyển động xuống dưới
  • C
    Khung quay tròn
  • D
    Khung chịu tác dụng của lực điện từ nhưng nó không quay
Câu 14 :

Đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua. Hãy cho biết lực từ vẽ ở hình nào đúng?

  • A
    Hình b
  • B
    Hình a
  • C
    Cả 3 hình a, b, c
  • D
    Hình c
Câu 15 :

Một động cơ điện trên có ghi 220V- 2200W được mắc vào 2 điểm có U = 220V. Biết hiệu suất của động cơ là H = 90%. Điện trở thuần của động cơ điện đó là:

  • A
    2,2Ω
  • B
    22Ω
  • C
    19,8Ω
  • D
    198Ω

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Động cơ điện một chiều gồm mấy bộ phận chính:

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Động cơ điện một chiều có hai bộ phận chính là:

+ Nam châm tạo ra từ trường (Bộ phận đứng yên – Stato)

+ Khung dây dẫn cho dòng điện chạy qua (Bộ phận quay – Rôto)

Câu 2 :

Chọn phát biểu đúng khi nói về động cơ điện một chiều

  • A

    Nam châm để tạo ra dòng điện

  • B

    Bộ phận đứng yên là roto

  • C

    Để khung có thể quay liên tục cần phải có bộ góp điện

  • D

    Khung dây dẫn là bộ phận đứng yên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A - sai vì: Nam châm để tạo ra từ trường

B - sai vì: Bộ phận đứng yên là stato

C - đúng

D - sai vì: Khung dây dẫn là bộ phận quay - roto

Câu 3 :

Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên:

  • A

    tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

  • B

     tác dụng của điện trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

  • C

     tác dụng của lực điện lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

  • D

    tác dụng của lực hấp dẫn lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

Câu 4 :

Động cơ điện một chiều quay được là nhờ tác dụng của lực nào?

  • A

    Lực hấp dẫn

  • B

    Lực đàn hồi

  • C

    Lực điện từ

  • D

    Lực từ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng nguyên lý hoạt động của động cơ điện một chiều

Lời giải chi tiết :

Ta có: Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường

=>Động cơ điện một chiều quay được là nhờ tác dụng của lực điện từ

Câu 5 :

Roto của một động cơ điện một chiều trong kĩ thuật được cấu tạo như thế nào?

  • A

    Là một nam châm vĩnh cửu có trục quay

  • B

    Là một nam châm điện có trục quay

  • C

    Là nhiều cuộn dây dẫn có thể quay quanh một trục

  • D

    Là nhiều cuộn dây dẫn quấn quanh một lõi thép gắn với vỏ máy

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Bộ phận quay (Rôto) của động cơ điện kĩ thuật gồm nhiều cuộn dây đặt lệch nhau và song song với trục của một khối trụ làm bằng các lá thép kĩ thuật ghép lại

Câu 6 :

Trong động cơ điện kĩ thuật, bộ phận tạo ra từ trường là:

  • A

    Nam châm điện đứng yên (Stato)

  • B

    Nhiều cuộn dây đặt lệch nhau đứng yên (Stato)

  • C

    Nam châm điện chuyển động (Roto)

  • D

    Nhiều cuộn dây đặt lệch nhau chuyển động (Roto)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có:

Trong động cơ điện kĩ thuật, bộ phận tạo ra từ trường là nam châm điện (Stato)

Câu 7 :

Động cơ điện là dụng cụ biến đổi:

  • A

    Nhiệt năng thành điện năng.

  • B

    Điện năng thành cơ năng.

  • C

    Cơ năng thành điện năng.

  • D

    Điện năng thành nhiệt năng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi động cơ điện một chiều hoạt động, điện năng được chuyển hóa thành cơ năng.

Câu 8 :

Ưu điểm nào dưới đây không phải là ưu điểm của động cơ điện?

  • A

    Không thải ra ngoài các chất, khí hay hơi làm ô nhiễm môi trường xung quanh

  • B

    Có thể có công suất từ vài oát đến hàng trăm, hàng ngàn, hàng chục ngàn kilôoát

  • C

    Hiệu suất rất cao, có thể đạt tới 98%

  • D

    Có thể biến đổi trực tiếp năng lượng của nhiên liệu thành cơ năng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A, B, C - đúng

D - sai vì động cơ điện một chiều biến đổi điện năng sang cơ năng

Câu 9 :

Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động nó chuyển hóa điện năng thành cơ năng ?

  • A

    Bàn ủi điện và máy giặt.

  • B

    Máy khoan điện và mỏ hàn điện.

  • C

    Quạt máy và nồi cơm điện.

  • D

    Quạt máy và máy giặt.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ta có sự chuyển hóa năng lượng của các dụng cụ:

- Điện năng \( \to \) nhiệt năng: Bàn ủi, mỏ hàn điện, nồi cơm điện

- Điện năng \( \to \) cơ năng : Máy khoan điện, quạt máy, máy giặt

Câu 10 :

Muốn cho động cơ điện quay được, cho ta cơ năng thì phải cung cấp năng lượng dưới dạng nào?

  • A

    Động năng

  • B

    Thế năng

  • C

    Điện năng

  • D

    Nhiệt năng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Muốn cho động cơ điện quay được, cho ta cơ năng thì phải cung cấp năng lượng dưới dạng điện năng.

Câu 11 :

Ta có bảng sau:

Chọn phương án đúng khi ta ghép các nội dung từ cột I với các nội dung cột II

  • A

    \(A \to d\)

  • B

    \(D \to f\)

  • C

    \(B \to a\)

  • D

    \(C \to c\)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có, các nội dung cột ghép tương ứng với các nội dung cột II là:

\(\begin{array}{l}A \to c\\B \to d\\C \to e\\D \to f\\E \to b\end{array}\)

Ta suy ra các phương án:

A, C, D - sai

B - đúng

Câu 12 :

Một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường giữa hai nhánh của một nam châm hình U. Khung dây sẽ quay đến vị trí nào thì dừng lại

  • A
    Mặt khung dây song song với các đường sức từ
  • B
    Mặt khung dây vuông góc với các đường sức từ.
  • C
    Mặt khung dây tạo thành một góc 60o với đường sức từ.
  • D
    Mặt khung dây tạo thành một góc 45o với đường sức từ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phương pháp:

Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.

- Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

Lời giải chi tiết :

Cách giải:

Một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường giữa hai nhánh của một nam châm hình U. Khung dây sẽ quay đến vị trí mặt khung dây vuông góc với các đường sức từ thì dừng lại. Vì khi đó các lực từ tác dụng lên các cạnh của khung dây sẽ nằm trong mặt phẳng khung dây và vuông góc với các cạnh. Các lực này sẽ có tác dụng kéo căng (hoặc nén) khung dây nhưng không làm quay nó nữa.

Câu 13 :

Khung dây dẫn ABCD có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường của nam châm vĩnh cửu (hình vẽ). Mặt phẳng của khung dây song song với các đường sức từ. Các lực điện từ tác dụng vào khung dây làm cho khung có xu hướng chuyển động như thế nào?

 

  • A
    Khung chuyển động lên trên
  • B
    Khung chuyển động xuống dưới
  • C
    Khung quay tròn
  • D
    Khung chịu tác dụng của lực điện từ nhưng nó không quay

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phương pháp:

- Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

- Ở bên ngoài thanh nam châm, chúng là những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm.

Lời giải chi tiết :

Cách giải:

Sử dụng quy tắc bàn tay trái xác định được chiều của lực điện từ được biểu diễn trên hình vẽ.

Khung quay theo chiều mũi tên cong trên hình vẽ.

 

Câu 14 :

Đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua. Hãy cho biết lực từ vẽ ở hình nào đúng?

  • A
    Hình b
  • B
    Hình a
  • C
    Cả 3 hình a, b, c
  • D
    Hình c

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Phương pháp:

- Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

 

- Ở bên ngoài thanh nam châm, chúng là những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm.

Lời giải chi tiết :

Cách giải:

Áp dụng quy tắc bàn tay trái → Hình c đúng

Câu 15 :

Một động cơ điện trên có ghi 220V- 2200W được mắc vào 2 điểm có U = 220V. Biết hiệu suất của động cơ là H = 90%. Điện trở thuần của động cơ điện đó là:

  • A
    2,2Ω
  • B
    22Ω
  • C
    19,8Ω
  • D
    198Ω

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phương pháp:

Hiệu suất: \(H = \frac{{{P_{ci}}}}{{{P_{tp}}}}.100\% \)

Công suất toả nhiệt: \({P_{toa\,nhiet}} = {I^2}R\)

Lời giải chi tiết :

Cách giải:

Một động cơ điện trên có ghi 220V- 2200W được mắc vào 2 điểm có U = 220V → Động cơ hoạt động bình thường → Công suất tiêu thụ: P = 2200W

Hiệu suất của động cơ là H = 90% → Công suất toả nhiệt: \({P_{toa\,nhiet}} = {I^2}R\)

Cường độ dòng điện: \(I = \frac{{{P_{tieu\,thu}}}}{U} = \frac{{2200}}{{220}} = 10A\)

→ Điện trở thuần của động cơ điện đó là: \(R = \frac{{{P_{toa\,nhiet}}}}{{{I^2}}} = \frac{{220}}{{{{10}^2}}} = 2,2\Omega \)

close