Giải mục 4 trang 31 SGK Toán 7 tập 2 - Chân trời sáng tạoCho đa thức Quảng cáo
Video hướng dẫn giải HĐ 3 Cho đa thức \(P(x) ={x^2} - 3x + 2\). Hãy tính giá trị của P(x) khi \(x = 1, x = 2, x = 3.\) Phương pháp giải: Thay lần lượt các x vào đa thức P(x) Lời giải chi tiết: P(x) = \({x^2} - 3x + 2\) Khi x = 1 ta thay x = 1 vào P(x), được: \(P(1) ={1^2} - 3.1 + 2 = 0\) Khi x = 2 ta thay x = 2 vào P(x), được: \(P(2)= {2^2} - 3.2 + 2 = 0\) Khi x = 3 ta thay x = 3 vào P(x), được: \(P(3)={3^2} - 3.3 + 2 = 2\) Thực hành 4 Cho P(x) = \({x^4} + {x^2} - 9x - 9\).Hỏi mỗi số x = -1, x = 1 có phải là một nghiệm của P(x) không? Phương pháp giải: Ta thay x = 1 và x = -1 vào P(x) Nếu P(x) = 0 thì x là một nghiệm của P(x) Lời giải chi tiết: Ta có : P(x) = \({x^4} + {x^2} - 9x - 9\) Thay x = 1 vào ta có : P(1) =\({x^3} + {x^2} - 9x - 9 = {1^3} + {1^2} - 9.1 - 9 = - 16\) Thay x = -1 vào ta có : P(-1) = \({x^3} + {x^2} - 9x - 9 = {( - 1)^3} + {( - 1)^2} - 9.( - 1) - 9 = 0\) Vậy x = -1 là nghiệm của P(x) Vận dụng 2 Diện tích mỗi hình chữ nhật cho bởi biểu thức S(x) = \(2{x^2} + x\). Tính giá trị của S khi x = 4 và nêu một nghiệm của đa thức Q(x) = \(2{x^2} + x - 36\). Phương pháp giải: - Ta thay x = 4 để tính S khi x = 4 - Ta xét Q(x) = 0 và tìm nghiệm Lời giải chi tiết: Diện tích hình chữ nhật được cho bởi biểu thức : S(x) = \(2{x^2} + x\) Thay x = 4 vào biểu thức ta có : Diện tích hình chữ nhật là: S(4) = 2.16 + 4 = 36 Ta thấy: Q(4) = 2.42 + 4 – 36 = 0 nên x = 4 là một nghiệm của đa thức Q(x)
Quảng cáo
|