Bài 35 trang 93 SBT toán 6 tập 2Giải bài 35 trang 93 sách bài tập toán 6. Cho hai điểm A,B cách nhau 3cm. Vẽ đường tròn (A; 2,5cm) và đường tròn (B; 1,5cm). Hai đường tròn này cắt nhau tại C và D. a) Tính CA, DB ; ... Quảng cáo
Đề bài Cho hai điểm \(A,B\) cách nhau \(3cm\). Vẽ đường tròn \((A; 2,5cm)\) và đường tròn \((B; 1,5cm)\). Hai đường tròn này cắt nhau tại \(C\) và \(D\). a) Tính \(CA, DB\). b) Tại sao đường tròn \((B; 1,5cm)\) cắt đoạn thẳng \(AB\) tại trung điểm \(I\) của \(AB\)? c) Đường tròn \((A; 2,5cm)\) cắt đoạn thẳng \(AB\) tại \(K\). Tính \(KB\). Phương pháp giải - Xem chi tiết - Áp dụng định nghĩa : Đường tròn tâm \(O,\) bán kính \(R\) là hình gồm các điểm cách \(O\) một khoảng bẳng \(R\) kí hiệu \((O;R).\) - Áp dụng tính chất : Nếu điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(A\) và \(B\) thì \(AM + MB = AB.\) Lời giải chi tiết a) Vì \(C ∈ (A; 2,5cm)\) nên \(CA = 2,5cm.\) Vì \(D ∈ (B; 1,5cm)\) nên \(DB = 1,5 cm.\) b)Vì đường tròn \((B; 1,5cm)\) cắt đoạn thẳng \(AB\) tại \(I\) nên \(I ∈ (B; 1,5cm)\) \(=>BI=1,5cm\) Trên tia \(BI\) có \(BI<BA(1,5cm<3cm)\) nên \(I\) nằm giữa \(A\) và \(B\) Suy ra: \(AI + BI = AB\) \( \Rightarrow \) \(AI = AB – BI = 3 – 1,5 = 1,5 (cm)\) Do đó \(AI = IB (=1,5cm).\) Vậy \(I\) là trung điểm của \(AB\). c) Vì \(K\) nằm giữa \(A\) và \(B\) nên ta có \(AK + KB = AB\) \( \Rightarrow \) \(KB = AB – AK \)\(= 3 – 2,5 = 0,5 (cm)\) Loigiaihay.com
Quảng cáo
|